18:46 EDT Thứ ba, 16/04/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Châm cứu » Châm cứu học

Liên hệ

Liệt kê các huyệt khác nhau nhưng cùng tên và một huyệt có nhiều tên

Thứ tư - 23/11/2011 19:56
Hiện tượng các huyệt khác nhau nhưng cùng tên và một huyệt có nhiều tên trong Du huyệt học là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển lịch sử, do các nhân tố sau đây:

Tổng quan

Hiện tượng các huyệt khác nhau nhưng cùng tên và một huyệt có nhiều tên trong Du huyệt học là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển lịch sử, do các nhân tố sau đây:

- Sự sao chép nhầm lẫn từ huyệt này sang huyệt khác ở các huyệt gần nhau như:

Thái uyên: Thái tuyền, Quỷ tâm. Ngư tế: Thái tuyền, Quỷ tâm. Dương phù: Tuyệt cốt.

Huyền chung: Tuyệt cốt.

- Hoặc theo cả tên vùng mà đặt cho các huyệt vùng đó như:

Quan nguyên: ...Đan điền.... Thạch môn: ...Đan điền.... Khí hải: ...Đan điền.... Âm giao: ...Đan điền....

- Có những vùng ở xa nhau nhưng có cùng tác dụng, nên ngoài tên riêng lại có tên cùng tác dụng như:

Phong môn: Nhiệt phủ. Phong trì: Nhiệt phủ. Tinh cung: Chí thất. Mệnh môn: Tinh cung.

Khí huyệt: Bào môn, Tử hộ.

Quan nguyên: Bào môn, Tử hộ.

- Có những tên huyệt cùng âm nhưng khác dạng tự, hiện tượng này do học từ truyền khẩu, sau đó mới ghi lại mà thành. Như:

Dịch (bộ thuỷ) môn: Dịch ( bộ nguyệt) môn, Dịch (bộ thủ) môn.

Khâu khư: Khâu (có bộ thổ) khư.

Quan nguyên (bộ nhất đầu): Quan nguyên (bộ hãn đầu).

Toàn (bộ ngọc) cơ (bộ ngọc): Toàn (bộ phương) cơ (bộ mộc).

- Có những huyệt gồm nhiều cách đặt tên của nhiều y gia ở nhiều thời đại, nhiều địa phương, nay gộp lại thành nhiều tên. Như huyệt Quan nguyên có đến 30 tên, phân tích một số tên trong đó ta thấy mỗi tên do một cách đặt riêng, nêu một ví dụ như sau:

Đan điền, đặt tên theo vùng.

Hạ kỷ, đặt tên theo mức độ quan trọng.

Quan nguyên (bộ hãn), đặt tên theo ghi âm truyền khẩu.

Đại trung cực, đặt tên theo vị trí trên thân người.

Nịch thuỷ, đặt tên theo tác dụng cấp cứu người chết đuối nước.

Huyết hải, đặt tên theo tác dụng công năng.

Khí hải, đặt tên theo tác dụng công năng.

Tử hộ, Bào môn, Tử cung, Sản môn, đặt tên theo tác dụng sản khoa.

Tiểu trường mộ, đặt tên theo học thuyết kinh lạc, du huyệt....

Đáng chú ý nhất là đặt tên theo tác dụng công năng và tác dụng chữa bệnh ở cả tên chính và tên phụ. Nếu có vốn hiểu biết chữ Hán cổ thì việc khai thác tính năng, tác dụng của huyệt sẽ rất phong phú, bổ ích cho nghiên cứu và thực hành điều trị.

 

Các huyệt khác nhau nhưng cùng tên

Trích từ sách "Kim huyệt tiện lãm" của Vương Dã Phong, Thượng Hải khoa học kỹ thuật xuất bản xã và sách "Châm cứu đại thành" của Dương Kế Châu, Nhân dân vệ sinh xuất bản xã, Bắc Kinh.

- Lâm khấp

+ Đầu lâm khấp, thuộc kinh Đảm.

+ Túc lâm khấp, thuộc kinh Đảm.

- Khiếu âm

+ Đầu khiếu âm, thuộc kinh Đảm.

+ Túc khiếu âm, thuộc kinh Đảm.

- Thông cốc

+ Phúc thông cốc, ổ bụng, thuộc kinh Thận.

+ Túc thông cốc, ở chân, thuộc kinh Bàng quang.

- Dương quan

+ Yêu dương quan, thuộc mạch Đốc.

+ Bối dương quan.

+ Tất dương quan, thuộc kinh Đảm.

+ Túc dương quan.

- Tam lý

+ Thủ tam lý, thuộc kinh Đại trường.

+ Túc tam lý, thuộc kinh Vị.

- Ngũ lý

+ Thủ ngũ lý, thuộc kinh Đại trường.

+ Túc ngũ lý, thuộc kinh Can. 

 

Một số huyệt có nhiều tên

Tổng hợp từ các sách:

- "Kim huyệt tiện lãm" của Vương Dã Phong, Thượng Hải khoa học kỹ thuật xuất bản xã.

- "Châm cứu đại thành" của Dương Kế Châu, Nhân dân vệ sinh xuất bản xã, Bắc Kinh.

- "Châm cứu học" của Tổ nghiên cứu khoa giáo châm cứu học Trung y học hiệu tỉnh Giang Tô.

A. Kinh Phế

1. Trung phủ: Ưng trung du,Phế mộ, Phủ trung du, Ưng du.

2. Hiệp bạch: Giáp bạch.

3. Xích trạch: Quỷ thụ, Quỷ đường.

4. Liệt khuyết: Huyền đồng, Uyển lao, Đồng huyền.

5. Thái uyên: Thái tuyền, Quỷ tâm.

6. Ngư tế: Thái tuyền, Quỷ tâm.

7. Thiếu thương: Quỷ tín.

B. Kinh Đại trường

1. Thương dương: Tuyệt dương.

2. Nhị gian: Gian cốc, Chu cốc.

3. Tam gian: Thiếu cốc, Tiểu cốc.

4. Hợp cốc: Hổ khẩu, Hàm khẩu, Hợp cốt.

5. Dương khê: Trung khôi.

6. Ôn lưu: Xà đầu, Nghịch chú, Trì đầu.

7. Hạ liêm: Thủ chi hạ liêm.

8. Thượng liêm: Thủ chi thượng liêm.

9. Thủ tam lý: Tam lý, Thượng tam lý, Quỷ tà.

10. Khúc trì: Quỷ thần (bầy tôi của quỷ), Dương trạch.

11. Trửu liêu: Trửu tiêm.

12. Ngũ lý: Thủ chi ngũ lý, Xích chi ngũ lý, Xích chi ngũ gian.

13. Tý nhu: Đầu xung, Cảnh xung.

            14. Kiên ngương: Kiên tiêm, Kiên cốt, Trung kiên, Thiên kiên, Trung kiên tỉnh, Thiên cốt, Ngung cốt, Biển kiên.

15. Thiên vực: Thiên đỉnh (nghi là Thiên hạng).

16. Phù đột: Thuỷ huyệt.

17. Hoà liêu: Trường tần, Trường xúc, Trường liêu, Hoà giao, Trường giáp, Trường đốn, Trường át.

18. Nghinh hương: Xung dương.

C. Kinh Vị

19. Thừa khấp: Diện liêu, Hề huyệt, Khê huyệt.

20. Địa thương: Vị duy, Hội duy.

21. Đại nghinh: Tuỷ khổng.

22. Giáp xa: Cơ quan, Khúc nha, Quỷ sàng, Quỷ lâm, Lợi quan.

23. Đầu duy: Tảng đại.

24. Nhân nghinh: Thiên ngũ hội, Ngũ hội.

25. Thuỷ đột: Thuỷ môn, Thuỷ thiên.

26. Khuyết bồn: Thiên cái, Xích cái.

27. Nhũ trung: Đương nhũ.

28. Nhũ căn: Tiết tức.

29. Thái ất: Thái nhất.

30. Hoạt nhục môn: Hoạt nhục.

31. Thiên khu: Trường khê, Cốc môn, Đại trường mộ, Tuần tế, Trường cốc, Tuần nguyên, Bổ nguyên.

32. Đại cự: Dịch môn.

33. Quy lai: Khê cốc, Khê huyệt.

34. Khí xung: Khí nhai, Dương tỷ (tê).

35. Phục thỏ: Ngoại khâu, Ngoại câu.

36. Âm thị: Âm vạc, Âm môn.

37. Lương khâu: Khoá cốt, Hạc đỉnh.

38. Tam lý: Hạ lăng, Quỷ tà, Hạ tam lý, Túc tam lý.

39. Thượng cự hư: Hạ liêm, Cự hư thượng liêm.

40. Hạ cự hư: Hạ liêm, Cự hư hạ liêm.

41. Giải khê: Hài đới.

42. Xung dương: Hội nguyên, Phu dương, Hội cốt, Hội quật, Hội dũng.

D. Kinh Tỳ

1. Ẩn bạch: Quỷ luỹ, Quỷ nhơn, Âm bạch.

2. Thương khâu: (Gò đất, không bộ thổ): Thương khâu (có bộ thổ).

3. Tam âm giao: Thừa mệnh, Thái âm, Hạ chi tam lý.

4. Lậu cốc: Thái âm lạc, Âm kinh.

5. Địa cơ: Địa ky, Tỳ xá.

6. Âm lăng tuyền: Âm chi lăng tuyền.

7. Huyết hải: Huyết khích, Bách trùng sào.

8. Xung môn: Từ cung, Thượng từ cung, Tiền chương môn.

9. Phúc kết: Phúc khuất, Trường quật, Dương quật, Trường kết.

10. Đại hoành: Thận khí, Nhân hoành.

11. Phúc ai: Trường ai, Trường khuất.

12. Thực đậu: Mệnh quan.

13. Đại bao: Đại bào.

Đ. Kinh Tâm

1. Thanh linh: Thanh linh tuyền.

2. Thiếu hải: Khúc tiết.

3. Thông lý: Thông lý (có bộ vương).

4. Âm khích: Thạch cung, Thiếu âm khích.

5. Thần môn: Đoài xung, Trung đô, Thoát trung, Thoát cốt.

6. Thiếu phủ: Thoát cốt.

7.Thiếu xung: Kinh thuỷ.

E. Kinh Tiểu trường

1. Thiếu trạch: Tiểu cát.

2. Tiền cốc: Thủ thái dương.

3. Nhu du: Nhu luân.

4. Thiên song: Song lung.

5. Quyền (Xương gò má) liêu: Quyền (uy thế) liêu, Thoát cốt.

6. Thính cung: Đa sở văn.

G. Kinh Bàng quang

1. Tình minh: Mục khổng, Tinh minh, Lệ xoang, Mục nội giai, Nội giai ngoại.

2. Toản trúc: Viên trụ, Dạ quang, Minh quang, Quang minh, Thuỷ quang, Tán trúc.

3. Khúc sai: Tỵ xung.

4.Ngũ xứ: Cự xứ.

5. Thông thiên: Thiên cựu, Thiên bạch, Thiên bá.

6. Lạc khước: Cường dương, Não cái, Lạc khích.

7. Phong môn: Nhiệt phủ.

8. Đại trữ: Bối du, Bách lao.

9. Quyết âm du: Khuyết du, Quyết du.

10. Tâm du: Bối du, Ngũ (có bộ nhân) tiêu chi gian, Tâm chi du.

11. Đốc du: Cao ích, Cao cái.

12. Thận du: Cao cái.

13. Trung lữ du: Trung lữ, Tích nội du, Trung lữ nội du.

14. Bạch hoàn du: Ngọc hoàn du, Ngọc phòng du.

15. Trung liêu: Trung không.

16. Hội dương: Lợi cơ.

17. Thừa phù: Nhục khích, Âm quan, Bì khích, Bì bộ, Thừa phù chi bộ, Quan âm.

18. Uỷ trung: Uỷ trung ương, Huyết khích, Trung khích, Thoái âu, Khúc thu nội.

19. Phách hộ: Hồn hộ.

20. Cao hoang: Cao hoang du.

21.Ý xá: Ngũ khứ (có bộ nguyệt) du.

22. Chí thất: Tinh cung.

23. Thừa cân: Đoan trường, Trực trường.

24. Thừa sơn: Trường sơn, Ngư phúc, Nhục trụ, Ngư yêu, Thương sơn, Nội trụ.

25. Phí dương: Quyết dương, Quyết dương (có bộ mộc).

26. Phụ (có bộ túc) dương: Phụ (có bộ phụ) dương, Phó dương.

27. Côn luân: Hạ côn luân, Côn lôn.

28. Bộc tham: An tà.

29. Thân mạch: Dương kiều, Quỷ lộ.

30. Kim môn: Lương quan, Quan lương.

31. Thúc cốt: Thích cốt.

32. Thông cốc: Túc thông cốc.

H. Kinh Thận

1. Dũng tuyền: Địa cù, Địa xung.

2. Nhiên cốc: Long uyên, Nhiên cốt, Long tuyền.

3. Thái khê: Lư ty.

4. Chiếu hải: Âm kiều lậu âm, Âm kiều.

5. Phục lưu: Phục bạch, Xương dương, Ngoại mệnh, Phục lưu (lưu không có bộ thuỷ).

6. Hoành cốt: Hạ cực, Khúc cốt, Khuất cốt, Khúc cốt đoan.

7. Đại hách: Âm duy, Âm quan.

8. Khí huyệt: Bào môn, Tử hộ.

9. Tứ mãn: Tuỷ phủ, Tuỷ trung.

10. Thương khúc: Cao khúc, Thương xá.

11. Thạch quan: Thạch khuyết.

12. Âm đô: Thực cung, Thực lã, Thông quan.

13. Thông cốc: Thông cốc (bộ tù), Thái âm lạc.

14. U môn: Thương môn.

15. Húc trung: Vực trung.

16. Du phủ: Luân phủ.

I. Kinh Tâm bào

1. Thiên trì: Thiên hội.

2. Đại lăng: Tâm chủ, Quỷ tâm.

3. Lao cung: Ngũ lý, Quỷ lộ, Chưởng trung.

K. Kinh Tam tiêu

1. Dịch môn: Dịch (bộ nguyệt) môn, Dịch (bộ thủ) môn.

2. Trung chử: Hạ đô.

3. Dương trì: Biệt dương.

4. Chi câu: Phi hổ.

5. Tam dương lạc: Thông gian, Thông môn.

6. Thanh lãnh uyên: Thanh lãnh tuyền, Thanh hiệu.

7. Nhu hội: Nhu liêu, Nhu giao.

8. Khế mạch: Tư mạch.

9. Lư tức: Lư tín.

10. Ty trúc không: Cự liêu, Mục liêu.

L. Kinh Đảm

1. Đồng tử liêu: Thái dương, Tiền quan, Hậu khúc.

2. Thính hội: Thính kha, Hậu quan, Cơ quan, Thính hà.

3. Thượng quan: Khách chủ nhân, Khách chủ, Thái dương.

4. Huyền lư: Tuỷ khổng, Tuỷ trung, Mễ nghiệt.

5. Khúc mấn: Khúc phát.

6. Suất cốc: Suất giác, Xuất (bộ trùng) dung, Xuất cốt, Nhĩ tiêm.

7. Thiên xung: Thiên cù.

8. Khiếu âm: Chẩm cốt, Đầu khiếu âm.

9. Mục song: Chí vinh.

10. Não không: Nhiếp nhu.

11. Phong trì: Nhiệt phủ.

12. Kiên tỉnh: Bạc tỉnh.

13. Uyên dịch: Dịch (bộ nguyệt) môn, Dịch (bộ thuỷ), Tuyền dịch (bộ nguyệt), Uyên dịch (bộ thuỷ).

14. Nhiếp cân: Thần quang, Đảm mộ.

15. Nhật nguyệt: Đảm mộ, Thần quang.

16. Kinh môn: Khí phủ, Khí du, Thận mộ.

17. Duy đạo: Ngoại khu.

18. Hoàn khiêu: Hoàn cốc, Khoan cốt, Bễ quan, Tẫn cốt, Bễ yếm, Khu hợp trung, Túc dương quan.

19. Dương quan: Hàn phủ, Quan lăng, Dương lăng, Quan dương, Tất dương quan, Túc dương quan.

20. Dương lăng tuyền: Cân hội, Dương chi lăng tuyền, Dương lăng.

21. Dương giao: Biệt dương, Túc liêu, Hoành hộ.

22. Dương phù: Tuyệt cốt, Phân nhục.

23. Huyền chung: Tuyệt cốt, Tuỷ hội, Duy hội.

24. Khâu khư: Khâu (có bộ thuỷ) khư.

25. Địa ngũ hội: Địa ngũ.

26. Hiệp khê: Giáp khê.

M. Kinh Can

1. Đại đôn: Đại thuận, Thuỷ tuyền.

2. Thái xung: Đại xung.

3. Trung phong: Huyền tuyền.

4. Lãi câu: Giao nghi.

5. Trung đô: Trung kích, Thái âm, Đại âm.

6. Âm bao: Âm bào.

7. Chương môn: Trửu tiêm, Trường bình, Lặc liêu, Tỳ mộ, Lý lặc, Lý hiếp, Hiếp liêu (bộ miên).

8. Kỳ môn: Can mộ.

N. Mạch Đốc

1. Trường cường: Cùng cốt, Vĩ lư, Quy vĩ, Vĩ thuý cốt, Khí khích, Quyết cốt.

2. Mệnh môn: Thuộc luỹ, Trúc trượng, Tinh cung.

3. Tích trung: Tích trụ, tích du, Thần tông.

4. Cân súc: Cân thúc.

5. Chí dương: Phế để.

6. Thần đạo: Tạng du.

7. Thân trụ: Trần khí (hơi bụi), Trí lợi mao, Trí lợi khí, Trí lợi giới.

8. Đại truỳ: Bách lao.

9. Á môn: Thiệt căn, Ám môn, Thiệt yếm, Yếm thiệt, Hoành thiệt, Thiệt hoành , Thiệt thũng, Âm môn.

10. Phong phủ: Thiệt bản, Quỷ chẩm, Tào khê, Tỉnh tỉnh, Quỷ huyệt, Quỷ hưu.

11. Não bộ: Táp phong, Hội nghạch, Hợp lư, Tây phong.

12. Cường gian: Đại vũ.

13. Hậu đỉnh: Giao xung.

14. Bách hội: Thiên mãn, Lĩnh thượng, Ngũ hội, Tam dương, Tam dương ngũ hội, Nê hoàn cung, Duy hội, Lĩnh thượng thiên mãn, Điên thượng.

15. Tín hội: Tín thương, Tín môn, Quỷ môn, Đỉnh môn.

16. Thượng tinh: Thần đường, Danh đường, Quỷ đường.

17. Thần đình: Phát tế.

18. Tố liêu: Diện vương, Chuẩn đầu, Tỵ chuẩn, Diện chính.

19. Thuỷ câu: Tỵ nhân trung, Nhân trung, Quỷ cung, Quỷ khách sảnh, Quỷ thị.

20. Đoài đoan: Đoài thông thoát, Thận thượng đoan, Tráng cốt.

21. Ngận giao: Ngận phùng cân trung.

O. Mạch Nhâm

1. Hội âm: Bình ế, Hạ cực, Kim môn, Bình (bộ thi) ế, Hạ âm biệt, Hạ để.

2. Khúc cốt: Niệm bào, Khuất cốt, Khuất cốt đoan.

3. Trung cực: Bàng quang mộ, Ngọc tuyền, Khí nguyên, Khí ngư.

4. Quan nguyên: Đan điền, Thứ môn, Hạ kỷ, Quan nguyên (bộ hãn), Đại trung, Đại trung cực, Tam kết giao, Đại hải, Nịch thuỷ, Đại khốn (bộ thuỷ), Côn luân, Trì khu, Ngũ thành, Sản môn, Bột ương, Tử xứ, Huyệt hải, Mệnh môn, Huyết thất, Hạ hoang, Tinh lộ, Lợi cơ, Tử hộ, Bào môn, Tử cung, Tử trường, Hoang chi nguyên (bộ hãn), Khí hải, Tiểu trường mộ. (30 tên).

5. Thạch môn: Mệnh môn, Lợi cơ, Tinh lộ, Đan điền, Tuyệt nhâm, Du môn, Tam tiêu mộ.

6. Khí hải: Bột thiểm, Hạ hoang, Bột ương, Đan điền, Lý ương, Hạ khí hải.

7. Âm giao:  Tiểu quan, Thiếu Quan, Hoành hộ, Đan điền.

8. Thần khuyết: Khí xá, Khí hợp, Mệnh đế (bộ thảo), Tê trung, Duy hội.

9. Thuỷ phân: Trung thủ, Phân thuỷ.

10. Hạ quản: U môn.

11. Trung quản: Thái dương, Vị quản, Thượng kỷ, Trung quản (bộ trúc), Vị mộ.

12. Thượng quản: Vị quản, Thượng kỷ, Thượng quản (bộ trúc), Vị quản (bộ trúc).

13. Cự khuyết: Tâm mộ.

14. Cưu vỹ: Vĩ ế, Hạt can, Hạt hạt, Ý tiền, Thần phủ, Can can, Hạt khuy.

15. Chiên trung: Đản trung, Nguyên kiến, Nguyên nhân, Thượng khí hải, Hung đường, Nguyên kỷ.

16. Ngọc đường: Ngọc anh.

17. Toàn (bộ ngọc) cơ (bộ ngọc): Toàn (bộ phương) cơ (bộ môn).

18. Thiên đột: Ngọc hộ, Thiên cù.

19. Liêm tuyền: Thiệt bản, Bản trì.

20. Thừa tương: Thiên địa, Huyền tương, Thuỳ tương, Quỷ thị, Trọng tương, Thiên trì.

 

 

Mười ba quỷ huyệt

1. Châm Quỷ cung, tức Nhân trung, vào 3 phân.

2. Châm Quỷ tín, tức Thiếu thương, vào 3 phân.

3. Châm Quỷ luỹ, tức Ẩn bạch, vào 2 phân.

4. Châm Quỷ tâm, tức Đại lăng, vào 5 phân.

5. Châm Quỷ lộ, tức Thân mạch (kim to), vào 3 phân.

6. Châm Quỷ chẩm, tức Phong phủ, vào 2 phân.

7. Châm Quỷ sàng, tức Giáp xa, vào 5 phân.

8. Châm Quỷ thị, tức Thừa tương, vào 3 phân.

9. Châm Quỷ quật, tức Lao cung, vào 2 phân.

10. Châm Quỷ đường, tức Thượng tinh, vào 2 phân.

11. Châm Quỷ tàng, nam là Hội âm, nữ là Ngọc môn đầu, vào 3 phân.

12. Châm Quỷ thoái, tức Khúc trì (hoả châm), vào 5 phân.

13. Châm Quỷ phong, ở giữa đường khâu dưới lưỡi, đâm ra máu.

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán