- Đi chậm lúc bắt đầu và lúc kết thúc: Cần đi bộ chậm trong khoảng 5 phút lúc bắt đầu cũng như 5 phút lúc sắp kết thúc buổi tập. Đi bộ chậm giúp hệ thần kinh và tim mạch thích ứng với điều kiện thay đổi của cơ thể khi chuyển từ động sang tĩnh hoặc ngược lại để tránh những hệ quả xấu xảy ra.
Tương tự, các chuyên gia khuyên mỗi người nên “làm nóng” người trước khi đi bộ cũng như “làm nguội” sau khi hoàn tất bằng cách thực hành vài động tác vươn vai hoặc lắc tay, xoay người.
- Giữ tư thế đúng khi đi bộ: Tư thế để đạt được hiệu quả tốt nhất khi đi bộ là không thu vai lại để giữ cho cột sống được thẳng và hô hấp được tối đa, cằm có thể hơi đưa lên nhưng cố không ngã đầu quá về phía sau. Gót chân luôn tiếp đất trước để sức nặng của cơ thể như trượt dần từ gót chân đến mũi bàn chân. Cong khuỷu tay khoảng 90 độ và vung cánh tay thoải mái ra phía trước và phía sau. Tránh nắm 2 bàn tay lại.
- Nên đi bộ mỗi tuần: Khi đã đạt đến bước đi nhanh, cần đi bộ nhanh mỗi ngày 30 phút, mỗi tuần 3 lần là đủ cho yêu cầu vận động thể lực cần thiết cho sức khoẻ. Các chuyên viên còn cho biết 2 lần đi bộ trong ngày, mỗi lần 15 phút có giá trị tương đương như một chuyến đi bộ 30 phút. Điều nầy có nghĩa rằng nếu vì sức khoẻ hoặc vì không có thời gian dài đủ trong một lần, bạn có thể phân cuộc đi bộ mỗi ngày ra làm hai, mỗi lần chỉ cần đi 15 phút.
- Cố gắng duy trì đi bộ đúng lịch trình: Hãy chọn lựa thời điểm thích hợp trong ngày để đi bộ và cố gắng tuân thủ lịch trình. Khi đã lập ra chương trình, hãy thực hiện nó một cách nghiêm túc giống như bạn cố không bỏ lỡ một cái hẹn đã sắp xếp trước.
- Hãy lập nhóm đi bộ: Bạn đi bộ có thể là một nhóm bạn cùng sở thích, người láng giềng hoặc thậm chí chú cún yêu quí của bạn. Những người này sẽ là yếu tố thúc đẩy bạn giữ đúng lịch đi bộ những khi bạn có một chút lười nhác.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn