Một số loại nấm
Chắc qúi vị thừa biết Đông Y coi các loại nấm như những vị thuốc từ ngàn năm rồi, nhưng mới đây nấm mới được Tây Y lưu ý tới.
Theo tài-liệu “The Healing Power of Mushrooms” của Giáo-sư Robert B.Beelman thuộc Đại-học Pennsylvania thì ngoài không biết bao nhiêu chất dinh dưỡng, nấm còn có nhiều hóa-chất làm hạ nguy cơ tăng trưởng mỡ trong máu, ung thư và không biết bao nhiêu chứng nan y khác
1-Chế-phục mỡ trong máu ( cholesterol control)
Mỡ trong máu cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim. Không biết bao nhiêu chương trình nghiên cứu cho biết bệnh nhân nào có nhiều chất mỡ xấu trong máu (LDL) nếu dùng ‘statin drugs” sẽ giảm đươc bệnh tim đột xuất (heart attacks) từ 25% tới 50%.
Phát-giác mới:
Nấm sò (oyster mushroom) có một số chất đáng kể giống như ‘statin”, chất này ngăn chặn không cho chất HMG-Co A reductase, một chất men (enzyme) tạo “cholesterol” trong cơ-thể
Điều đáng mừng là nấm sò có thể làm hạ chất MỠ XẤU(LDL) trong máu nhưng không làm hạ chất MỠ TỐT (HDL)
Tất cả các loại nấm đều có chất chitin, một chất làm tăng sức mạnh của thành các mạch máu. Chitin có chừng từ 25 tới 30% trong nấm khô. Chất này bện các phân tử cholesterol (cholesterol molecules)trong ruột và không cho thoát ra khỏi thành ruột để vào máu.
2-Chống oxy-hoá (antioxidant activity)
Nấm cúp trắng (white button mushroom) có bán tại bất cứ siêu thị nào, trước kia ai cũng nghĩ là không có gì đáng bàn tới trong vụ chống oxy hoá trong cơ thể, nhưng mới đây bác học thấy trong loại nấm này có chất L-ergothioneine, một chất chống oxy- hoá chỉ tìm thấy trong nấm.
Hai loại nấm khác: Crimini (giống như nấm cúp trắng nhưng mầu nâu) và Portobello không những có nhiều chất L-ergothioneine như nấm cúp trắng mà còn có chất chống oxy-hoá cao nhất. Không những vậy mà thôi, các loại nấm này có chất L-ergothioneine cao hơn mầm lúa miến (wheat germ) và gan gà mà các khoa học gia trước kia coi là có chất L-ergothioneine cao nhất
L-ergothioneine là gì mà các bác học phải vô cùng lưu tâm tới như vậy
Muốn chuyển hoá bìnhthường (normal metabolism) cơ thể cần có một hóa chất làm công việc này, đó là L-ergothioneine
Ngoài chất L-ergothioneine ra trong gần như tất cả các loại nấm đều có thêm rất nhiều chất selenium.. Chất này là một chất chống oxy-hóa mạnh vô cùng sẽ giúp chống lại trường-hợp oxy-hóa mỡ trong máu và không làm tăng trưởng cặn đóng trên thành động mạch
Tùy theo loại nấm, nếu dùng hàng ngày chừng 3 ounce đã có đuợc từ 10% tới 20% số lương cần thiết của chất này – 55 microgram (mcg) cho phái nữ và 70 mcg cho phái nam.
Điều quan-trọng cần biết
Các loai nấm đặc biệt như oyster , shiitake và maitake có rất ít chất selenium vì chúng mọc trên gỗ hay mạt cưa, còn các loại nấm cúp trắng và Crimini có nhiều chất này hơn.
3-Phòng chống ung-thư
Vào những năm 1950, nhiều chương trình nghiên cứu thấy con vật nào bị ung thư được tiếp liệu thêm tinh chất của nấm thấy như có nhiều triển vọng sống hơn con vật nào không đươc dùng các tinh chất này,
Ngày nay điều này không còn là giả thuyết nữa mà là những chứng cớ hiển nhiên. Nấm chứa nhiều hoá chất và những chất dinh dưỡng chống ung thư.
Các hoá chất đó là:
Letinan (trong shistake) Kết qủa tìm thấy trong các phòng thí nghiệm ,nếu dùng chất này các tế bào miễn nhiễm như T và B-lymphocyte của động vật đươc thử tăng trưởng và đàn áp sự tăng trưởng của các ung thư bướu (suppress tumor development)
Aromatase inhibitor đàn áp chất men aromatase (enzyme aromatase) chất này biến androgen đưoc coi là kích thích tố dương ( male hormone) trở thành estrogen đuợc coi là kích thích tố âm (female hormone). Làm hạ kích thích tố âm sẽ làm giảm nguy cơ gây ra ung thư tiền liệt tuyến (prostate) và một vài loại ung thư vú.
Aromatase inhibitor có rất nhiều trong nấm cúp trắng Crimini và Portobello.
5-alpha-reductase.Một loại men (enzyme) thấy trong nấm cúp trắng. Chất này ngăn chặn sự biến thể của testosterone thành dihydrotestosterone (DHT) một loại kích thích tố khởi xướng ra bệnh ung thư tiền liệt tuyến (prostate)
Nấm Đông cô
Phương pháp nấu cơm với nấm Đông cô rất đơn giản. Trước hết ngâm cho nấm thật mềm. Sau khi thái chỉ, thêm muối, dầu, nước gừng rồi trộn đều. Chờ khi cơm sôi, trải nấm lên mặt cơm. Khi cơm chín, trộn đều là ăn đươc
Về mặt dược liệu, nấm Đông cô có thể giúp bệnh đậu mùa mau ra trái. Tuy vậy cũng có lương y cho là khi bị bệnh đậu mùa không nên cho ăn nấm Đông cô. Chung chung khi trẻ em bị bệnh đậu mùa, thủy đậu hay lên sởi (ban đỏ) đều không nên cho ăn bất cứ loại nấm nào.
Nấm Linh chi
Theo Võ văn Chi , nấm Linh chi còn có tên là Nấm Lim
a/ Thành phần hóa học của Linh chi tươi gồm có từ 12 tới 13% nước, từ 13 đến 14% ligin, từ 1,6 đến 2,1% chất nito, từ 0,08 tới 0,1 chất phenol, 0,022 tro, từ 54 tới 56%cellulose, từ 1,9 tới 2.0 chất béo, từ 4 tới 5% chất khử, từ 0,14 tới 0,16 hợp chất steroid. Ngoài ra còn có các chất acid amin, protein, saponin, steroid, dầu béo, và nhiều men. Trong nấm còn có chất germanium mà hàm lượng cao hơn trong nhân sâm đến 5-6 lần
b/ Tinh vị và Tác-dụng: Nấm Linh chi vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tu bổ cường tráng. Chât germanium giúp khí huyết lưu thông, làm tăng sức cho tế bào hấp thu oxy mạnh hơn. Lượng polysacharit cao cuả nấm Linh chi làm tăng sự miễn dịch của cơ thể, làm mạnh gan, cô lập và diệt các tế bào ung thư. Acid ganodermic có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.
c/ Công-dụng Nấm Linh chi thường dùng để trị:
1- Suy nhươc thần kinh, chóng mặt, mất ngủ
2- Vêm khí-quản mãn tính, bệnh ho lao do nhiễm bụi silic
3- Viêm gan, huyếp áp cao
4- Đau mạch vành tim
5- Đau dạ dày, chán ăn
6- Thấp khớp, thống phong
Liều dùng từ 3 tới 10g dạng thuốc sắc. Viêm mũi có thể dùng cách xông,
Nói chung Linh chi đươc sử dụng làm thuốc để bồi bổ cơ thể, làm giảm chất béo và chất đường trong máu, nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, kéo dài quá trình lão hóa của các cơ quan trong cơ-thể.
Nấm rơm
Nói tới nấm mà không đề cập tới nấm rơm có thể là một thiếu sót lớn vì loại nấm này rất thông dụng tại Việt Nam. Tuy vậy tôi chỉ xin đề cập sơ qua về công dụng của loại nấm này
Công dụng của nấm rơm tuy không nhiều nhưng cũng khá quan trọng vì dùng loại nấm này có thể trị đươc bệnh thiếu máu. Ngoài ra người bị bệnh liệt dương nếu dùng nấm xào với thịt chim sẻ hay thịt ếch có thể khỏi bệnh được.
Thấy như nấm là một thức ăn ngoài vụ chữa trị đựơc nhiều bệnh nan y, nấm còn làm tăng trưởng hệ thống kháng bệnh, ghi lại ít hàng để may ra giúp đuợc bất cứ ai đó không những hết bệnh, bớt đuợc những đau đớn khi bệnh hành mà có thể còn không bị bệnh nữa cũng nên…