23:54 ICT Thứ sáu, 06/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Châm cứu » Châm cứu học

Liên hệ

QUY TRÌNH KĨ THUẬT CẤY CHỈ (Chôn chỉ)

Thứ sáu - 20/07/2012 15:23
Cấy chỉ (Chôn chỉ, 埋线疗法) là phương pháp đưa một đoạn chỉ Catgut vào huyệt vị thích ứng với bệnh tật, gây kích thích liên tục ở kinh huyệt để chữa bệnh.
I. Định nghĩa:
Cấy chỉ (Chôn chỉ, 埋线疗法) là phương pháp đưa một đoạn chỉ Catgut vào huyệt vị thích ứng với bệnh tật, gây kích thích liên tục ở kinh huyệt để chữa bệnh.
Đây là một phương pháp mới áp dụng tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm chữa bệnh của châm cứu.
Đoạn chỉ Catgut tại huyệt trong suốt quá trình tự tiêu sẽ thường xuyên kích thích lên huyệt như khi ta dùng kim châm cứu để kích thích và sẽ phát huy tác dụng chữa bệnh của huyệt đó.
Trong quá trình tự tiêu, do bản chất là một protein nên đoạn chỉ còn tạo ra một phản ứng sinh – hóa học với cơ thể và tạo ra tác dụng chữa bệnh.
II. Chỉ định:
1. Các bệnh nhân có bệnh mạn tính sau liệu trình điều trị bằng châm cứu, ra viện chờ liệu trình tiếp theo.
2. Các bệnh nhân có bệnh mạn tính không có điều kiện đến châm cứu hàng ngày.
III. Chống chỉ định:
1. Người bệnh đang sốt.
2. Tăng huyết áp, trên 180/140 mmHg.
3. Phụ nữ có thai.
4. Các bệnh nhân có chống chỉ định về châm cứu.
5. Các bệnh nhân dị ứng với chỉ Catgut.
IV. Chuẩn bị:
1. Cán bộ chuyên khoa:
- Bác sĩ chuyên khoa châm cứu – phục hồi chức năng.
- Lương y được đào tạo châm cứu, cấy chỉ theo quy chế.
2. Phương tiện:
a. Dụng cụ:
- Kim cấy chỉ vô khuẩn (Kim chọc ống sống cỡ G18, Kim chọc ống sống cỡ G20)
- Chỉ catgut có số phù hợp với lòng kim cấy chỉ (chỉ Catgut số 2/0 dùng cho người lớn, chỉ Catgut số 3/0 dùng cho trẻ em);
- Cồn iod 5%, cồn 700, bông, băng dính, gạc vô khuẩn.
- Khay 20 x 30 cm.
- Pince, Kéo.
- Kìm có mấu.
- Săng có lỗ vô khuẩn.
b. Hộp thuốc chống choáng.
c. Buồng thủ thuật vô khuẩn.
V. Các bước tiến hành:
1. Người bệnh nằm, bộc lộ huyệt chỉ định.
2. Thầy thuốc thực hiện vô khuẩn như phẫu thuật, vô khuẩn vùng huyệt, phủ săng có lỗ.
3. Cắt chỉ catgut thành từng đoạn dài 1 – 2 cm.
4. Luồn chỉ đã cắt vào trong lòng kim cấy chỉ.
5. Sát trùng vùng huyệt định cấy chỉ.
6. Đâm kim cấy chỉ vào huyệt, đâm qua da thật nhanh, rồi đẩy từ từ kim vào huyệt, sâu từ 1 – 3 cm tuỳ huyệt.
7. Cho lòng vào ống kim, đẩy nòng từ từ vào và từ từ rút kim ra, catgut nằm lại trong huyệt.
8. Rút toàn bộ kim ra khỏi huyệt.
9. Sát khuẩn, đặt gạc và băng dính.
10. Liệu trình: cách 3 – 4 tuần cấy chỉ một lần; Liệu trình từ 2 – 6 lần.
Yêu cầu: Mọi thao tác và phương tiện, dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn như khi làm các thủ thuật ngoại khoa.
VI. Theo dõi và xử lý tai biến:
1. Theo dõi:
a. Trong khi cấy chỉ: theo dõi nét mặt người bệnh, nếu có biểu hiện khác thường phải ngừng lại để kiểm tra, xử lý thích hợp.
b. Sau khi cấy chỉ: theo dõi chảy máu tại huyệt. Cho người bệnh nằm nghỉ 15 – 30 phút rồi cho về buồng bệnh.
2. Xử lí:
a. Vựng châm: bệnh nhân sa sầm, vã mồ hôi, mạch nhanh: rút kim, cho bệnh nhân uống nước đường nóng, day bấm huyệt Nhân trung, Thái dương, Bách hội. Sau đó cho bệnh nhân nằm nghỉ, khi bệnh nhân ổn định có thể tiếp tục cấy chỉ nhưng phải làm nhẹ nhàng, tránh đau cho bệnh nhân.
b. Chảy máu tại huyệt: dùng gạc khô ấn vào huyệt cho đến khi ngừng chảy máu.
c. Choáng: xử lí như vựng châm.
d. Dị ứng với chỉ Catgut: dùng thuốc chống dị ứng.
e. Nhiễm khuẩn: kháng sinh.
[font=Times New Roman][/font]
 

Tác giả bài viết: BS.CKII. Trương Tấn Hưng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán