05:32 +07 Thứ sáu, 22/09/2023

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Y Án » Tiêu Hóa

Liên hệ

PHONG PHẾ

Thứ năm - 30/06/2011 10:29
Quý Hành, năm 70 tuổi, bị liệt nửa người bên trái. Miệng méo từ bên tay phải sang bên trái, thường thường tay chân quyết lạnh, tinh thần hôn mê.

(Trích trong ‘Cổ Kim Y Án Án’ của Du Chấn Toản, Trung Quốc)

 

Quý Hành, năm 70 tuổi, bị liệt nửa người bên trái. Miệng méo từ bên tay phải sang bên trái, thường thường tay chân quyết lạnh, tinh thần hôn mê.

Trước kia uống thuốc thường dùng các vị Sâm, Truật thì thấy dễ chịu. Nhưng có người nói bên trái thuộc về phần huyết, không nên dùng thuốc bổ khí, phải uống thuốc trị huyết mới được. Bệnh nhân nghe theo, bệnh một ngày một tăng thêm. Sau đó ông Thi Sâm và ông Lạp Trạch, người ở Vân Nam đến xem bệnh, dùng thuốc có Nhân sâm, Phụ tử, bệnh nhân uống thấy hơi đỡ, nhưng vì cứ chữa mãi về mặt ôn bổ nên không thích hợp với bệnh tình. Người nhà liền mời Dụ Gia Xương đến chữa.

Dụ Gia Xương xem mạch thấy mạch đi Nhuyễn, Hoạt, thỉnh thoảng lại thấy cứng mà mau, liền đoán rằng: bệnh này là phong đờm lẫn lộn và kiêm cả hàn nhiệt không nhất định về một chứng nào. Xét ra thì đờm và nhiệt là gốc của bệnh mà phong và hàn là ngọn của bệnh. Người bệnh bình thường tay cũng lạnh cho nên khi nào đờm khí động thì tay chân quyết lãnh, hôn mê chốc lát lại tỉnh, khi tỉnh lại nôn ra một ít đờm. Tuy tiết trời đông giá, mưa gió lạnh mà vẫn không phải  dùng nhiều chăn hoặc lửa than gì cả, thế đủ biết cái lạnh đó chỉ là cái lạnh bên ngoài, và thật ra có nhiệt khí xúc kết bên trong. Nhiệt khí uất kết thì làm cho thấp khí ở Tỳ bị nung nấu mà hóa thành đờm, lâu ngày đờm khí tắc lại trong những đường thông khiếu làm cho vệ khí không thể lưu chuyển điều hòa trong các cơ quan được, do đó phong tà bên ngoài ở ngoài dễ cảm vào. Ngoài ra người bệnh này lại không kiêng về sự tình dục nên tinh khí bên trong có phần suy kém nữa. Tóm lại, bệnh này là phong, đờm, hàn, nhiệt lẫn lộn mà thành. Phép chữa phải làm cho khí ở Tỳ Vị có sức chuyển vận, nghĩa là lấy khí lực ở bên phải mà xô đẩy phong khí, đờm khí, nhiệt khí ở bên trái ra ngoài.

Có người hỏi: “ Bệnh này là bệnh phong ở bên trái mà ông xem mạch lại cho là có cả đờm khí lẫn nhiệt khí, nhưng đờm do thấp khí ở Tỳ sinh ra, thường ở về bên phải, và phong khí đã phạm vào bên trái thì cũng có thể phạm vào bên phải, tại sao nhiều người lại chỉ cho là phong khí phạm vào bên trái mà thôi. Ngoài ra, bệnh ở bên trái thì nên chữa bên trái mới đúng, sao ông lại chữa cả bên phải nữa?

Dụ Gia Xương đáp: “Từ khi sách của Chu Chấn Hanh  ra đời, cho rằng bệnh ở về bên trái đa số thuộc huyết, bệnh ở bên phải, phần nhiều thuộc về khí, hướng dẫn cho người ta theo cách đó để chẩn đoán khi trị bệnh. Thật là lầm lẫn! Tôi xét lại sách ‘Nội Kinh ‘có ghi: “Tả hữu giả, âm dương chi đạo lộ” nghĩa là bên trái , bên phải đều là đường lên xuống của khí âm lẫn khí dương. Thế thì âm dương kế tiếp với nhau luân chuyển chỗ nào cũng có, không riêng gì bên phải hoặc bên trái. Huống chi bên trái tuy thuộc về huyết nhưng huyết không có khí thì lấy đâu nương tựa.cho nên Can và Đởm ở bên trái mà khí thường đi sang cả bên phải, Tỳ và Vị ở bên phải mà khí thường đi sang cả bên trái. Khí huyết tuần hoàn không khi nào rời nhau nên không thể nói chữa huyết là chữa ở bên trái, hoặc chữa khí là chữa ở bên phải. Can thuộc về phong, Tỳ thuộc về thấp, sinh ra đờm, phong và đờm cùng gây ra bệnh thì chữa trị lại càng không phân ra phải hoặc trái . Ông này tự ỷ mình có sức khỏe nên tuổi trẻ không chịu gìn giữ, khi già tinh huyết hao tổn quá nhiều,  cho nên những chất ăn uống vào thường sinh ra đờm ở bên phải, và phong khí ở ngoài thì vào bên trái. Đến khi bệnh phát ra mới biết. Bệnh phong thì mạch đi cứng mà mau, bệnh đờm thì mạch đi Hoạt và Nhuyễn. Mạch đi cứng và mau tức là cái dây đại cân và gân thông với lưỡi có ý rút lại, cho nên bệnh phát thì khó nói; Dây đại cân rút lại thì dây tiểu cân cứng lại thì chắc là miệng méo sang bên trái. Nếu dây tiểu cân cứng lại thì chắc là miệng méo về bên phải. Cho nên chữa những bệnh về một bên, phải biết theo dương phận mà đưa âm khí lại, phải biết theo âm phận mà đưa dương khí đến, theo bên trái mà đưa sang bên phải, theo bên phải mà đưa bên trái sang mới được. Vậy phép chữa bệnh này phải dùng Sâm, Truật làm quân và thần, Phụ tử, Can khương làm tá, sứ để chữa bệnh vào mùa đông; Còn về mùa xuân, mùa thu hoặc mùa hạ lại phải dùng cách khác: Vẫn dùng Sâm, Truật làm quân, thần, nhưng những vị tá, sứ phải dùng Linh dương giác, Thạch cao, Sài hồ, Tri mẫu… Lúc chữa hàn khi chữa nhiệt phải tùy thời tiết mà thay đổi cho hợp, đôi khi lại phải dùng phép châm ở đầu ngón tay và ngón chân để khí huyết lưu thông mới được…”.

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán