Biểu hiện kinh nguyệt không đều, không theo chu kỳ (tháng có tháng không, đến nhanh, chậm bất thường)…, kinh thưa, bế kinh liên tục, trước khi bế kinh kinh nguyệt loãng quá ít, đa mao - tức là cơ thể có nhiều lông, mọc nhiều sau thời kỳ dậy thì…
Ngoài ra, điều rất dễ nhận thấy là phụ nữ mắc đa nang buồng trứng rất hay bị béo phì. Đối với Y học cổ truyền, theo các tài liệu và thư tịch không có bệnh danh nào là đa nang buồng trứng. Căn cứ vào triệu chứng và nguyên nhân bệnh lý của đa nang buồng trứng cho thấy bệnh này có liên quan đến thận hư, đàm ẩm và can uất. Thận gắn với sinh dục, đó là bản chất thiên bẩm. Thận khí hư suy không thể sinh tinh huyết, gây nên bệnh.
Đàm thấp là chứng người mắc bệnh đa nang buồng trứng thường dư thừa cân nặng, béo, đôi lúc bị chứng béo phì. Đàm thấp quan hệ đến hai tạng tỳ, thận: Tỳ thận âm hư làm cho vận chuyển thủy dịch mất điều hòa, nước tinh không thể phân phát tứ phương tích tụ lại sinh đờm, đờm dính kết lại làm trở ngại cơ chế vận hành thủy dịch, làm tổn thương dương khí, đờm thấp trì trệ, vận khí không suôn sẻ, cơ năng sinh hóa không đủ, kinh nguyệt không đều nên không thể có thai. Bệnh này do quan hệ với tỳ hư thấp thịnh, tích tụ thành đờm, đờm đọng không thông có thể thành cục, tỳ hư huyết thiếu, nước bọt khô, dạ dày nóng cũng có thể thành khối cục.
Chị em có thể chế biến trứng ngải cứu để chữa buồng trứng đa nang.
Chứng can uất (là trạng thái tâm lý tình cảm). Phụ nữ không con đều là do kinh nguyệt không điều hòa, bên trong có thương tổn tình cảm, bên ngoài là do lục dâm chi phối hoặc khí huyết hưng thịnh, âm dương tương thừa gây ra. Nếu vì tình cảm phân ưu khiến cho gan khí uất kết lại, sự điều tiết thất thường, khí trì, huyết đọng, xung nhâm không thể tương tu, tử cung ra máu thường xuyên, kinh nguyệt không điều hòa nên sẽ khó thụ thai.
Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:
Với trường hợp thận hư dùng bài “Ôn thận hoàn” gồm các vị thuốc: thục địa 16g, sơn thù 16g, ba kích 12g, đương quy 12g, thỏ ty tử 10g; lộc nhung, ích trí nhân, sinh địa, phục thần, sơn dược, viễn trí, tục đoạn, xà sàng tử mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này có tác dụng bồi bổ khí huyết, bổ thận từ đó giúp sinh huyết, dưỡng khí làm cho có kinh.
Với trường hợp đàm thấp dùng bài Thương truật đạo đàm thang với các vị thuốc: thương truật, thần khúc, hương phụ, nam tinh, bán hạ mỗi vị 8g; xuyên khung 12g, hoạt thạch 12g, trần bì 10g, phục linh 12g. Sắc uống. Bài thuốc trên có tác dụng trừ đờm do bán hạ, nam tinh và thẩm thấp (hút nước) nhờ phục linh do vậy mà khí huyết được lưu thông.
Với trường hợp can uất, dùng bài “Điều kinh chủng ngọc thang” với các vị thuốc: thục địa 16g, phụ tử 8g, quy thân 12g, ngô thù du 8g, xuyên khung 12g, bạch thược 12g, phục linh 12g, trần bì 8g, diên hồ sách 8g, mẫu đơn bì 10g, can khương 6g, quế chi 4g, ngải diệp 12g. Bài thuốc có tác dụng sơ can, giải uất làm cho tinh thần được thoải mái, khí huyết được thông sướng, kinh nguyệt điều hòa.
Tác giả bài viết: Lương y Vũ Quốc Trung
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn