Thậm chí nhiều người còn tự tìm lá cây Trinh nữ hoàng cung trôi nổi trên thị trường sắc uống, bất chấp những cảnh báo của các nhà khoa học.
Không phải "dòng" Trinh nữ hoàng cung nào cũng chữa được bệnh
Trinh nữ hoàng cung (TNHC) cây thuốc quý, vốn được biết đến trong dân gian là loại dược liệu quý, để điều trị các bệnh về u bướu. Từ những năm 1990 người dân đồn nhau tìm lá cây TNHC tươi để chữa bệnh u xơ tử cung và phì đại lành tính tuyến tiền liệt và hiện nay, nhiều người bệnh cũng đang sử dụng kinh nghiệm dân gian: mua lá TNHC về sắc uống hàng ngày. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm - nhà khoa học đã được nhận giải thưởng Kovalevskaia với công trình nghiên cứu về cây TNHC, người bệnh không nên sử dụng các sản phẩm từ cây TNHC có nguồn gốc dược liệu chưa được kiểm chứng về nguồn nguyên liệu lá TNHC.
Là người nghiên cứu về cây TNHC từ năm 1990, TS. Trâm cho rằng: cần hết sức cẩn trọng với các bài thuốc gắn với TNHC. Bởi lẽ mặc dù công dụng trong điều trị u bướu của Trinh nữ hoàng cung đã được chứng minh dựa trên cơ sở khoa học và lâm sàng. Tuy nhiên, tác dụng ấy chỉ đúng ở cây TNHC Việt Nam (có tên khoa học là Crinum latifolium L. họ Amaryllidaceae). Để xác định đúng cây TNHC chỉ có các nhà khoa học mới xác định được dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu về gen (ADN) và người thường không thể phân biệt được dựa trên hình thái thực vật. Bởi lẽ ở Việt Nam có tới 7 cây có hình thái thực vật giống nhau và giống với cây TNHC nhưng chỉ khác nhau về gen (ADN). Tuy nhiên chúng lại có độc tính, làm ảnh hưởng tới gan, thận và các chức năng khác của cơ thể. Vì thế, nếu sử dụng các sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chưa được kiểm soát chất lượng không những không có tác dụng chữa bệnh mà rất có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh cạnh đó, ngay cả khi đã chọn đúng loại cây TNHC mà vùng trồng không đạt yêu cầu về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, quá trình chăm sóc, thời gian thu hái, chế biến thì dược liệu đó cũng không đảm bảo hàm lượng hoạt chất sinh học để làm thuốc. Do đó, khi sử dụng loại dược liệu này, người dân cần thận trọng, tìm hiểu rõ nguồn gốc dược liệu, cũng như tìm hiểu các loại thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cho phép.
“Lập lờ” thực phẩm chức năng với thuốc
Từ những năm 2004, khi công trình nghiên cứu về bài thuốc điều trị u xơ tử cung và phì đại lành tính tuyến tiền liệt của TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm và các nhà khoa học trong và ngoài nước chứng minh được tác dụng thực sự của cây TNHC thì hàng loạt các sản phẩm gắn với mác TNHC đua nhau ra đời. Liệt kê sơ sơ cũng có cả chục loại, bao bì thiết kế bắt mắt, dược tính, công dụng, hướng dẫn sử dụng đầy đủ. Nhưng hầu hết đều là thực phẩm chức năng, được chiết xuất thành viên nang và bày bán trong nhà thuốc tây, nếu không đọc kỹ thì người tiêu dùng rất dễ lầm tưởng là thuốc trị bệnh.
Thực tế này khiến không ít người bệnh “hoa mắt, chóng mặt” vì không biết đâu là thuốc từ được nghiên cứu chính xác từ cây TNHC nữa. Bởi lẽ với cách đưa tin quảng cáo của nhiều loại thực phẩm chức năng như hiện nay, thì người dân rất dễ lầm tưởng đó là thuốc điều trị. Trong khi đó, theo khẳng định của Cục Quản lý dược – Bộ Y tế thì trên thị trường chỉ có hai sản phẩm được công nhận là thuốc điều trị bệnh sản xuất từ cây TNHC là thuốc CRILA được bào chế từ các alcaloid có hoạt tính sinh học chiết xuất từ lá cây TNHC của Công ty TNHH Thiên Dược (số đăng ký: V1167-H12-10 với chỉ định điều trị u phì đại tuyến tiền liệt và u xơ tử cung) và Tadimax của Danapha là bài thuốc có thành phần TNHC phối hợp với vài loại dược liệu khác của Việt Nam với 1 chỉ định điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt, không chỉ định điều trị u xơ tử cung.
Viên nang CRILA đã được thử nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện: Viện Lão Khoa, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Bệnh viện Từ Dũ và được hội đồng khoa học công nghệ - Bộ Y tế đánh giá với hiệu quả điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt là 89,18%, đối với u xơ tử cung là 79,5%. Đây là sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất theo các tiêu chuẩn của y dược hiện đại như: GMP-WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc), GLP (Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc), GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc).
Dưới góc nhìn của một dược sĩ đã có nhiều năm nghiên cứu về dược liệu, TS.Trâm chia sẻ: để cho người bệnh chọn đúng sản phẩm, điều vô cùng quan trọng đó là phải có những chương trình tuyên truyền về sự khác biệt của thực phẩm chức năng và thuốc để người bệnh nâng tầm hiểu biết của họ, khỏi nhầm lẫn giữa thuốc và thực phẩm chức năng. Bản thân người bệnh cũng cần nâng cao nhận thức về phòng, chữa bệnh. Lời khuyên của tôi đó là có bệnh là phải dùng thuốc để điều trị, thực phẩm chức năng chỉ mang tính hỗ trợ mà thôi.
Tác giả bài viết: Trần Thắng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn