NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ CHÂM CỨU
Thứ bảy - 27/10/2012 08:48
Châm và cứu là hai phương pháp chữa bệnh có rất sớm ở phương Đông. Người ta dùng kim thuộc chế thành các loại kim khác nhau, châm ở những bộ phận đặc biệt trên cơ thể con người (huyệt vị);
1. Thế nào là cách chữa bệnh bằng châm cứu?
Châm và cứu là hai phương pháp chữa bệnh có rất sớm ở phương Đông. Người ta dùng kim thuộc chế thành các loại kim khác nhau, châm ở những bộ phận đặc biệt trên cơ thể con người (huyệt vị); sau khi châm vào da thịt, căn cứ vào bệnh tình và thể chất người bệnh khác nhau mà dùng thủ pháp dùng phù hợp nhằm đạt đến mục đích thông kinh hoạt lạc, khử tà phù chính (khử bệnh tật, nâng cao sức đề kháng của cơ thể) mà chữa bệnh, phương pháp này gọi chung là châm. Còn như dùng lá ngải khô đẻ chế thành ngải nhung, rồi lại dùng ngải nhung chế thành viên to nhỏ như mồi ngải, hoặc cuốn thành điếu ngải, đốt lửa xong trực tiếp hoặc gián tiếp hơ hoặc đặt lên huyệt vị nhất định trên cơ thể người bệnh, thông qua sự kích thích ấm nóng này làm cho thông kinh lạc, đạt mục đích chữa bệnh và dự phòng bệnh tật, phương pháp này gọi là làm ngải cứu.
Hai phương pháp trên tuy khác nhau, nhưng lại sử dụng huyệt vị giống nhau, có khi cùng châm và cứu, thông thường gọi là phép châm cứu.
2. Ưu điểm của phương pháp châm cứu
Châm cứu là phương pháp chữa bệnh được nhân dân lao động rất ưa thích từ mấy ngàn năm nay vì nó có rất nhiều ưu điểm:
a. Giản tiên: không cần dụng cụ gì đặc biệt, chỉ cần mấy cây kim và một ít ngải nhung ( hoặc điếu ngải cứu ) và bông cồn hoặc tỏi củ, là bất kể ở đâu, trên tàu xe, trong xí nghiệp, ngoài đồng ruộng hay trong nhà, trong doanh trại hay ngoài chiến trường, đều có thể tuy lúc, tuỳ nơi mà chữa bệnh. Thiết bị đơn giản, sử dụng thuận tiện, đồng thời lại giảm được thuốc men, bớt được chi phí cho người bệnh.
b. Dễ học, dễ làm: Học tập châm cứu, chỉ cần ghi nhớ được vị trí của huyệt và tác dụng của nó, thành thạo phương pháp thao tác, hiểu biết về bệnh tật là có thể chữa cho người bệnh được. Bắt đầu học cũng rất dễ, bắt đầu làm cũng không khó khăn.
c. Phạm vi chữa rất rộng: Phạm vi chữa bệnh của phép châm cứu rất rộng, không kể nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, nhi khoa cùng với ngũ quan, da liễu, đều có thể chữa được, trong đó một số bệnh chữa bằng châm cứu rất có hiệu quả.
d. An toàn, tin cậy: Chỉ cần chú ý sát trùng, theo đúng thao tác châm cứu để tiến hành chữa bệnh sẽ không sảy ra vấn đề ghì mất an toàn.
3. Nguồn gốc của phép chữa bệnh bằng châm cứu
Châm cứu là một bộ phận trong di sản y học phương Đông do con người sáng lập và phát triển trong quá trình đấu tranh lâu dài với bệnh tật. Nó bắt đầu từ thời kỳ nào ? Hiện nay niên đại cụ thể của nó từ lúc có mầm mống ta chưa xác định được. Nhưng theo quy luật phát triển xã hội ở phương Đông và kết quả điều tra khảo cổ học thì có thể chứng minh phép châm cứu bắt đầu có từ thời kỳ đồ đá.
Người ta dự đoán rằng trong sinh hoạt, lao động thường ngày của con người thượng cổ, khi trên thân thể có một số bộ phận bị hòn đá gây thương tích cũng là lúc giải trừ hoặc giảm nhẹ đau đớn của bệnh tật vốn có trong cơ thể, hoặc khi đã bị bệnh, họ lấy hòn đá có mũi nhọn làm gai khêu bọc mủ và gõ vào gân xương để giảm bớt đau đớn. Trải qua lâu ngày, trong mọi người hình thành khái niệm dùng Phiếm thạch chữa bệnh. Trải quan hàng trăm ngàn năm, rất nhiều thực nghiệm và kinh nghiệm chữa bệnh ở lâm sàng được tích luỹ lại; thêm vào đó là công cụ được cải tiến theo thời kỳ chuyển đồ đá sang đồ sắt, kim bằng sắt chữa bệnh được sáng tạo, từ đó mà hình thành kỹ thuật châm kim chữa bệnh.
Hình thành phép cứu có thể gắn liền với việc loài người phát minh ra lửa. Khi người ta đun nướng đồ ăn, do ấm nóng kích thích da thịt, nhân đấy mà giảm nhẹ hoặc hết đi những đau đớn của bệnh tật vốn có trong thân thể họ, từ đó đem lại cho họ một ấn tượng ghi nhớ rằng, hơ lửa cũng có thể chữa bệnh.
Thông qua quan sát lâu dài bằng mắt, người ta tìm thấy được ngải là loại thuốc tốt nhất đẻ cứu chữa bệnh, đồng thời cũng phát hiện phạm vu chủ trị của ngải và bộ phận có hiểu quả. Thời gian càng lâu, kinh nghiệm càng nhiều, đương nhiên hình thành trên lâm sàng một phương pháp chữa bệnh bằng ngải cứu.
4. Tóm tắt quá trình phát triển của phép chữa bệnh bằng châm cứu
Phép chữa bệnh bằng châm cứu cũng giống như các môn khoa học khác, tuỳ theo diễn biến khác nhau của lịch sử mà phát triển.
Mới đầu, ở thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, theo chế độ kinh tế xã hội phát triển, dụng cụ châm không ngừng cải tiến, tổng kết kinh nghiệm, sáng lập học thuyết, viết sách kinh điển về châm cứu, là thời kỳ hoàn thiện học thuyết châm cứu.
Đến thời Tần, Hán, đã có Nội kinh ra đời, gồm Tô Vấn, Linh Khu là hai bộ phận, trong đó có Linh Khu đã ghi lại hầu hết các tài liệu về châm cứu.
Người triều Tấn có Châm cứu giáp ất kinh, trong đó lấy các thành tựu châm cứu học từ thời Tần, Hán trở lại rồi chỉnh lý, kết hợp với kinh nghiệm lâm sàng mà viết thành.
Đời Đường có 'Thiên kim yếu phương và Thiên kim dực phương trong đó bàn rất tỉ mỉ về phép châm cứu, về khổng huyệt và châm kỵ....
Triều Tống có Đồng nhân du huyệt châm cứu đồ kinh, kèm theo có hai bảng ghi chú Kinh huyệt đồng nhân. Đó là thời kỳ thịnh của học châm cứu trên lịch sử.
Người đời Minh có châm cứu tụ anh phát huy, châm cứu đại thành.
Đời nhà Thanh và Trung Hoa Dân Quốc, phép chữa bệnh bằng châm cứu không còn được như trước đời Thanh. Khi văn hoá phương Tây xâm nhập phương Đông, y học phương Đông bị khinh miệt, học thuật châm cứu càng bị coi thường, có nguy cơ bị diệt vong.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước phương Đông được giải phóng, nền y học cổ truyền được phục hồi và phát triển.
Ở Việt Nam, với chính sách của Đảng và Nhà nước ta về kết hợp Đông tây y, việc kế thừa truyền thống y học cổ truyền được áp dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, làm cho học thuật châm cứu phát triển rộng rãi và có nhiều thành tựu mới.