08:47 ICT Thứ hai, 09/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Châm cứu » Châm cứu học

Liên hệ

CHÂM CỨU THỰC HÀNH

Thứ năm - 25/08/2011 08:24
Trúng nắng: Bị trúng đột ngột, mặt đỏ, nóng sốt, đổ mồ hôi nhiều, thở dốc, mồm khô, miệng khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, mạch hồng hoạt sác hoặc hồng nhu. Nặng có thể mê man bất tỉnh.

I.  CÁC BỆNH SỐT

Bệnh sốt cao

a- Triệu chứng: Thân nhiệt cao 39 – 400, có khát nước, trong người buồn bực, có thể mê hoảng.

b- Lý: Tâm hoả thịnh ở trong, ngoài bị phong, hàn vít lại

c- Pháp: Thanh hoả giải nhiệt

d- Phương huỵệt:

     1- Thiếu thương (tả) hay châm xuất huyết

     2- Khúc trì (tả)

     3- Hợp cốc (tả)

     4- Quan xung (tả) hay châm xuất huyết nhanh

     5- Thần môn

     6- Dũng tuyền

Bị dụng: Thập tuyên xuất huyết nếu chưa hạ thì tả Thập nhị tỉnh, Khúc trạch, Uỷ trung xuất huyết.

đ- Gia giảm: Bất tỉnh, thêm Nhân trung

- Có thực tích, bụng đầy châm theo bài “Chướng bế”

e- Giải thích cách dùng huyệt:

Thiếu thương là Tỉnh của Phế kinh (Phế chủ bì mao) dùng để giải ngoài da cho nhiệt ở trong dễ hạ xuống.

Quan xung là Tỉnh của Tam tiêu, có tác dụng cấp cứu hạ nhiệt ở cả 3 tiêu (thượng, trung, hạ)

Khúc trì là Hợp huyệt, Hợp cốc là Nguyên huyệt của Kinh Thủ dương minh đại tràng; Thần môn là huyệt của kinh Thủ Thiếu âm tâm đều châm tả để hạ nhiệt thông tràng.

Dũng tuyền là Tỉnh của Thận thuỷ, cấp cứu tốt ,ở đây dùng để dẫn thuỷ cứu hoả (châm không xuất huyết). Sốt cao trên 400 thì dùng toàn bộ huyệt trong phương, theo thứ tự trên mà xuất huyết và châm tả cho mạnh.

Nếu nhiệt vẫn chưa hạ thì mới phải dùng đến huyệt bị dụng.

Thông thường chỉ dùng 4 huyệt: Thiếu thương, Khúc trì, Thần môn. Dũng tuyền là đủ.

Xoa bóp: Đánh cảm 2 thăn lưng bằng trứng luộc bọc vải hoặc nước lã.

 

Cảm nắng và trúng nắng

(cảm thử, trúng thử)

a- Triệu chứng:

1- Cảm nắng: Nhức đầu, chóng mặt, ghê rét, phát sốt, khát, chân tay hơi lạnh, hơi co cứng, đái đỏ, lưỡi đỏ, mạnh phù hư.

2- Trúng nắng: Bị trúng đột ngột, mặt đỏ, nóng sốt, đổ mồ hôi nhiều, thở dốc, mồm khô, miệng khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, mạch hồng hoạt sác hoặc hồng nhu. Nặng có thể mê man bất tỉnh.

b- Lý: Chính khí hư bị thử là cảm trúng

c- Pháp: 1- Cảm nắng thanh thử giải biểu

2- Trúng nắng giải thử thanh nhiệt

đ- Phương huyệt:

1- Chữa cảm nắng

+ Đại chuỳ (bổ)

+ Ngoại quan (tả)

+ Hợp cốc (tả)

+ Khúc trì (tả)

+ Nội quan (tả)

+ Phục lưu (bổ)

2- Chữa trúng nắng:

+ Hợp cốc (tả)

+ Thiếu thương (tả)

+ Quan xung (xuất huyết)

+ Trung trữ (tả)

+ Kim tân Ngọc dịch

đ- Gia giảm: Khi bị cảm nắng, bị đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, chân tay lạnh, mạch trầm thử tà vào sâu sắp thành “Thử quyết”. Châm bổ: Thiên khu, Nội quan, Túc tam lý ,cứu Trung quản, Quan nguyên

- Khi bị cảm nắng mà có sốt, ghê rét nên dùng bài cảm mạo trước, sau mới châm theo bài chữa cảm nắng.

- Khi bị trúng nắng bất tỉnh châm theo bài cấp cứu hôn mê bất tỉnh, tuỳ chứng mà chọn huyệt.

e- Giải thích cách dùng huyệt:

Khi bị cảm nắng, có biểu chứng Đại chuỳ, Ngoại quan, Hợp cốc để giải cảm, thêm Khúc trì để hạ nhiệt, Nội quan để thanh nội nhiệt. Bổ phục lưu để bổ thuỷ giảng hoả cho tốt, lâu dài về sau.

Khi sắp trở thành thử quyết, bổ Thiên khu để trị ỉa chảy, Nội quan để hết nôn mửa, Túc tam lý để điều hoà tràng vị, cứu Trung quản, Quan nguyên để ôn trung trừ hàn thấp cho hết ỉa chảy và đau bụng.

Khi bị trúng nắng, tả Hợp cốc, xuất huyết thiếu thương Quan xung để thanh nhiệt, giải thử, khai khiếu, thích ra máu, nhẹ Kim tân ngọc dịch để giải thử hết khát, tả Trung chữ để thanh lợi thấp nhiệt ở Tam tiêm cho huyệt hết thử tà, sức khoẻ chóng trở lại.

XB: Phòng bệnh và chữa bệnh khi ở giai đoạn cuối, bấm, day, ấn các huyệt trên 3 – 9 lần/ngày. Điểm huyệt khi bất tỉnh, đánh cảm trán, đầu, lưng.

 

 

 Sốt rét cơn

(ngược tật)

a- Triệu chứng: Cơn  rét và cơn nóng trở đi trở lại mỗi ngày một cơn hoặc cách ngày một cơn, cũng có thể 3 ngày một cơn, cơn lên đúng một giờ hay không đúng giờ, khi rét trước rồi nóng, khi nóng trước rồi rét, có khi sốt nóng, sợ rét sốt rồi đổ mồ hôi, khát nước …

b- Lý: Nhân cơ thể hư nhược, thử tà, sơn lam chướng khí xâm nhập vào kinh thiếu dương gây thành bệnh.

c- Pháp: Điều hoà âm dương thanh nhiệt, giải độc, cắt cơn.

d- Phương huyệt:

1- Đào đạo

2- Giản sử

3- Tam âm giao

4- Huyết hải

đ- Gia giảm: Gặp thể ác tính thêm Hợp cốc, Thương dương, Quan xung, Nhân trung. Tất cả châm  tả hay xuất huyết nhẹ để triệt cơn.

- Nếu ăn uống không tiêu, thêm Trung quản, Túc tam lý, Tỳ, Vị du

- Nếu tức bên sườn phải thêm Chương môn, Phúc ai, phúc kết.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Đào đạo dùng để tráng dương, giải biểu chữa sốt cơn rất hiệu.

Cơn sốt trong bệnh sốt rét là do âm dương giao tranh làm thành, dương thắng gây nhiệt, âm thắng gây ra hàn do đó phải điều hoà âm dương để cắt cơn sốt rét. Dùng Giản sử để dẫn tà từ Thủ quyết âm tâm bào ra Túc thiếu dương đởm để điều hoà âm dương cắt cơn sốt rét.

Huyết hải dùng để hoạt huyết, sinh huyết, kiện tỳ trừ đờm thấp.

Gặp thể ác tính, hôn mê bất tỉnh, tả nhân trung để cứu tỉnh, xuất huyết Hợp cốc, Thương dương để hạ nhiệt thông trường Quan Xung để thanh nhiệt ở tam tiêu.

Tam âm giao dùng để bổ âm, sinh huyết khi bị sốt kéo dài đã bị thương tổn.

Trung quản, Túc tam lý, Tỳ vị, du dùng để kiện tỳ khước chướng, làm cho tiêu hoá tốt lên: Phúc ai có thể tác dụng điều hoà vị khí không để kết hòn báng. Chương môn là tạng hội dùng để sơ thông can khí, cường tráng ngũ tạng.

Phải châm chặn cơn trước 1-2h, khi châm phải làm cho cảm giác khuếch tán ra chung quanh nơi châm mới tốt.

Xoa bóp: Day bấm, điểm huyệt khi lên cơn sốt cần kiên trì điều trị trước sau lên cơn, kết hợp Tây y gia tăng cường sức đề kháng cơ thể.

 

 

Bệnh cảm mạo

(ngoại cảm)

a- Triệu chứng: Hắt hơi, ngạt mũi, hoặc sổ mũi, tiếng nói nặng, đau đầu, sợ gió, sợ lạnh, ho, có thể phát sốt …

b- Lý: Do vệ khí hư nên phong, hàn, thử thấp xâm nhập có thể gây nên.

c- Pháp: Tăng cường vệ khí để giải trừ phong, hàn, thử, thấp (ngoại tà)

d- Phương huyệt:

1- Đại chuỳ (bổ)

2- Ngoại quan (tả)

3- Hợp cốc (tả)

Yêu cầu về thủ pháp: Châm 3 huyệt này sau khi đắc khí, phải vê, chuyển kim làm cho cảm giác từ Đại chuỳ lan xuống vai, tay, từ Ngoại quan và Hợp cổc truyền lên cánh tay và vai. Làm được như thế thì chóng ra mồ hôi, người nhẹ nhõm ngay và cũng chỉ cần châm một lần là hết.

Nếu chưa làm được như vậy, phải châm vài ba lần mới khỏi.

đ- Gia giảm:

- Nếu có đau đầu, đau lưng, châm thêm theo bài đau đầu, đau lưng

- Nếu sổ mũi, thêm Thượng tinh

- Nếu tắc mũi, châm thêm Thượng Nghinh hương

- Nếu ho thêm Phế du

- Nếu đau cứng cổ, hêm Liệt khuyết

- Nếu đau người, thêm Đại trữ, Phong môn

- Nếu đau họng thêm Thiếu thượng

- Nếu mình nặng, đau mỏi là cảm thấp, thêm Âm lăng tuyền.

- Nếu đau bụng, đầy bụng nôn mửa, ỉa chảy, thêm Trung quản, Túc tam lý (bổ), châm rồi cứu

e- Giải thích cách dùng huyệt:

Bổ Đại chuỳ cho cường tráng vệ khí để giải tà khí, tả Ngoại quan để giải biểu cho tà khí thoát ra hết, tả hợp cốc để hạ nhiệt giải cảm.

Xoa bóp: Bấm ấn, day huyệt trên đánh cảm lưng, chân tay nếu đau, hoặc bụng nếu đầy bụng

 

 

 Bệnh cúm

a- Triệu chứng: Cũng giống như cảm mạo, có khác ở chỗ thân thể, tứ chi đau nhức nhiều hơn, có khi chân tay co giật.

Biến chứng nặng hơn cảm mạo, dễ lây và hay phát thành dịch.

Khi thấy cúm mới phát hiện nên châm ngay để phòng bệnh (xem công thức phòng bệnh không đặc biệt)

b- Lý: Do cảm phải khí độc trái mùa (bất chính chi khí) có tính dịch lệ.

c- Pháp: Khi tà còn ở biểu, dùng phép giải để biểu ,khi tà vào lý, dùng phép hoà lý.

d- Phương huyệt

1- Đại chuỳ (bổ)

2- Ngoại quan (tả)

3- Hợp cốc (tả)

4- Cân súc (tả)

5- Khúc trì (tả)

6- Uỷ trung (tả hoặc xuất huyết)

Khi châm Cân súc, sau khi đắc khí phải dùng thủ thuật đưa ngay cảm giác từ lưng xuống chân, bệnh nhân thấy dễ chịu ngay.

đ- Gia giảm: Có đại tiện táo, sốt nhiều, thêm:

Nội đình (tả)

Thiên khu (tả)

e- Cách thích giải dùng huyệt:

Tả Cân súc thông kinh Đốc để tráng dương giải biểu đồng thời trị đau và co cứng sống lưng.

Tả Khúc trì để giải biểu hạ nhiệt, Tả Uỷ trung giải được bệnh từ đầu lưng đến chân làm hết đau đớn, xuất huyết cốt giải độc nhanh hơn.

Tả Nội đinh để thanh vị nhiệt cùng với tả Thiên khu thông đại tiện làm cho độc tà đã nhập lý cũng được giải hết.

Xoa bóp: bấm, day, nắn, bóp các huyệt trên, đặc biệt các vùng đau thiên ứng, áp dụng biện pháp chống lây nhiễm.

 

 II CÁC BỆNH VỀ HỆ HÔ HẤP

 

 

 

 

Bệnh ho

 

 

Ho nhiÒu , tiÕng nÆng, ho khan, hoÆc cã ®êm tr¾ng, láng, sæ mòi n­íc trong, rªu l­ìi tr¾ng máng, ngưêi ghª rÐt , m¹ch phï khÈn

 

 

 

 

 

 

 

1- BÖnh ho (Kh¸i thÊu)

A- Ho do ngo¹i c¶m : Cã hai lo¹i : Phong hµn, phong nhiÖt

 

Phong hµn

            a- TriÖu chøng : Ho nhiÒu , tiÕng nÆng, ho khan, hoÆc cã ®êm tr¾ng, láng, sæ mòi n­íc trong, rªu l­ìi tr¾ng máng, ngưêi ghª rÐt , m¹ch phï khÈn

            b- Lý : C¶m l¹nh vµo phæi phÕ khÝ kh«ng th«ng thµnh bÖnh ho nÆng,

            c- Ph¸p: «n phÕ t¸n hµn

            d- Ph­¬ng huyÖt : Phong m«n (t¶) , PhÕ du (bæ) , Ngo¹i quan (t¶), Hîp cèc t¶

Phong nhiÖt

a- TriÖu chøng  : Ho nhiÒu, ®au ®Çu, ph¸t sèt,  ®êm vµng, rªu l­ìi vµng, miÖng kh¸t, m¹ch phï s¾c.

b- Lý :  Do c¶m nãng vµo phæi , phÕ khÝ kh«ng th«ng thµnh bÖnh ho nãng tøc lµ phÕ qu¶n hoÆc phÕ viªm

c- Ph¸p:Thanh phÕ gi¶i biÓu

d- Ph­ư¬ng huyÖt :TrÞ ho do ngo¹i c¶m

                        1- Phong m«n (t¶)

                        2- PhÕ du (t¶)

®- Gia gi¶m:  - C¶m phong hµn thªm : LiÖt khuyÕt (t¶)

                                    - C¶m phong nhiÖt thªm : Ng­ tÕ (t¶)

e- Gi¶i thÝch c¸ch dïng huyÖt: T¶ Phong m«n ®Ó trõ phong, bæ PhÕ du ®Ó s¬ th«ng phÕ khÝ cho khái ho.

            T¶ Ngư­ tÕ ®Ó m¸t phæi khái ho ®ång thêi còng ch÷a ®­îc viªm häng, viªm nhÑ  ë phæi nÕu cã.

            T¶ LiÖt khuyÕt ®Ó tiªu ®êm gi¶m ho.

XB :Day bÊm , ®¸nh c¶m c¸c du huþÖt  .
B- Ho v× néi th­¬ng

Tú h­ ®êm thÊp

            a- TriÖu chøng : ¨n uèng kÐm, ho nhiÒu  ®êm, bông khi ®Çy tøc, cã lóc lîm giäng buån n«n, khi ®êm vËn lªn, ngøa cæ, kh¹c ra ®­îc th× ®ì , miÖng kh«ng kh¸t, rªu l­ìi tr¾ng máng ­ít, m¹ch ho·n nhu. NÕu ho l©u chiÕu X quang th× thÊy  phÕ qu¶n cã thÓ bÞ gi·n

b- Lý : Tú h­ sinh ®êm do ®êm sinh ho

c- Ph¸p:Bæ tú tiªu ®êm khái ho.

d- Ph­¬ng huyÖt :

           

1-Thiªn ®ét (t¶)

2- LiÖt khuyÕt (t¶)

3- Tú du(bæ)

4- Trung qu¶n (t¶)

5- Phong long (t¶)

6- PhÕ du(bæ)

 

 

TÊt c¶ dïng th­êng xuyªn trõ PhÕ du lu©n l­u xen kÏ

e- Gi¶i thÝch c¸ch dïng huyÖt:T¶ Trung qu¶n , Phong long ®Ó h¹ khÝ tiªu ®êm, t¶ Thiªn ®ét ®Ó th«ng cæ hong tiªu ®êm, gi¶m ho. T¶ LiÖt khuyÕt ®Ó tiªu ®êm th«ng phÕ ®¹i trµng gia gi¶m ho, ch©m bé vµcøu tú du cho tú m¹nh, tiªu ho¸ tèt sinh ra khÝ huyÕt dinh d­ìng ( mµ kh«ng sinh ra ®êm)

Bæ PhÕ du ®Ó bæ phÕ khÝ ( ho nhiÒu, phÕ khÝ h­)

Chó ý: Lóc ®Çu vÉn ph¶i tiªu ®êm, khi ®êm ®· Ýt ®i ph¶i chó träng bæ tú vÞ.

 XB : Day bÊm, Ên c¸c huyÖt trªn, xoa bãp l­ng trªn vµ bông ngµy 2-3 lÇn

Chó ý : Lóc ®Çu vÉn ph¶i tiªu ®êm, khi ®êm ®· Ýt ®i ph¶i chó träng bæ tú vÞ.

 

¢m h­ phÕ nhiÖt

a- TriÖu chøng : Hay ho khan, miÖng kh«, l­ìi r¸o, ho khóc kh¾c tõng c¬n l©u míi th«i, ¨n uèng kÐm, ng­êi gÇy kh«, m¹ch tÕ s¸c.Cã ®ñ c¸c triÖu chøng trªn lµ giai ®o¹n ho lao, ph¶i ch÷a gÊp kh«ng sÏ ho ra m¸u.

b- Lý : ©m h­ ho¶ ®éng lµm cho phÕ sinh nhiÖt sinh ho lao

c- Ph¸p: T­ ©m gi¸ng ho¶, m¸t phÕ gi¶m ho

d- Ph­¬ng huyÖt :

            1- Ng­ tÕ (t¶)

            2- LiÖt khuyÕt (t¶)

            3- XÝch tr¹ch (bæ)

            4- Tam ©m giao (bæ)

            5- Th¸i khª (bæ)

            6- Tø hoa ( bæ)

            7- Cao hoang du (bæ)

Dïng th­êng xuyªn cã c¸c huyÖt sè 1,2,3,4,5 cßn l¹i lu©n l­u dïng xen kÏ.

Tø hoa lµ 2 huyÖt C¸ch du vµ 2 huyÖt §ëm du

®- Gia gi¶m: Cã sèt Êm vÒ chiÒu, thªm §µo ®¹o, Gi¶n sö.

- Cã må h«i trém thªm ©m khÝch , HËu khª.

- Ho ra m¸u thªm Khæng tèi.

- Ho ra nhiÒu ®êm thªm Phong long.

- ¨n kÐm thªm Trung qu¶n, Tóc tam lý, Tú du.

e- Gi¶i thÝch c¸ch dïng huyÖt:bæ Tam ©m giao ®Ó t­ ©m gi¸ng ho¶, bæ Th¸i khª ®Ó bæ thËn thuû gi¸ng t©m ho¶ ®· bÞ gi¸ng kh«ng x«ng lªn ®­îc , lµm cho phÕ ®­îc m¸t mµ gi¶m ho

T¶ Ngư­ tÕ, LiÖt khuyÕt ®Ó m¸t phæi tiªu ®êm.

Tø hoa, Cao hoang lµ huyÖt dÆc hiÖu trÞ c¸c bÖnh lao th­¬ng, ®Æc biÖt lµ phÕ lao, cã t¸c dông t¨ng c­êng khÝ huyÕt dÉn ®Õn lµnh bÖnh.

Cøu Cao hoang 15-20 phót råi cøu Tóc tam lý 5 phót. Kiªng kþ phßng dôc.

XB : Day Ên c¸c huyÖt trªn, xoa x¸t vïng l­ng ngùc.

 

 

 

 

Bệnh hen

(Háo hống)

a- Phân loại bệnh:
- Lãnh háo: Mỗi khi gặp rét lạnh thì lên cơn hen, sắc mặt xanh nhợt, chân tay lanh, thở dồn, khó thở, trong cổ  họng nghe có tiếng khò khừ, đờm trắng, khát không ưa uống nước nóng, rêu lưỡi trắng nhờn, ướt, mạch trầm hoãn hoặc trì.

- Nhiệt háo: Hay phát về mùa nóng, da sờ nóng, ngực tức khó thở, hoặc thở dồn dập, so với lãnh háo thì hơi to và mạnh hơn, đờm vàng, đặc quánh, hay khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng trơn, mạch hoạt sác.

b- Lý:

- Do đờm ẩm ở trong, phong hàn cảm vào, ra chứng lãnh háo

- Do đờm hoả kết ở trong, phong hàn bịt ở ngoài làm chứng háo nhiệt

c- Pháp

- Trị chứng lãnh háo: Ôn phế giải biểu hạ khí tiêu đờm

- Trị chứng nhiệt háo: Thanh nhiệt thông phế

d- Phương huyệt: Chung cho cả hai loại hen

1- Đại chuỳ

2- Xuyễn tức

3- Thiên đột

4- Đàn trung

5- Phong long

Trong này dùng thường xuyên có các huyệt 1, 2, 3, 4

Lãnh háo thì châm bổ và cứu

Nhiệt háo thì tất cả đều châm tả

đ- Gia giảm: Nếu kém ăn, châm thêm Trung quản, Túc tam lý

Bị dụng: Khi bị gió lạnh, ho thở không nằm được, cứu Linh dài 10 – 25 phút thì hạ

e - Giải thích cách dùng huyệt

Dùng Đại chuỳ để tăng cường chính khí, phòng chống ngoại tà xâm nhập, ngừa cơn hen kéo lên (đồng thời có tác dụng giải biểu). Dùng Xuyễn tức để hạ cơn hen, Thiên đột để hạ khí tiêu đờm, làm cho họng và phế quản được thư thái, dễ chịu, giảm viêm. Đản trung điều háo khí ở thượng tiêu đề phòng chữa bệnh ở tâm, phế được tốt và cùng làm cho dễ thở.

Phong long hạ khí tiêu đờm, hợp với Trung quản thì kiện vị tiêu đờm

Túc tam lý kiện vị, làm cho ăn ngon và cũng hạ trọc khí.

Linh đài rất công hiệu đối với cơn hen, ho vì phong hàn.

Bệnh này châm cứu tốt, cắt cơn nhanh đặc biệt. Ở trẻ em những huyệt nói trên khó châm, nên đổi ra cứu cũng được, cứu lát gừng, đến khi da chỗ cứu ửng đỏ mới thôi. Nếu người châm chưa được thành thạo không làm cho đắc khí lan truyền vùng cổ ngực

Xoa bóp: Bấm, ấn, day các huyệt trên, xoa xát vuốt vùng ngực lưng bụng.

 

 Bệnh xuyễn

a- Triệu chứng: chia làm 2 loại:

- Thực xuyễn: Ho xuyễn dồn dập, không nằm ngửa được, tiếng thở to, vai cổ co rút, lông ngực dô cao, mạch hoạt thực.

- Hư xuyễn: Hơi thở yếu, hay thở gấp như hết hơi, có cảm giác hơi từ bụng dưới dồn lên, chân tay lạnh, đổ mồ hôi, tim hồi hộp, mạch vi tế hoạt phù vô lực.

b- Lý: Phế nhiệt có đờm, phong hàn vít tắc biểu phận làm ra thực xuyễn

- Thận hư không nạp khí hoặc tỳ phế hư làm thành hư xuyễn

c- Pháp:

- Trị chứng thực xuyễn: Giải biểu thông phế thanh nhiệt, tiêu đờm

- Trị chứng hư xuyễn, bổ thận nạp khí hoặc bổ tỳ lý phế (bổ tỳ “mẹ” mạnh phế “con”)

d- Phương huyệt

- Trị thực xuyễn:
                  1- Phong môn

      2- Xuyễn tức

      3- Thiên đột

      4- Trung quản                     Tất cả đều châm tả

      5- Liệt khuyết

      6- Ngư tế

Dùng thường xuyên có các huyệt 1, 3, 2, 4, 5

- Trị hư xuyễn:

      1- Cao hoang

      2- Thận du

      3- Du phủ

      4- Mệnh môn                      Đều châm bổ và cứu    

      5- Quan nguyên

      6- Linh đài

đ- Gia giảm:

- Trong chứng thực xuyễn

Có nhiều đờm, cham tả thêm Phong long

Có kém ăn, châm bổ thêm Vị du, Túc tam lý

Bị dụng: Nếu dùng phương huyệt trên mà thực xuyễn chưa đỡ thêm: Khí xuyễn, Kinh cừ

- Trong khí chứng hư xuyễn:

Nếu tù, phế hư: Bổ thêm Đản trung, Tỳ du, Vị du, Túc tam lý

Nếu thân hư: Bổ thêm Phục lưu, Tam âm giao

e- Giải thích cách dùng huyệt: Tả Phong môn để trừ phong. Kinh cừ, Ngư tế, Liệt khuyết để thông phế, tiêu đờm, thanh nhiệt, trừ xuyễn. Thiên đột, Xuyễn tức, Khí xuyễn, Trung quản để hạ khí tiêu đờm thông lợi phế khí.

Cao hoang trị hư lao, ho xuyễn: Thận du, Du phủ, Quan nguyên, Mệnh môn châm bổ rồi cứu để ôn thận, nạp khí.

Bổ Đản trung (Thượng khí hải) Tỳ du, Vị du, Túc tam lý để điều hoà trung khí bổ phế

Theo đông y hen xuyễn khác nhau: Hen chủ ở Phế còn xuyễn chủ ở thận. Còn theo y học hiện đại hen và xuyễn là một, và khi chữa thì chủ yếu cắt cơn hen

Những huyệt dùng trên đây bản thân chúng tôi đã dùng cắt cơn xuyễn rất hiệu nghiệm.

Xoa bóp: Ấn, bấm các huyệt trên, đặc biệt vùng vai Đại chuỳ, chụm tay vỗ vùng lưng có tác dụng bổ phế tiêu long đờm

 

Bệnh thập thò đuôi lươn

(mai hạch khí)

a- Triệu chứng: Trong cổ họng  không có vật gì mà vướng mắc như có hột mơ, nuốt không xuống được, khạc không ra do  khí đưa lên ,nên trong ngực thấy buồn bực khó chịu, có luc khó thở. Chia làm 2 loại:

- Loại thực: Tinh thần nhanh mạnh, tiếng nói to, ỉa táo, đái vàng xẻn, mạch sác.

- Loại hư: Tinh thần yếu ớt, sắc xanh nhợt, đái trong, ỉa lỏng mạch trì hoãn, người suy nhược, thần kinh hay mắc chứng ỉa lỏng mạch trì hoãn, người suy nhược, thần kinh hay mắc chứng này.

b- Lý: Vì người suy nghĩ uất ức, khí nghịch đưa đờm.

c- Pháp: Bình can giải uất thuận khí tiêu đờm.

d- Phương huyệt:

1- Thiên đột

2- Đản trung

3- Cách du

4- Nội quan

5- Hợp cốc

6- Trung quản

7- Hành gian

8- Phong long

Chứng thực thì các huyệt bước đầu châm tả phải đắc khí, chứng hư châm bổ và cứu.

e- Giải cách dùng huyệt: Thiên đột khai cổ họng hạ khí tiêu đờm. Đàn trung bổ khí tâm phế. Khí mạnh tự nhiên cổ ngực khoan khoái. Nội quan làm cho ngực nhẹ, cổ đương khó thở châm vào dịu ngay. Cách du bổ làm cho các vật vướng mắc từ cổ ngực được xuôi xuống Trung quản, Phong long hạ khí tiêu đờm làm cho tỳ vị tiêu hoá khoẻ người, Hợp cốc để thông tràng vị hạ khí tiêu đờm.

Xoa bóp: Điểm, ấn, bấm các huyệt trên, xoa xát vùng ngực, vỗ, phát lưng.

.

 

 Dị ứng về hô hấp

a- Triệu chứng: gặp khi thay đổi thời tiết hoặc trái gió thì thấy hắt hơi sổ mũi  hoặc tắc mũi, ngứa mũi, có ho hoặc không ho. Trong người gai ghê rét hơi hâm hấp,hơi thở không bình thường.

b- Lý: Phong hàn, phong nhiệt từ ngoài da vào phế.

c- Pháp: Khu trừ khi phong hàn, phong nhiệt trái thời điều hoà phế khí, cường tráng chính khí củng cố nguyên khí.

d- Phương huyệt:

1- Phong trì

2 Phong môn

3- Đại chuỳ

4- Ngoại quan

5- Hợp cốc

6- Đản trung

7- Khí hải

8- Quan nguyên

9 – Thái uyên

10- Thương nghinh hương

11- Thượng tinh

đ- Gia giảm: Miệng lưỡi khô đắng gia Đởm du, Người lớn trẻ em miệng lưỡi tanh hôi gia Lao cung. Hắt hơi sổ mũi luôn gia  Hàm yếm ,nhiều nước mũi cứu Tín hội 3-5 phút

e- Giải thích cách dùng huyệt: Phong trì, Phong môn để khu phong, Đại chuỳ tăng cường đề kháng giải tán ngoại tà, Ngoại quan, Hợp cốc trước để tả để giải độc sau bổ để cố biểu. Đản trung bổ để bổ khí tâm phế, Quan nguyên bổ chính khu tà. Thái uyên để bổ khí phế. Thương tinh trị sổ mũi. Trước tả để trị bệnh sau  bổ để cường tráng nguyên khí cho khỏi tái phát  bệnh

Xoa bóp: Điểm, bâm huyệt, đánh cảm huyệt vùng lưng.

 

 III BỆNH PHONG THẤP

 

 Tê thấp

(Thấp tỳ)

      a- Triệu chứng: Tê mỏi, đau nhức ở các cơ, có khi tê cả ngoài da, nặng thì cử động đau hoặc cơ nhực co rút không đi được.

b- Lý Nói chung khí huyết kém, phong, hàn, thấp nhiệt xâm nhập

c- Pháp: Bổ khí huyết, kiện tỳ vị, thông kinh hoạc lạc, trừ phong hàn thấp nhiệt.

d- Phương huyệt

- Trị tê thấp ở chi trên:

1- Thiên ứng (tả)

2- Tý nhu (bình)

3- Thanh linh (bình)

4- Thủ tam lý (bình)

5- Ngoại quan (tả)

6- Hợp cốc (bình)

- Trị tê thấp ở chi dưới

1- Thiên ứng (tả)

2- Phục thỏ (bình)

3- Thừa phù (bình)

4- Ân môn (bình)

5- Huyết hải (bổ)

6- Uỷ trung (bình)

7- Thừa sơn (bình)

đ- Gia giảm

   - Phong khí thắng, lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ khác không nhất định chỗ nào,

Chi trên, thêm: Phong môn, Khúc trì (tả)

Chi dưới, thêm: Phong thị, Thái xung (tả)

   - Thấp khí thắng: Đau có chỗ nhất định, đau nặng nề, cử động khó khăn.

Chi trên thêm: Khục trì, Trung chữ (tả)

Chi dưới thêm (Âm lăng tuyển, Túc tam lý (tả)

Nếu nhiệt thắng thì châm tả và gia giảm như trên, nếu hàn thắng thì châm bổ rồi cứu

Mỗi lần châm tuỳ điều kiện cụ thể dùng 1,2 chủ huyệt trị phong, t hấp nhiệt kết hợp với 2, 3 huyệt tại cục bộ và lân cận chỗ sưng đau

Xoa bóp: Nếu nhiệt thắng, phong thắng thì thủ thuật xoa, xát, vuốt, day vùng đau huyệt.

Ví dụ: Đau chi trên vì phong, chọn: Thiên ứng, Phong môn làm chủ, nếu đau nhóm cơ phía xương trụ dùng thêm Thủ tam lý, Hợp cốc và cứ theo lối này mà suy ra, không nhất thiết dùng cả phương huyệt.

.

Thấp khớp cấp

a- Triệu chứng: bệnh phát ra nhanh chóng, có sốt 38 – 390 chạy từ khớp này sang khớp khác, đau nhức, da sưng đỏ, nóng nhiều khi không đi lại được, có thể biến chứng vào tim

b- Lý: Can thân hư, Phong thấp nhiệt thừa cơ xâm nhập.

c- Pháp: Giải phong, thấp nhiệt, thông kinh hoạt huyết, tư bổ can thận.

d- Phương huyệt:

1- Thiên ứng (Xuất huyết)

2- Ngoại quan (tả)

3- Hợp cốc (tả)

4- Nội quan (bổ)

5- Cự khuyết (bổ)

6- Can du (bổ)

7- Thận du (bổ)

e- Giải thích cách dùng huyệt:

Tả Thiên ứng xuất huyết (nếu có sưng đỏ) để thông kinh hoạt lạc chống viêm.

Ngoại quan,  Hợp cốc để giải biểu hạ nhiệt.

Bổ nội quan để tăng cường Tâm  bào: Bổ cự huyết Mộ của tâm, để bảo vệ khỏi biến chứng vào tim khi tuổi trẻ.

Khi bệnh đã đỡ, Bổ Can du, Thận du để củng cố cái gốc suy yếu đã phát sinh ra bệnh này.

Xoa bóp: Dùng nước lạnh xoa bóp, bấm vùng bệnh, các huyệt trên.

.

 

 Thấp khớp kinh

a- Triệu chứng: Đau nhức các khớp xương, ít sưng, không sốt, không đỏ, kéo dài lâu ngày làm cử động hạn chế, khó khăn có khi khớp xương biến dạng, thoái hoá, bắp thịt teo đi.

b- Lý: Can thận hư, phong hàn thấp xâm nhập (có khi uất lại thành nhiệt)

c- Pháp: Thông kinh lạc, trừ phong hàn thấp, tư bổ can thận mạnh  gân xương

d- Phương huyệt:

- Trị thấp khớp kinh chi trên:

1- Kiên ngung

2- Khúc trì

3- Hợp cốc

4- Đại lăng

- Trị thấp khớp kinh chi dưới

1- Hoàn khiêu

2- Dương lăng tuyền

3- Tuyệt cốt

4- Túc tam lý

5- Âm lăng tuyền

6- Uỷ trung

7- Giải khê

Khi đỡ đau, bổ Can du, Thận du mới duy trì được kết quả lâu dài không tái phát.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Khi còn đau nhức nhiều thì châm tả để thông kinh trừ phong hàn thấp, sau đó phải bình bổ, bình tả, đỡ đau rồi phải bổ:

Dương lăng tuyền là (Cân hội).

Tuyệt cốt là ( Tuỷ hội)

Can du, Thận du 

Để tư bổ can thận mạnh gân xương tuỷ các huyệt khác trong phương chủ yếu để thông kinh hoạt lạc, giảm đau ở cục bộ, có đau mới dùng điều chính yếu là phải bồi bổ căn bản thì bệnh mới khỏi lâu dài và ít bị tái phát.

Xoa bóp: Ấn, điểm bấm các huyệt trên, ngày 1- 3 lần, vận động các khớp đau, tăng dần biên độ vận động các khớp. Thường xuyên luyện tập

.

 Bệnh tim

(tâm thống, tâm quý, chính xung)

a- Triệu chứng phân loại:

1- Chứng thực: Đau nhói trước vùng tim từng cơn, khó thở như bị tắt nghẽn, mạch hồng sác, sợ nóng không ưa nắn bóp.

2- Chứng hư: Da xanh, môi nhợt, khó thở như hắt hơi, tiếng nhỏ mạch hoãn, ưa xoa bóp, khi ngủ hay mơ mộng giật mình hồi hộp.

b- Lý: Thuỷ đình tâm hạ, bị phong thấp nhiệt độc hoặc các chứng đau nhức khác.

c- Pháp: Trấn tâm an thần đại bổ khí huyết, điều chỉnh tuần hoàn.

- Kiện tỳ trừ ẩm, lợi thủy giải độc, tiêu viêm

- Tư âm giáng hoả.

d- Phương huyệt:

1- Thiên ứng

2- Nội quan

3- Cự khuyết

4- Thần môn

5- Công tôn

6- Đản trung

7- Tâm du

đ- Gia giảm: Nếu đau miên nhẹ thì thêm Thông lý. Chi chính, đau nhói từng cơn thêm Âm khích, Âm hư hoả động thêm Tam âm giao, có đờm ẩm thêm Trung quản, Phong long, âm lăng, lúc đầu tả, sau bổ kiện tỳ tiêu đờm ẩm.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Cự khuyết là huyệt Mộ của kinh tâm, chứng thực nhiệt châm trước tả sau bình bổ bình tả, chứng hư châm bổ.

- Thần môn: Là Du huyệt của kinh tâm dùng chữa bệnh của bản kinh, hư thì bổ để trấn tâm an thần, Thực thì tả để thanh tâm an thần.

- Nội quan: Thông với âm duy mạch.

- Công tôn: thông với xung mạch theo bát mạch, giao hội phối hợp hai mạch này, giao hội ở tâm ngực để chữa bệnh tâm.

- Đản trung: là khí hội để đại bổ tâm khí

Bệnh thuộc hư chứng thì từ đầu đến cuối đều châm bổ hoặc cứu, Bệnh thuộc chứng thực giai đoạn đầu châm tả, sau bình bổ bình tả.

Xoa bóp: Bấm, ấn huyệt trên thường xuyên, xoa vuốt vùng ngực, cổ chân tay

 

Bệnh đau khớp vai lưng

a- Triệu chứng: Đau, nhức, tê, khớp vai, cổ gấy khó cử động xoay chuyển, không giơ tay lên đầu được, chải đầu hoặc mặc áo khó khăn bệnh nặng phổ biến ở các cụ già, bệnh chữa lâu mới khỏi.

Bệnh chứng phân loại hai loại:

1- Chứng hư: (hàn) người xanh xao đau âm ỉ liên miên mạch hoãn nhược, xoa bóp, chườm nòng vào dễ chịu.

2- Chứng thực (nhiệt) Người đau từng cơn mạch nhanh (sác), ấn bóp, chườm nóng vào dễ chịu, thích mát

b- Lý: Phong hàn, đàm thấp xâm nhập làm cho khớp xương cánh tay vai bị đau cả lưng đến sườn ngực.

c- Pháp: Thông kinh hoạt lạc trừ phong hàn (nhiệt) thấp đờm làm mạnh vai lưng.

d- Phương huyệt:

1- Thiên ứng

2- Kiên tỉnh

3- Kiêu liêu

4- Thiên tỉnh

5- Thiên tôn

6- Kiên trung

7- Phong môn

8- Phế du

9- Hợp cốc

10 – Âm lăng

   Chứng hư thì các huyệt đều châm bổ hoặc cứu. Chứng thực thì các huyệt đều châm tả

e- Giải thích cách dùng huyệt: Thiên ứng là điểm đau nhất trong vùng đau (nếu gần tim, phổi phải châm xiên, không châm thẳng). Kiên tỉnh là huyệt hội của 3 kinh dương dùng rộng rãi để chữa bệnh cả đầu, cổ, vai, lưng, vai tuỷ vị trí đau gần mà chọn dùng, Thiên tông ở sau bả vai, lưng. Kiên ngung là huyệt ở góc vai trước đi vào cà khớp vai. Âm lăng để trừ thấp, Phong long để tiêu đàm, Phế du là huyệt giữa lưng chữa vai, đồng thời giải trừ phong hàn đàm thấp đã xâm nhập vào phổi, Hợp cốc là Nguyên huyệt kinh đại tràng là huyệt có tác dụng chữa các bệnh từ đầu, mặt, vai, tay bị đau.

e- Gia giảm: - Lưng vai đau sang ngực không cúi ngửa được gia Thần đình,

- Vai lưng đau rút ra Khuyết bồn (trước cổ) gia Thương dương

- Đau từ cổ gáy sang vai lưng cứng không cúi ngửa được gia Tam tiêu du, Uỷ trung.

- Lưng vai đau tê liệt gia Thiên Tỉnh, Khúc viên

- Đau cả vai lẫn cánh tay không co duỗi được, không giơ lên đầu gia Thiên tỉnh, khúc viên.

- Đau cả vai lẫn cánh tay không co duỗi được, không giơ lên đầu được thêm Thiên Liêu

Xoa bóp: Vận động khớp vai, tay, rung, kéo dãn, bấm day điểm huyệt ngày 1- 2 lần kết hợp bệnh nhân tự vận động.

 

 Bệnh đau cánh tay

Triệu chứng: Cánh tay bị đau sưng nhức hay thọt nhỏ yếu ớt không lao động được liên quan để cả đến khuỷu tay, bàn tay, ngón tay có mấy nguyên nhân.

- Bị bại liệt:

- Phong hàn tê thấp gây nên một số bệnh thường thấy.

Bệnh chứng phân làm 2 loại: Chứng hư, chứng thực (tham khải bài bệnh đau khớp vai)

- Cánh tay: Khúc trì, Thủ tam lý, Kiên ngung, Tý nhu chữa cánh tay thọt nhỏ đau nhức lạnh  tê cử động yếu, châm Khúch trạch, Giản sử, Thái Uyên.

- khuỷu tay: Khúc trì, Dịch môn, Tiền cốc, Trử liêu, Dương khê, Đại lăng, Khúc trạch chữa khuỷu tay đau nhức, co cứng không duỗi giơ lên được.

- Cổ tay: Liệt khuyết, Khúc trì, Uyển cốt, Thiên lịch chữa khuỷu tay đau nhức, co cứng không duỗi giơ lên được.

- Bàn tay: Tam gian, Uyển cốt, Đại lăng, Dương trì, Lao cung, Chữa phong thấp tê đau.

- Ngón tay: Sưng đau tê cứng không co duỗi được hoặc không được châm Bát tà. Ngoài ra còn dùng huyệt chữa bàn tay để chữa ngón tay hoặc xem ngón tay nào thuộc kinh nào châm  các huyệt ở khuỷu tay như ngón cái châm Xích trạch, ngón giữa châm Khúc trạch.

Xoa bóp: Vê vuốt các đầu ngón tay vận động khuỷu tay, cánh tay. Bấm huyệt, điểm các huyệt trên.

 

 Bệnh đau lưng

1- Đau lưng do thận hư

a- Triệu chứng: Đau ngang thắt lưng có lúc chóng mặt, đau đầu, mòi gối, lưng yếu, chân lạnh, sắc mặt xanh nhợt, mạch trầm tế, hễ cứ lao động là lưng càng đau mỏi,

b- Lý: Thận hư hàn nên đau mỏi lưng

c- Pháp: bổ thận cho mạnh lưng

d- Phương huyệt: Thiên ứng, Mệnh môn, Thận du, Uỷ trung, Dũng tuyền, tất cả đều châm bổ hoặc cứu

e- Giải thích cách dùng huyệt: Bổ mệnh môn để cường tráng toàn thân đặc biệt là thận Hoả, bổ Thận du để củng cố nguồn gốc, suy yếu sinh ra bệnh, Uỷ trung là tổng huyệt chữa lưng thuộc kinh Bàng quang có quan hệ biểu lý với thận, Dũng tuyền là Tỉnh huyệt của thận nên bổ hoặc cứu để trị chứng lạnh chân.

Xoa bóp: Cứu các huyệt trên, xoa xát, day ấn huyệt.

2- Đau lưng do phong thấp

a- Triệu chứng: Lưng đau cứng khi đau chỗ này khi đau chỗ khác, không ưa đấm bóp, hay chườm nóng, sắc đỏ mạch huyền sác, đái ít, vàng xẻn, đại tiện táo.

b- Lý: Phong thấp nhiệt xâm nhập

c- Pháp: Trừ phong thấp tư bổ can thận

d- Phương huyệt: Phong môn, Âm lăng tuyền, Thiên ứng, Uỷ trung

e- Giải thích cách dùng huyệt: Phong môn, chủ trị phong, đặc biệt là bộ phận lưng. Âm lăng tuyền để kiện tỳ trừ thấp, Uỷ trung là tổng huyệt chữa lưng.

Xoa bóp: Khám lưng tìm vùng co cứng, day vùng cứng lưng, bấm điểm huyệt, xoa xát lưng.

 

 IV. BỆNH VỀ TIÊU HÓA

 

 Rối loạn tiêu hoá

a- Triệu chứng: Bụng sôi, đau đầy, tức, ỉa chảy  kéo dài hoặc mỗi khi ăn uống thức ăn lạ là ỉa lỏng hoặc phân lúc đi táo lúc lỏng, không nhất định người gầy yếu mệt mỏi.

b- Lý: Tỳ vị đại tiểu tràng, không điều hoà.

c- Pháp: Điều bổ tỳ vị, tăng cường tiêu hoá.

d- Phương huyệt:

1- Trung quản (bổ)

2- Túc tam lý (bổ)

3- Mệnh môn hoặc Quan nguyên (bổ)

4- Công tôn (bổ)

5- Thiên khu

đ- Gia giảm: Nếu đột nhiên ăn phải thức ăn lạ hay ăn nhiều quá, thêm: Lương môn

e- Giải thích cách dùng huyệt: Bổ trung quản, Túc tam lý để ôn thông tràng vị, hạ trọc khí làm cho tiêu hóa tốt.

Châm bổ hoặc cứu Công tôn để kiện tỳ tiêu thực; Thiên khu là Mộ huyệt đại của tràng châm bình để khỏi ỉa chảy.

Cứu quan nguyên (hay Mệnh môn) để bổ mệnh môn hoả giúp cho tỳ vị, tiêu hoá tốt, Bình lương môn để tiêu thực.

Xoa bóp: Xoa theo chiều kim đồng hồ 55 lần, bấm, ấn các huyệt trên.

.

 

 Nôn mửa

(do cơ năng của tỳ vị )

a- Triệu chứng: Có 3 loại

1- Do nhiệt: Ăn vào nôn ngay, sợ nóng, miệng khô, khát nước, đại tiện táo, đái vàng, mạch sác.

2- Do can khí phạm vị: Bụng, ngực, buồn bực, hơi đưa ngược nôn khan hoặc nôn ra nước chua, đắng có kèm thức ăn, mạch huyền sác.

3- Do hàn: do lạnh, kém ăn, bụng đầy, lâu mới nôn, có khi ỉa chảy, không khát, ăn không tiêu lại nôn ra, chân tay lạnh, mạch trầm trì vô lực

b- Lý: Có đờm rãi:

1- Vị nhiệt

2- Can khí phạm vị

3- Vị hư hàn, ăn uống không tiêu

c- Pháp:

- Trị nôn mửa do nhiệt: Thanh vị, chỉ thổ

- Trị nôn mửa do can khí phạm vi: bình can chỉ thổ

- Trị nôn mửa do hàn: Ôn vị, chỉ thổ

d- Phương huyệt:

- Trị nôn mửa do nhiệt

1- Thượng quản

2- Khúc trì

3- Thiên khu

4- Túc tam lý

5- Nội đình

6- Nội quan

Các huyệt đểu châm tả, huyệt 1, 4, 6 dùng thường xuyên, số còn lại luân lưu xen kẽ.

- Trị nôn mửa do can khí phạm vi

1- Thượng quản

2- Khúc trì

3- Thiên khu

4- Túc tam lý

5- Nội đình

6- Nội quan

7- Hành gian

Các huyệt đều châm tả, trong đó các huyệt 1, 4, 6, 7 dùng thường xuyên số còn lại luân lưu dùng xen kẽ.

- Trị nôn mửa do hàn

1- Thượng quản (bổ)

2- Thiên khu (châm bổ và cứu)

3- Túc tam lý (bổ)

4- Khí hải (bổ)

4 huyệt này đều dùng cả và dùng thường xuyên ,hết nôn bớt thương quản ,dùng trung quản  để bổ hoả Mệnh môn.

e- Giải thích cách dùng huyệt:

    Trị nôn mửa do nhiêt, tả Thượng quản, Nội quan để khai trung giáng nghịch khí cho khỏi nôn, tả Khúc trì, Thiên khu, Nội đình để thanh tràng vị nhiệt, tả Túc tam lý để hạ trọc khí

Trị nôn mửa do can khí phạm vị, tả thêm Hành gian để sơ can hoà vị chỉ nôn mửa.

Trị nôn mửa do hàn, châm bổ rồi cứu Thượng quản, Thiên khu để ôn bổ tràng vị, tiêu hoá tốt, khỏi nôn và đầy; Khí hải để bổ trung khí cường tráng tỳ vị. Gặp chứng nôn mửa cấp, tham khảo thêm bài “Thổ tả, hoắc loạn”

Xoa bóp: Bấm, ấn các huyệt trên, du huyệt lưng, bụng. nếu nhiệt xoa, xát

Hàn thì cứu, can khí phạm vị thì vuốt 2 bên sườn.

.

 

Ỉa chảy

(tiết tả)

a- Triệu chứng:

1- Ỉa chảy do hàn thấp: Phân kèm theo nhiều nước, thích ăn uống nóng, ít khát, nước tiểu trong, bụng sôi đau, ỉa sống phân, người và chân tay mát lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng ướt, mạch trầm trì.

2- ỉa chảy do nhiệt thử: Phân nhiều, thối khẳn, màu vàng nâu, hậu môn nóng rát, mình nóng, miệng khát, thích uống nước lạnh, nước tiểu  vàng xẻn, bụng đau, mạch huyền sác.

b- Lý: Trong do ăn uống, ngoài do phong hàn thử liễm vào gây nên

c- Pháp: Trị ỉa chảy do hàn thấp: Ôn trung lợi thấp chỉ tả Trị ỉa chảy do nhiêt thử: Giải nhiệt thanh nhiệt chỉ tả.

- Trị ỉa chảy do hàn thấp

1- Trung quản

2- Thuỷ phân

3- Thiên khu

4- Lương môn

5- Âm lăng tuyền

6- Túc tam lý

7- Công tôn

Châm bổ và cứu, trong số này huyệt 2, 3, 4, 5, 6, 7 dùng thường xuyên còn lại luân lưu dùng xen kẽ

- Trị ỉa chảy do nhiệt thử

1- Trung quản

2- Thuỷ phân

3- Thiên khu

4- Lương môn

5- Âm lăng tuyền

6- Túc tam lý

7- Công tôn

8- Hợp cốc

9- Uỷ trung

    Châm tả, trong số các huyệt 2, 3, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10 dùng thường xuyên còn lại luân lưu xen kẽ, gặp ỉa chảy cấp, tham khảo bải “Thổ tả hoắc loạn”

e- Giải thích cách dùng huyệt: Châm bổ và cứu Trung quản, Thuỷ phân, Thiên khu để bổ tràng vị và lợi tiểu trừ thấp, Lương môn để tiêu thực, Túc tam lý, Âm lăng tuyền để lợi thấp kiện tỳ vị.

Tả hợp cốc, Nội đình để thanh tràng vị, xuất huyết Uỷ trung thanh nhiệt.

Xoa bóp: Điểm, bấm, véo thịt bụng khi đau, kết hợp với thuốc, khi nặng mất nước thì cần đến bệnh viện.

.

 

Táo bón

a- Triệu chứng:

    1- Táo bón loại thực: Bụng đầy tức, miệng khát môi khô, đại tiện táo kết, rêu lưỡi vàng, dầy khô có nóng sốt mạch sác.

    2- Táo bón loại hư: Bụng không đầy tức, miệng có lúc khô, đái nhiều, lưỡng quyền đỏ: 2, 4 ngày chưa đi ỉa được, thường có bệnh mãn tính khác kèm theo mạch huyền tế sác.

b- Lý:

- Do vj thực nhiệt làm thành thực bí

- Do vị hư, âm huyết khô ráo làm thành hư bí

c- Pháp:

- Trị táo bón loại thực: Điều vị thông tràng

- Trị toá bón loại hư: Tư âm nhuận táo

d- Phương huyệt:

- Trị táo bón loại thực:

1- Khúc trì

2- Hợp cốc

3- Thiên khu

4- Trung quản

5- Nội đình

6- Quan nguyên

7- Bĩ căn

Tất cả đều châm tả, trong số này dùng thường xuyên có 2, 3, 4, 7 còn lại luân lưu dùng xen kẽ.

- Trị táo bón loại hư

1- Hợp cốc (tả)

2- Thiên khu (tả)

3- Phục lưu (bổ)

4- Chiếu hải (bổ)

5- Tam âm giao (bổ)

6- Đại tràng du (tả)

7- Quan nguyên (bổ)

Dùng thường xuyên các huyệt 1, 2, 3, 5 con lại luân lưu xen kẽ.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Trong chứng thực, châm tả các huyệt trên để thanh tràng vị thông bị tắc.

Khi châm Thiên khu, Quan nguyên, Bĩ căn cần cho đắc khi đầy đủ mới chóng công hiệu, Bị táo bón cấp, ngày có thể châm 2 lần. Chứng hư cần châm Bổ phục lưu, Chiếu hải, Tam âm giao để tư âm, bổ thận, nhuận táo còn tả Hợp cốc, Thiên khu đại tràng du cho có càm giác chạy về hố chậu trái đang có phân táo bón làm kích thích muốn đi ngoài ngay. Sau khi đi ngoài hết phân táo, nên châm bổ hoặc cứu các huyệt trên càng nhiều càng tốt.

Xoa bóp: Xoa bóp vùng bụng, bấm huyệt, kết hợp ăn rau …

.

 

 

 

Bệnh thổ tả

Đây là một hội chứng ỉa mửa rất cấp bách, đau bụng, trên nôn mửa, dưới ỉa dữ dội nhưng không bao gồm cả bệnh dịch tả.

Gặp nhiều những thể nặng, nên kết hợp đông y và tây y

a- Triệu chứng:

1- Hàn hoắc loạn: Bụng đau, đầy, nôn mửa ra nước trong mùi tanh, lúc đầu ỉa ra một ít phân sau ra toàn nước như nước gạo, chân tay giá lạnh, sắc xanh xám, da nhăn nheo, tiếng nói nhỏ, khàn, rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch trầm vi: có hiện tượng vong dương.

2- Nhiệt hoắc loạn: Nôn ra nước vàng hoặc nôn khan, ỉa ra nước vàng, nâu, ỉa tháo vọt, thối khẳn, khát nước, buồn bực, chuyển gân co rút, mắt trũng, da nhăn nheo, rêu lưỡi vàng khô sáp, có khi lưỡi đen, mạch trầm sác, có hiện vong âm (kiệt hết chân âm)

3- Can hoắc loạn: Đau bụng như cắt ruột, đầy chướng, muốn nôn không tả nhưng không nôn không ỉa được, buồn bực vật vã, móng tay, móng chân xanh xám, mạch trầm phục, bệnh nguy cấp.

b- Lý: Ngoài phong hàn thử thấp, trong ăn uống bị độc gây ra.

c- Pháp: Điều hoà tràng vị, chỉ thổ tả.

d- Phương huyệt: (chung cho cả 3 loại)

1- Thượng quản

2- Hạ quản

3 – Khúc trì

4 – Khúc trạch

5 - Thuỷ phân

6 – Thiên khu

7- Quan nguyên

8- Tam âm giao (châm bổ hoặc cứu)

9 - Phục lưư ( Châm bổ hoặc cứu)

10- Thái khê (châm bổ hoặc cứư)

11- Thừa sơn

12- Uỷ trung

13- Nội đình

Biệnh chứng: Bổ tả

- Trong hàn hắc loạn

Nếu thổ nhiều cứu Thượng quản, đi tả nhiều cứu hạ quản, Quan nguyên, Thiên khu, Túc tam lý (hoặc châm bổ) là chính.

- Trong nhiệt hoắc loạn:

Nếu thổ nhiều châm Tả Thượng quản, xuất huyết Khúc trạch, tả Khúc trì, nếu ỉa nhiều, châm tả Hạ quản, xuất huyết Uỷ trung, châm tả Nội đình, Khúc trì.

- Trọng can hoắc loạn: Châm cho ra máu nhẹ Khúc trạch, Uỷ trung, Khúc trì chưa đỡ thêm Nội đình.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Nội đình thành vị, Khúc trì thanh tràng càng thổ tả nhiểu, càng mất nước, dùng Thái khê, Phục lưu, Tam âm gia để bổ thận tư âm tráng thuỷ (hàn thì cứu, nhiệt thị châm bổ) Thừa sơn chữa rút gân co quắp, Thuỷ phân chỉ dùng lúc mới để lợi tiểu, nếu đái được rồi ỉa nhiều nước hoặc bị lâu, có hiện tượng mất nước thì không dùng huyệt này nữa, hàn thì cứu, nhiệt thì châm.

Xoa bóp: Điểm huyệt trên, kết hợp bù nước chống nôn bằng gừng tươi và đường muối …

.

 

 Bệnh lỵ

a- Triệu chứng: Theo đông y, phân làm 4 loại

   1- Bạch lỵ: Đi lị ra mũi, người mệt mỏi, không muốn ăn uống, đai nhiều và đái trong, đầu lưỡi trắng, mạch trầm trì.

   2- Xích lỵ: Đi lỵ ra máu, bụng quặn đau nhiều, đi ỉa luôn, khát nước, sợ nóng, đái vàng, lưỡi đỏ, mạch sác

   3- Lỵ thấp nhiệt: Đi lỵ có cả máu lẫn mùi, bụng quặn đau giống như xích lỵ

   4- Lỵ cấm khẩu: Buồn đi lỵ luôn, không ăn được hoặc ăn vào nôn ra ngay.

b- Lý: Ngoài cảm nhiễm phong thấp nhiệt hoặc khí dịch lệ trong vì ăn uống làm tổn thương tỳ vị, khí huyết

c- Pháp:

   - Trị chứng bạch lỵ: Ôn trường lỵ

   - Trị chứng lỵ thấp nhiệt: Thanh lợi thấp nhiệt chỉ lỵ.

d- Phương huyệt:

   - Trị bạch, xích và lỵ thấp nhiệt:

1- Thiên khu

2- Quan nguyên

3- Đại trường du

4- Túc tam lý

5- Thượng cự hư

Bạch lỵ thì cứu các huyệt trên hoặc châm bổ, xích lỵ và lỵ thấp nhiệt thì châm tả,

- Trị lỵ cấm khẩu

1- Khúc trì

2- Thiên khu

3- Giải khê

đ- Gia giảm:

- Xích lỵ: Thêm tiểu tràng du

- Nếu ăn vào nôn ngay, châm tả Giải khê, bổ Lệ đoài sẽ nhanh khỏi (châm tả huyệt hoả, bổ huyệt thuỷ của kinh vị, bổ thuỷ để chế hoả) vị mát sẽ ăn được không thổ.

- Bệnh lỵ cấm khẩu, sau khi đỡ dùng thêm: Tỳ du, Vị du, Túc tam lý, Công tôn để củng cố.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Bạch lỵ phần nhiều là hư hàn, châm bổ hoặc cứu Thiên khu, Đại tràng du, Quan nguyên (là Du mộ và Túc tam lý là Hợp huyệt của vị để điều hoà tràng vị, tiêu trệ, hoà trung chỉ lỵ.

Lỵ cấm khẩu là nhiệt độc làm tổn thương tỳ vị nên tả Thiên khu, Khúc trì đê hạ nhiệt thanh tràng vị làm cho hết nôn, ăn được.

Xoa bóp: Bâm huyệt, xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ 50 vòng.

 

 

Bệnh viêm loét đại tràng

a- Triệu chứng: Hay đau bụng từ dưới rốn trở xuống nhiều lúc đau quặn, đại tiện có chất nhầy, kém ăn, ăn các thức như trứng, mỡ tôm, cá thì đi đại tiện thất thường, có khi đại tràng viêm loét hay thắt lại, đi đại tiện ra phân nhỏ.

b- Lý: Nhiệt kết đại tràng hòa ra viêm loét

c- Pháp: Thanh nhiệt, giải độc

d- Phương huyệt:

1- Thiên ứng

2- Thiên khu

3- Quan nguyên

4- Thương khúc

5- Đại hoành

6- Phúc kết

7- Túc tam lý

8- Hợp cốc

e- Giải thích cách dùng huyệt:

- Thiên khu mộ huyệt của Đại tràng

- Quan nguyên, Thương khúc là huyệt của cục bộ và lân cận.

- Phúc kết để giải kết cho Đại tràng.

- Hợp cốc là du huyệt bổ tràng vị

- Túc tam lý để điều bổ tràng vị.

Khi còn viêm thì châm tả, loét thì châm bổ, khi có đại tiện ra huyết tham khảo phương huyệt tiện huyết.

Xoa bóp: Bệnh này dai dảng, cần kết hợp xoa bóp thường xuyên, đặc biệt chú trọng huyệt Túc tam lý, bấm thường xuyên, tự xoa bụng vòng theo kim đồng hồ 50 vòng.

 Viêm ruột thừa

Triệu chứng: Đau hố chậu phải, đau tức dữ dội có sốt rét nhẹ và nôn hoặc không duỗi thẳng được. Mạch phù sắc đặc biệt ở hữu thốn.

Chẩn đoán: Nắn tìm điểm đau nhất ở hố chậu phải.

- 2 huyệt Lan vĩ (ở chậu giữa Túc tam lý và Thưọng cự hư), 2 huyệt Lan vĩ (trên tai giữa đại tràng và tiểu tràng). Qua các vùng trên có những điểm đau nhói lên là đúng bệnh viêm ruột thừa cấp, Cần chuyển bệnh viện ngay.

- Chú ý: Tìm các huyệt Lan vĩ cho chính xác như đã hướng dẫn ở Nhĩ châm.

Bệnh đại tiện ra máu

(tiện huyết)

a- Triệu chứng:

- Tràng phong đi đại tiện ra máu tươi trước phân là máu từ đại tràng ra.

- Tạng độc: Đi đại tiện ra phân trước ra máu đen sau là máu ra từ dạ dày.

b- Lý: Khi mới bị do tràng vị có phong nhiệt làm cho máu từ tràng vị theo đại tiện. nếu lâu thì tràng vị đã hư.

c- Pháp: Chứng thực: Thanh tràng vị, Chứng hư: Bổ tràng vị để chỉ huyết.

d- Phương huyệt

         1- Quy vĩ (ở đuôi xương cùng như đuôi rùa)

         2- Trường cường (ở giữa Quy vĩ và hậu môn)

         3- Mệnh môn

         4- Trung quản

         5- Đại tràng du hay Thiên khu

         6- Hạ quản

         7- Bách hội

Huyệt 1, 2, 3 là huyệt đặc hiệu chữa bệnh tiện huyết trung quản là huyệt phủ hội để điều hoà tràng vị. Hạ quản là huyệt trị phân ra nước, Đại tràng du la huyệt trị huyết ra trước có lúc đầu còn nhiệt thì châm tả, sau khí huyết hư thì châm bổ hoặc cứu.

Xoa bóp: Ấn, bấm các huyệt trên, xoa để thanh nhiệt, sơ can giải uất, ăn kiêng cay nóng, rượu bia

 

 

Bệnh viêm loét đại tràng

a- Triệu chứng: Hay đau bụng từ dưới rốn trở xuống nhiều lúc đau quặn, đại tiện có chất nhầy, kém ăn, ăn các thức như trứng, mỡ tôm, cá thì đi đại tiện thất thường, có khi đại tràng viêm loét hay thắt lại, đi đại tiện ra phân nhỏ.

b- Lý: Nhiệt kết đại tràng hòa ra viêm loét

c- Pháp: Thanh nhiệt, giải độc

d- Phương huyệt:

1- Thiên ứng

2- Thiên khu

3- Quan nguyên

4- Thương khúc

5- Đại hoành

6- Phúc kết

7- Túc tam lý

8- Hợp cốc

e- Giải thích cách dùng huyệt:

- Thiên khu mộ huyệt của Đại tràng

- Quan nguyên, Thương khúc là huyệt của cục bộ và lân cận.

- Phúc kết để giải kết cho Đại tràng.

- Hợp cốc là du huyệt bổ tràng vị

- Túc tam lý để điều bổ tràng vị.

Khi còn viêm thì châm tả, loét thì châm bổ, khi có đại tiện ra huyết tham khảo phương huyệt tiện huyết.

Xoa bóp: Bệnh này dai dảng, cần kết hợp xoa bóp thường xuyên, đặc biệt chú trọng huyệt Túc tam lý, bấm thường xuyên, tự xoa bụng vòng theo kim đồng hồ 50 vòng.

 

 

 V. BỆNH VỀ GAN MẬT

Bệnh vàng da

(Hoàng đản)

a- Triệu chứng:

1- Loại dương hoàng: Mắt, mặt, da vàng màu xanh tươi nhuận khi mới có phát sốt, khát, tiểu tiện vàng xẻn, đại tiện táo, rêu lưỡi, vàng ướt, thân thể mệt mỏi trong ngực mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, mạch hoạt sác, hay huyền sác.

Chứng này có khi phát hàng loạt (tây y gọi là viêm gan siêu vi trùng)

2- Loại âm hoàng: Mắt, mặt, da cũng vàng như màu tối mờ như hun khói, không sốt, ít khát, tiểu tiện nhiều, ỉa lỏng, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì hoặc hoãn nhược, thân thể mệt mõi.

b- Lý:

- Tỳ không vận hòa mạnh thấp nhiệt tích lại

- Nhiệt nặng hơn thấp sinh ra dương hoàng.

- Thấp nằng hơn sinh ra dương hoàng

- Thấp nặng hơn nhiệt (lâu thành hư hàn) sinh ra âm hoàng.

c- Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp để trị chứng dương hoàng.

- Ôn trung hóa thấp để trị chứng âm hoàng.

d- Phương huyệt:

1. Trị dương hoàng:

1- Chí dương

2- Đởm du

3- Tỳ du         

4- Trung quản

5- Âm lăng tuyền

6- Nội đình

7- Nội quan

8- Thái xung

9- Hậu khê

10- Nhật nguyệt

Bệnh từ 6- 12 ngày đầu châm tả ngày 1 lần, bệnh cấp thì chỉ cần châm 6 ngày liền, sau đó ngày châm 1 lần rồi tùy tình hình bệnh tật mà linh hoạt quyết định.

Dùng thường xuyên là các huyệt số 1, 2, 3, 5, 9, 10 (tổng cộng là 6 huyệt) các huyệt còn lại luân lưu dùng xen kẽ.

2. Trị âm hoàng.

1- Chí dương

2- Tỳ du

3- Vị du

4- Can du

5- Tâm du

6- Mệnh môn

7- Thận du

8- Trung quản

9- Quan nguyên

10- Túc tam lý

11- Công tôn

Các huyệt số 1, 2, 6, 8, 11 dùng thường xuyên, số còn lại luân lưu dùng xen kẽ.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Trong chứng dương hoàng, tả Chí dương cho thông dương để trị dương hoàng, tỳ du, trung quản, âm lăng tuyền, Nội đình để thanh đởm và tâm bào cho sườn ngực được khai thông. Nhật nguyệt là Mộ huyệt của đởm, Thái xung là Du huyệt của Can dùng để thông thấp nhiệt từ lý ra biểu không còn hại đến gan mật nữa.

Trong chứng âm hoàng, châm bổ hoặc cứu Chí dương để tráng dương trừ chứng âm hoàng. Tâm du để mạnh tâm, Tỳ du, Túc tam lý, Công tôn để ôn vị kiện tỳ trừ thấp. Mệnh môn, Thận du để cường tráng nguyên dương cho tỳ thận hóa thấp được tốt và cũng để duy trì kết quả về lâu dài.

Xoa bóp: Xoa xát dọc theo đường kinh vị, qua Chương môn, Nhật nguyệt, Kỳ môn, Thiên khu.

 

 

 Giun chui ống mật

a- Triệu chứng: Đau tức vùng ngực phải, đau từng cơn, lúc không đau, lúc nôn, lúc không, trẻ con bị giun chui ống mật hay nằm chổng mông.

b- Lý: Người có nhiều giun chạy toán loạn chui vào túi mật.

c- Phép chữa: Cường đởm khu trùng.

d- Phương huyệt:

1- Thiên ứng

2- Nhật nguyệt

3- Dương lăng tuyền

Tất cả để tả và lưu kim 15- 20 phút

e- Giải thích cách dùng huyệt: Tả Thiên ứng, tả Nhật nguyệt (Mộ huyệt của Đởm nhằm trực tiếp kích thích cho đường mật co bóp mạnh lên, đẩy cho giun thoát ra khỏi đường dẫn mật, tả Dương lăng tuyền là hợp nguyệt của đởm để hỗ trợ cho tác dụng của Nhật nguyệt.

Cứ 3 phút vê đảo kim tùy người lớn, bé, mạnh yếu mà làm thủ thuật cho thích hợp.

Trường hợp châm không kết quả gửi đi bệnh viện ngay.

 

VI. BỆNH VỀ BÀI TIẾT

Bí đái

(Hậu phỗng không đái được dùng càng tốt)

a- Triệu chứng: Bệnh nhân không đái được, bàng quang căng tức, bụng chướng đầy, thậm chí đau vật vã, mạch trầm sác, thực.

b- Lý: Tam tiêu khí hóa chất thường hoặc nhiệt kết bàng quang làm ra bí đái cấp.

    - Chính khí hư nhược hư hàn làm đi đái không thông.

c- Pháp: Điều phế khí thông bàng quang thanh nhiệt lợi tiểu.

d- Phương huyệt:

1- Trung cực

2- Liệt khuyết

3- Âm lăng tuyền

4- Khí hải

5- Tam tiêu du

Bị dụng: Bàng quang du, Thận du

đ- Gia giảm:

   - Phụ nữ mang thai bị bí đái, chỉ cứu Bách hôi, Đản trung, Âm lăng tuyền

   - Chính khí hư nhược bị đái, cứu hoặc châm bổ các huyệt trên, gồm Bách hội, Đản trung.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Tả Trung cực để khai thông bàng quang, tả Liệt khuyết, Khí hải để điều hòa phế khí xuống thông bàng quang. Âm lăng để lợi tiểu, tả Tam tiêu du thanh nhiệt lợi tiểu.

Người già yếu khí hư hạ hãm, phụ nữ có mang thai đè vào bàng quang nên cứu Bách hội, Đản trung, Khí hải làm cho khí vượng đẩy thai lên, tiểu tiện lại bình thường.

Xoa bóp: Bấm các huyệt trên, Vùng bàng quang xoa nhẹ theo kim đồng hồ 90 lần.

 Đái đục

(Bạch trọc, xích trọc)

a- Triệu chứng: Bệnh nhân đái đau rát, nước tiểu đục, chân tay mỏi, có khi ù tai, hoa mắt, tim hồi hộp, người mệt sắc xanh (đái ra như nước vo gạo là bạch trọc, đái ra đo đỏ là xích trọc).

b- Lý: Thấp nhiệt vào bàng quang

- Khí hư hạ hãm

c- Pháp: Thông lợi bàng quang tiêu trừ thấp nhiệt, nếu khí hư bổ khí thăng đề.

d- Phương huyệt:

1- Bách hội (Bổ hoặc cứu)

2- Thận du (bình)

3- Bàng quang du (tả)

4- Trung chữ (tả)

5- Tam âm giao (bổ)

6- Khí hải (bổ)

7- Trung cực (tả)

8- Khúc tuyền (tả)

- Dùng thường xuyên có các huyệt số 3, 4, 7, 8 trị thấp nhiệt.

- Chỉ dùng huyệt số 1, 2, 5, 6 thường xuyên trị khí hư còn các huyệt khác thì mỗi lần dùng xen kẽ một hai huyệt trong bổ có tả, trong tả có bổ.

đ- Gia giảm: Nếu xích trọc thêm: Tâm du, Tiểu tràng du (tả), Tiểu tiện còn ít hoặc chưa thông gia Âm lăng tuyền.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Thận du, Bàng quang du thanh thận và Bàn quang để bài tiết thấp nhiệt tả Trung trữ để thanh lợi thấp nhiệt tam tiêu, cho ra theo đường tiểu tiện, Thăng bổ khí, tả trung cực để thông khí lợi tiểu, bổ tam âm giao để kiện tỳ trừ t hấp, tả Khúc tuyền để thanh can lợi tiểu.

Tả Tâm du, Tiểu tràng du để thanh tâm hỏa làm cho nước tiểu trong lại hết xích trọc. Ở người già, khí hư hạ hãm bổ Bách hội để thăng dương lợi tiểu hết đái đục.

Xoa bóp: Bấm, ấn các huyệt trên, vuốt bụng nhiều lần dọc xuống 2 bên trong của đùi, dọc kinh thận, kinh can.

 

 

 Sỏi thận – Sỏi bàng quang

a- Triệu chứng: Bệnh nhân thoạt tiên đau rát ở vùng thận, đái khó hoặc buốt tức, nhỏ giọt, đau ran cả bụng dưới trong ống đái, đái ra máu hoặc có sỏi, cát theo ra thậm chí đau tắc muốn ngất, mạch tế sác (Tây y gọi là sỏi thận, sỏi bàng quang)

Bài này nhằm xử lý sỏi còn bé, Nếu qua X quang thấy sỏi to hoặc có cạnh góc sắc, thì không điều trị bằng châm cứu được.

b- Lý: Thận hư bàng quang kết nhiệt.

c- Pháp: Bổ thận thanh bàng quang, lợi tiểu thông sỏi.

d- Phương huyệt:

- Trị sỏi thận:

1- Thận du

2- Tiểu trường du

3- Bàng quang du

4- Dũng tuyền

Tất cả dùng thường xuyên

- Trị sỏi bàng quang

1- Khí hải

2- Quan nguyên

3- Trung cực

4- Âm lăng tuyền

5- Liệt khuyết

Dùng thường xuyên có các huyệt số 1, 3, 4

đ- Gia giảm: Dù sỏi ở Bàng quang hay ở Thận nếu là chứng cấp, sáng châm theo công thức chữa sỏi t hận, chiều châm theo công thức chữa sỏi bàng quang cách nhau 3 giờ sẽ có kết quả tốt.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Thận du, Dũng tuyền để bổ thận khí cho có sức mạnh để bài tiết sỏi ra, Khí hải, Quan nguyên để bổ khí, Liệt khuyết hành phế khí điều hòa Thủy đạo để đi xuống Bàng quang, tả trung cực, Âm lăng tuyền để lợi tiểu như thế sẽ làm khí mạnh, tiểu tiện lợi đầy sỏi, cát ra hết.

.

Bệnh phù nề

(Thủy thủng)

a- Biến chứng và phân loại như sau:

1- Dương thủy: Mặt, mắt, chi trên phù trước rồi mới lan ra toàn thân, tinh thần bệnh nhân nhanh nhẹn, tiếng nói to, hay khát nước, đại tiện táo, tiểu tiện vàng xẻn mạch trầm sác, bệnh phát nhanh điều trị khỏi cũng chóng, có khi bệnh nhân sợ bị gió, ho, rêu lưỡi trắng trơn, mạch phù.

2- Âm thủy: Nửa người dưới hai chân phù trước, tinh thần bệnh nhân uể oải, sắc xanh bủng nhợt, tiếng nói nhỏ yếu, người lạnh không khát, đại tiển lỏn, nát, tiểu tiện ít, mạch trầm trì hoặc trầm khẩn, có khi trầm tế.

b- Lý: Phế mất khả năng tuyên h óa, tỳ không kiện vận, thận kém bài tiết kết hợp với phong, thấp tà xâm nhập cơ thể gây nên, Tây y gọi là viên thận. Còn về tâm can chữa theo bệnh tâm và can (cổ trướng).

c- Pháp: Trị dương thủy: Giải biểu lợi thấp, lúc mới cho ra mồ hôi.

Trị âm thủy: Bổ khí kiện tỳ, ôn bổ thận dương, thông thủy lợi tiểu.

d- Phương huyệt:

- Trị chứng dương thủy:

1- Thủy câu

2- Phong môn

3- Âm lăng tuyền

4- Hợp cốc

5- Liệt khuyết

6- Trung chữ

7- Hãm cốc

Tất cả đều châm tả, dùng thường xuyên các huyệt 1, 2, 3, 5, 7, 6 còn lại dùng luân lưu xen kẽ.

- Trị chứng âm thủy:

1- Mệnh môn

2- Thủy phân

3- Quan nguyên

4- Thái uyên

5- Công tôn

Các huyệt 1, 2 châm cứu còn lại châm bổ và cứu, dùng thường xuyên các huyệt 1, 3, 5, 4,

1- Thận du

2- Trung quản

3- Khí hải

4- Trung cực

5- Âm lăng tuyền

6- Phục lưu

Dùng thường xuyên có các huyệt số 1, 4, 5, 6,

Giai đoạn 2 và 3 châm nhiều không khỏi phải cứu các huyệt tăng dần, cứu cách gừng thêm huyệt, Thần khuyết.

đ- Gia giảm:

- Trong chứng dương thủy: Nếu có sốt, rét … (biểu chứng) dùng thêm phương huyệt trị cảm mạo để giải biểu phát hàn.

- Trong chứng âm thủy: Nếu phù toàn thân, khí nghịch không nằm được để cứu Du phủ.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Thủy câu có tác dụng đặc biệt ở cục bộ mặt: Hợp cốc làm ra mồ hôi, hạ nhiệt: Hãm cốc làm tiêu phù ở mặt, kết hợp với nhau sẽ là tiêu phù nhanh.

Phong môn để trừ phong: Âm lăng tuyền kiện tỳ trừ thấp, Liệt khuyết lợi phế khí thông xuống bàng quang: Trung chữ thanh nhiệt lợi thấp để thấp nhiệt theo tiện ra ngoài.

Trong chứng dương thủy, phần trên giải biểu cho mồ hôi tiết ra, phần dưới lợi tiểu để tiết nước ra cho khỏi đọng lại sinh phù.

Trong chứng âm thủy, bổ Mệnh môn, Thận du để ôn thận hóa thủy, Trung quản tiêu đàm thấp kiện tỳ, cứu Thủy phân để ôn trung tán thủy, Phục lưu lợi tiểu tiền phù, Khí hải, Quan nguyên, Trung cực để ôn bổ thận khí thông ra bàng quang để lợi tiểu, Âm lăng tuyền, Công tôn, để kiện tỳ trừ thấp. Bước đầu châm bổ 5- 7 lần, sau châm bổ rồi cứu cho da trên huyệt đỏ hồng nóng thấu trong sâu mới đạt yêu cầu on dương hóa thủy, lấy dương thắng âm nếu cứu qua loa thì vô hiệu.

Xoa bóp: Bấm các huyệt trên, bệnh nhẹ kết hợp xoa sát vùng ngực.

.

Bệnh cổ trướng

Bệnh nhân bụng to như cái trống, chân tay gầy hoặc có lúc chân tay phù rồi sau dồn cả vào bụng.

a- Phân loại thể bệnh:

1- Thuộc thực chứng: Bụng trướng, rắn chắc, có khi sốt, ỉa táo, đái vàng xẻn, tinh thần tỉnh táo, cử động còn nhanh nhẹn, tiếng nói to, mạch huyền sác, hữu lực.

2- Thuộc hư chứng: Bụng trướng nhưng không rắn lắm, tinh thần yếu đuối, cử động nhọc mệt, sắc xanh nhợt, đái trong ỉa lỏng, chân tay mát lạnh, mặc trầm hư, vô lực.

b- Lý:

- Thấp nhiệt thương tỳ, tràng vị không thông (vị thực tích) (cổ trướng thể thực)

- Tỳ vị hư, cổ trướng thể thực: Thanh trừ thấp nhiệt, thông lợi tràng vị

c- Pháp:

- Trị cổ trướng thể thực: Thanh trừ thấp nhiệt, thông lợi tràng vị

- Trị cổ trường thể hư: Kiện tỳ vị, lợi thấp, điều khí.

d- Phương huyệt:

- Trị cổ trước thể thực:

1- Trung quản

2- Thiên khu

3- Đại tràng du

4- Phong long

5- Khúc tuyền

6- Trung cực

Tất cả đều châm tả, dùng thường xuyên các huyệt 1, 2, 4, 6 còn lại luân lưu xen kẽ.

- Trị cổ trướng thể hư

1- Thủy phân

2- Trung quản

3- Khí hải

4- Quan nguyên

5- Can du

6- Túc tam lý

7- Công tôn

8- Âm lăng tuyền

Tất cả đều châm bổ hoặc cứu, dùng thường xuyên các huyệt 1, 4, 7, 8, còn lại luân lưu xen kẽ.

đ- Gia giảm:

- Có tức ngực, khó thở, ấn vào bụng không lõm (là khí cổ) thêm Đản trung, Khí hộ, Khí hải.

- Bụng to có đủ triệu chứng, giun (trùng cốt) thì dùng thuốc hạ trùng, giun ra hết mới khỏi, rồi bồi bổ sau.

- Bụng có gân xanh nổi lên, đại tiện ra máu tươi hoặc phân đên (là huyết cổ) thêm: Cách du, Chương môn, Can du.

- Bụng trướng to, trông mọng, ấn lõm lâu mơi lên, ngực tức hay thở (là thủy cổ) châm thêm Thủy đạo, cứu Thủy phân.

Nếu có những phụ chứng khác kèm theo, tham khảo chứng đó trong sách này để mà điều trị.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Tả trung quản, Thiên khu, Đại tràng du để sơ thông trạng vị, tiêu tích trệ, Phong long để tiêu đờm.

Bổ khúc tuyền (là huyệt mẹ của can) để bổ Trung cực để thông bàng quang, lợi tiểu.

Nếu can hư nhiều thì bổ thêm Can du, Kỳ môn (Du, Mộ huyệt) để điều hòa âm dương. Trong hư chứng bổ trung quản, Túc tam lý để kiện vị tiêu đàn trọc khí, Can du để bổ can hòa vị, Khí hải, Quan nguyên để bổ khí hải tráng dương: Công tôn, Âm lăng tuyền để kiện tỳ lợi thấp.

Khi bệnh đã đỡ nhiều, nên theo phép bổ (đã nói ở chương II) để củng cố kết quả điều trị.

Bệnh nhân phải dùng những thức ăn bổ nhưng dễ tiêu, kiêng phòng dục, rèn luyện thân thể, xoa bụng, xoa lưng, vặn cổ tay, cổ chân (như đã hướng dẫn ở mục phòng bệnh). Cấm phòng dụng và lội bùn lâu bị tái phái không chữa được.

Đây là một chứng nan y, Chúng tôi đã châm được 26 ca cả thủy cổ, huyết cổ và khí cổ có kết quả tốt.

 

 

 U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN

+ Cấp tính: Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, đạo trệ.

Dùng huyệt Trung liêu, Khúc cốt, Âm lăng tuyền, Chi câu, Đại đôn. Nếu sốt thêm Đại chùy, Khúc trì Tiểu ra máu thêm Huyết hải. Tiểu buốt nhiều thêm Thủy đạo. Châm tả, lưu kim 30 phút, mỗi ngày châm một lần, 10 ngày là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu).

+ Mạn Tính

. Hàn Ngưng Ở Kinh Can: Bụng dưới đau lan đến dịch hoàn, chườm ấm thì dễ chịu, bụng lạnh, vùng cơ quan sinh dục lạnh, phân lỏng, nát, có khi tiểu ra chất dính đục, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Trầm, Trì, Huyền.

Điều trị: Hoãn Can, hòa lạc. Dùng huyệt Đại đôn, Khúc tuyền, Quan nguyên, Tề hạ tam giác cứu.

. Thấp Nhiệt Hạ Chú: Tiểu ít, ngắn, tiểu buốt, nước tiểu vàng đậm hoặc có lẫn máu, miệng khô mà đắng, vùng hội âm đau, có khi bị di tinh, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, bệu, mạch Hoạt Sác.

Điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt. Châm Trung Cực, Âm lăng tuyền, Tam âm giao,  (Bị Cấp Châm Cứu).

. Thận Âm Bất Túc: Thắt lưng đau, chân mỏi yếu không có sức, lòng bàn tay bàn chân nóng, mồ hôi trộm, di tinh, đầu váng, mắt hoa, vùng sinh dục đau, có lúc cảm thấy đường tiểu nóng rát, lưỡi đỏ xậm, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Sác.

Điều trị: Dưỡng âm, ích Thận. Châm Thận du, Quan nguyên du, Tam âm giao, Thái khê, Trung Cực (Bị Cấp Châm Cứu).

. Thận Dương Suy Yếu: Tiểu nhiều, nước tiểu trong, nước tiểu ra không hết, lưng đau, hoạt tinh, bạch trọc, cơ thể nặng, chân tay lạnh, liệt dương hoặc phù thũng, nước da trắng nhạt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế Trì

Điều trị: Ôn bổ Thận dương. Châm Mệnh môn, Thận du, Quan nguyên, Thái khê (Th 3), Âm cốc (Bị Cấp Châm Cứu).

 

VII- BỆNH VỀ SINH DỤC

 

 

 Bệnh di tinh

Nằm mơ thấy giao hợp với phụ nữ mà xuất tinh là mông tinh. Không thấy giao hợp mà tự xuất tinh là di tinh. Nói đến sắc dục mà tinh đã xuất gọi là hoạt tinh.

a- Lý: Tư tưởng nghĩ nhiều về sắc dục, thủ dâm tâm can hỏa động sinh ra (mộng tinh)

- Thận hư hàn, tinh cung bất cố sinh ra di, hoạt tinh.

b- Pháp:

- Chữa mộng, di tinh thanh tâm can an thần.

- Chữa hoạt tinh, di tinh, bổ thận cố tinh.

d- Phương huyệt: Chữa mộng tinh, di tính do tâm hỏa vương:

1- Thần môn

2- Nội quan

3- Tâm du

4- Thận du

5- Tam âm giao

6- Thái xung

Nếu mộng: Thần môn + Tâm du

Không mông: Thận du, Mệnh môn

Chữa chứng di, hoạt tinh, do thận suy

1- Khí hải

2- Quan nguyên

3- Trung cực

4- Tam âm giao

Nếu chưa đỡ cứu thêm: Chí thất hay châm bổ, châm nhẹ kẻo kích thích mạnh mạnh lại di tinh nhiều hơn.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Tả Thần môn, Nội quan để thanh tâm tả, tả Thái xung để bình can dương khỏi sơ tiết: Bổ thận du, Tâm du, Tam âm giao để tư âm, an tâm cố thần làm cho không mông, không di tinh nữa. Bổ Quan nguyên, Trung cực, Khí hải để bổ hạ nguyên cố tinh, bổ Thận du, Tam âm giao để bổ thận âm cố tinh. Châm bổ rồi cứu. Sau khi khỏi rồi nên cứu một vài huyệt để củng cố lâu dài.

Xoa bóp: Xoa, ấn, bấm huyệt trước khí ngủ, tạo giấc ngủ sâu, tránh tắm tối, ướt đầu khi ngủ.

 

 Bệnh liệt dương

(dương suy)

a- Lý: Do thủ dâm sắc dục quá độ hoặc kinh khủng đột ngột gây thương thận.

b- Pháp: Tráng dương bổ thận

d- Phương huyệt:

1- Thận du

2- Mệnh môn

3- Quang nguyên

4- Khúc cốt

5- Khí hải

6- Quy lai

7- Tam âm giao

Các huyệt đều châm bổ

e- Giải thích cách dùng huyệt: Bổ Mệnh môn, thạn du để thận giáng hỏa tráng thận dương, Khí hải để bổ khí tráng dương, Quan nguyên, Khúc cốt để tboor hư tổn ở hạ nguyên, đặc biệt là 2 huyệt này khi châm vê kim để có cảm giác tinh. Chữa bệnh có kết quả tốt rồi phải tiếp tục cứu một thời gian để củng cố.

Không giao hợp trong thời gian điều trị

Mỗi ca châm trung bình 20 lần

Xoa bóp: Điểm ấn huyệt trên, tập hít thở sâu. Thở ra hít vào co thắt hậu môn đồng thời cử dương vật lên tập lâu cải thiện sinh lý chữa bệnh, duy trì kết quả điều trị.

 

 

 VIII- BỆNH VỀ THẦN KINH VÀ TINH THẦN

 

 Bệnh mất ngủ

a- Phân loại bệnh:

- Loại do tâm huyệt hư tổn: Đêm không ngủ được hay mơ hoặc chỉ lơ mơ ngủ hay chiêm bao sợ hãi, tỉnh dậy không ngủ tiếp được nữa, mạch phù sác.

- Loại do tâm thận bất giao: Người buồn bực, hồi hộp, chóng mặt, đau đầu, mông mị dị tinh, mạch tế sác.

- Loại do vị phủ bất hòa: ngực, bụng đầy tức, ho đờm. có lúc buồn nôn, đại diện không đều, mạch hoạt.

- Loại do can đởm hỏa vượng: Hay cáu gắt, tức giận, đau đầu, đau sườn, đắng miệng, mạch huyền sác (Thực chứng)

Suy nghĩ vớ vẩn, hồi hộp không ngủ được, mạch huyền, hoãn vô lực (hư chứng)

b- Pháp: Trị mất ngủ do tâm huyết hư: Bổ huyết an thần.

- Trị mất ngủ do vị phủ bất hòa: Điều hòa vị phủ.

- Trị mất ngủ do tâm thận bất giao: Tư thủy thanh hỏa, thông tam giao thận.

- Trị mất ngủ do can đởm hỏa vương: Bình can thanh đởm (chứng thực), Bổ can ôn đởm

d- Phương huyệt:

- Trị mất ngủ do tâm huyết hư:

1- Thần môn (bổ)

2- Nội quan (bổ)

3- Tam âm giao (bổ)

Dùng tất cả thường xuyên

- Trị mất ngủ do tâm thận bất giao

1- Thần môn (bình)

2- Nội quan (bình)

3- Tam âm giao (bổ)

4- Tâm du (tả)

5- Thận du (bổ)

6- Dũng tuyền (bổ)

Tất cả dùng thường xuyên

- Trị mất ngủ do vị phủ bất hòa.

1- Thần môn (bình)

2- Nội quan (tả)

3- Tam âm giao (bổ)

4- Trung quản (bổ)

5- Phong long (tả)

6- Công tôn (bổ)

7- Nội đình (tả)

Trừ huyệt 2, 3, 6 tất cả đều dùng thường xuyên.

- Trị mất ngủ do can đởm thực

1- Thần môn

2- Nội quan

3- Tam âm giao

4- Can du (Hoặc Thái xung)

5- Đởm du (hoặc Túc lâm khấp)

Nếu can đởm hư châm bổ hoặc cứu những huyệt trên, Liệu trình đầu châm tả, rồi châm bình bổ, bình tả. Khi ngủ được thì châm bổ hoặc cứu xen kẽ.

Trừ huyệt số 3 còn lại dùng thường xuyên.

đ- Gia giảm: Khi bị mất ngủ, chân lanh cứu Dũng tuyền

e- Giải thích cách dùng huyệt: Thần môn, Nội quan để thanh tâm an thần, Tam âm giao để tư âm giáng hỏa, Tả, Tâm du để giáng hỏa, bổ Thận du để tráng thủy giảm hỏa cho tâm thận giao thông thì thần yên, ngủ khỏe khong có mông mị nữa.

Nếu hu hỏa bốc lên, đầu nóng, chân lạnh cứu Dũng tuyền 5 – 10 phút để ôn thận, để dẫn hỏa quy nguyên là dễ ngủ.

Bổ Trung quản, Công tôn để điều hòa tỳ vị, tả Nội quan, Phong long, Nội đình dể tuyên thông vị khí trừ đờm, thấp nhiệt mới ngủ yên được.

Tả Can du, Đởm du hoặc Thái xung, Túc lam khấp là nguyệt huyệt 2 kinh này để thanh can đờm, khi cứu là để ôn tâm và can.

Chữa bệnh này nên châm lúc gần đi ngủ thì càng tốt.

Xoa bóp: Ấn, bấm, day các huyệt trên, đặc biệt xoa bóp vùng gáy, và 2 cung lông mày trước khi ngủ là tốt nhất.

.

Đau đầu

a- Triệu chứng:

- Đau đầu ngoại cảm: Thường thấy các chứng ở biểu đau liên miên, sốt 38 – 400, ghê rét, nhiều nước mũi, mạch nói chung phù nhất là ở 2 bộ thốn. Mạch phù hoãn là thương phong, phù khẩn là phong hàn, phù hư là phong thử, phù sắc là phong nhiệt …

- Đau đầu nội thương: Lúc đau lúc không. Đau đầu do khí hư  thì hay đau đầu về sáng và bên phải. Đau đầu do cao huyết áp hoặc thiếu máu thì xem bài cao huyết áp và bài chóng mặt.

b- Lý: Khí huyết bất điều, ngoại tà xâm nhập kinh lạc gây ra đau đầu.

c- Pháp: Thông kinh hoạt lạc, thanh đầu chỉ thống.

d- Phương huyệt:

- Trị đau ở đỉnh đầu

1- Thiên ứng

2- Bách hội

3- Hành gian

Tất cả đều tả và dùng thường xuyên

Bị dụng: Thông thiên, Tú thần thông, Tiền đính, Hậu đính

- Trị đau ở hai bên mang tai.

1- Thiên ứng

2- Hàm yến

3- Túc lâm khấp

4- Thái dương

Tất cả đều tả và dùng thường xuyên

- Trị đau ở phía trước đầu:

1- Thiên ứng

2- Thượng đình

3- Đầu uy

4- Hợp cốc

5- Nội đình

Tất cả đều tả và dùng thường xuyên

- Trị đau ở phí chẩm, gáy:

1- Thiên ứng

2- Thiên trụ

3- Phong phủ

4- Côn lôn

Tất cả đều tả và dùng thường xuyên

đ- Gia giảm: Đau đầu có tính chất thay đổi vị trí thì thêm Phong trì

e- Giải thích cách dùng huyệt: Thiên ứng là điểm đau nhất có thể nằm trên đường kinh và trùng với huyệt vị, có thể nằm ngoài đường kinh hoặc không trùng với huyệt vị nào, Nếu ấn vào huyệt Thiên ứng bệnh nhân thấy dễ chịu là hư thì cả phương huyệt châm bổ và cứu, ấm vào huyệt Thiên ứng không chịu được là thực cả phương huyệt đều châm tả.

Bách hội ở giữa đỉnh đầu, chủ trị đau cục bộ đỉnh đầu, có can hỏa thượng xung, hoặc đau vì can phong châm tả để thanh đầu não, trừ phong, đau cấp thì xuất hiện nhẹ, nếu hư chứng thì châm bổ hoặc cứu để bổ dương khí, nhẹ đầu khỏi đau.

Nếu cần thì mới dùng thêm 1, 2 huyệt như Tứ thần thông (cục bộ) Tiền đính, Hậu đính, Thông thiên (lân cận). Hanh gian (ở cách xa) (và cũng vì kinh Túc quyết âm can quan hệ với Bách hội ở đỉnh đầu)

Đau đầu về 3 phía trước, sau và 2 bên cũng dùng cách phối huyệt theo kinh như thế mà suy ra (như Đởm kinh quan hệ với 2 bên mang tai, Bàng quang kinh, ở phía sau đầu, gáy. Thủ túc dương kinh kinh ở phía trước trân mặt là phép tuần kinh)

Xoa bóp: Bấm, vuốt, vờn, day từ nhẹ đến mạnh dối với chứng thực nhẹ chứng hư.

 

 ệnh suy nhược thần kinh

a- Triệu chứng: Người mệt mỏi, đau đầu, trí nhớ giảm sút, nóng ruột, bồi hồi, đứng ngồi không yên, buồn phiền, dễ xúc động. Bệnh này thường thấy ở người suy nghĩ quá mức.

b- Lý: Theo đông y tam là chủ: Tâm tốt thì tinh thần sáng suốt, thông minh, Tâm bị khiếp sợ kích thích căng thẳng không tàng được thần thì sinh các bệnh. Như vậy rất phù hợp với lý thuyết hoặt động của thần kinh cao cấp và cũng phù hợp với các bệnh mà Tây y gọi là bệnh suy nhược thần kinh.

c- Pháp: Chấn tâm an thần, định trí, thông tâm, giao thận.

d- Phương huyệt:

1- Thiên ứng (bổ)

2- Bách hội (bổ)

3- Tứ thân (bổ)

4- Thần môn ( tả)

5- Phục lưu (bổ)

6- Thái xung (bình)

7- Nội quan

e- Giải thích cách dùng huyệt: Bổ Bách hội và 4 huyệt Thần thông để bổ não và cường tráng tinh thần, Thần môn là huyệt của tâm để thanh tam an thần, tâm được thanh thì hỏa dẫn xuống làm cho ổn thận. Bổ phục lưu là huyệt mẹ để chữa thận hư làm cho thận thủy cường tráng lại đưa lên giáng tâm hỏa cho tâm thận giao thông. Thái xung để bình can giải uất, giải được bớt lo buồn tức giận cho thần kinh dung hòa ổn định. Nội quan thông lợi lồng ngực dễ thở khoan khoái.

Xoa bóp: Theo kinh nghiệm điều trị ngoài ấn, bấm, điểm các huyệt trên chúng tôi thường xoa, xát, day, vờn, vỗ toàn thân rất nhẹ, bệnh nhân ngủ dễ, ăn thấy ngon miệng ngay.

Chú ý: Tứ thần thông là 4 huyệt chính, huyệt Bách hội một thốn ở 4 phía chỗ lõm, cùng cả huyệt Bách hội gọi là Ngũ hoa huyệt.

.

 

 Bệnh huyết áp cao

Phân làm 2 loại: Chứng thực và chứng hư:

Chứng thực:

a- Triệu chứng: Tinh thần nhanh nhẹn, mắt đỏ, đầu căng, hay đau hoặc tê nặng có lúc chóng mặt, tức ngực, đầu nóng khó chịu, muốn đắp nước cho mát, chân đi bập bỗng, có lúc như tê cứng chân muốn ngã, mạch huyền cứng hay to hơn mạch thường, do huyết áp thấy từ 160/190 trở lên.

b- Lý: Can hỏa xung lên, can khí uất nghịch

c- Pháp: Thanh hoat bình can hạ áp

d- Phương huyệt:

1- Thiên ứng

2- Bách hội

Xuất huyết nhẹ

3- Thiên đột

4- Nội quan

5- Thần môn

6- Hanh gian

Châm tả

e- Giải thích cách dùng huyệt: Thiên ứng, Bách hội, xuất huyết nhẹ để nhẹ đầu não cộng với dưới tả Hanh gian là huyệt Huỳnh hỏa để tả can hỏa xung lên đầu đồng thời là phép bệnh chữa dưới để dụ đạo xuống. Thiên đột là huyệt đặc hiệu hạ huyết áp. Thần môn là Du huyệt của kinh Tâm là kinh con của kinh ca, mẹ thực thì tả con. Nội quan của kinh Tâm bào cũng là kinh con của can đồng thời có quan hệ tay chân. Tổng hợp thành lực lượng hùng hậu để hạ huyết áp nhanh.

Chứng hư

a- Triệu chứng: Đau đầu nhẹ, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, mắt xít, mày khô, ngủ mơ mộng, bàn tay n óng, mạch huyền tế sác hoặc mạch thốn thịch, xích hư, phải bổ âm liễm dương thì áp huyết xuống, nến còn tả mãi thì áp huyết tụt xuống quá.

b- Lý: Âm hư hỏa động, ca dương vượt lên huyết xung lên não, người bị suy nhược nặng

c- Pháp: Tư âm giáng hỏa, bổ thủy cho nhuận can, huyết áp tụt xuống.

d- Phương huyệt:

1- Bách hội

2- Trung cực

3- Túc tam lý

4- Thái xung

5- Phục lưu

Tất cả đều châm bổ

đ- Bị dụng: Thiên đột, Cự khuyết, châm vừa đắc khí thì mới không châm sâu.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Riêng Bách hội, bình bổ, không xuất huyết (Huyệt lý như trên). Trung cực là huyệt 3 kinh âm hội với Nhâm mạch là huyệt bổ âm rất tốt. Túc tam lý bổ trung khí, hạ nghịch khí rất tốt. Thái xung là huyệt nguyên của kinh can bổ để điều hòa can huyết c ho can dương dịu xuống, Phục lưu để bổ thận thủy cho nhuận can âm, Liễm can dương (tức con hư thì bổ mẹ)

Xoa bóp: Xoa vuốt 2 bên sườn bình can giáng áp điểm các huyệt Thiên ứng tại gáy, Dũng tuyền 2 và cả gan bàn chân.

 

 

Bệnh huyết áp thấp

a- Triệu chứng: Qua những thời kỳ huyết áp cao rồi thấp dần hoặc tự nhiên tụt xuống, thần sắc ủ dũ, chân tay lạnh, mệt lả, mach trầm vi, nguyên khí suy nhược.

b- Lý: Dùng thanh, tả quá nhiều để hạ áp, làm cho âm dương khí quá suy nhược, châm âm hư tổn.

c- Pháp: Dương hu thì hồi dương cố thoát, âm hư thì bổ âm liễm dương.

d- Phương huyệt: Hồi dương cố thoát thì:

1- Đản trung

2- Thần khuyết

3- Khí hải

4- Quan nguyên

Nếu âm hư thì

5- Trung cực

6- Tam âm giam

7- Dũng tuyền

e- Giải thích cách dùng huyệt: Cứu, bấm, xoa nóng các huyệt trên là để hồi dương cố thoát đều cứu cho đến khi người ấm mới thôi, Ba huyệt dưới là để bổ âm liễm dương nếu dương hu nhiều thì cứu huyệt hồi dương và châm bổ huyệt dương không hành châm mà để lâu trong khi cứu, âm hư thì cứu hoặc châm bổ, cần theo dõi mạch và đo huyết áp nếu thấy lên dần là tốt, đột ngột là xâu, cần thì chuyển cấp cứu.

 

 

 Bệnh viêm não B

a- Triệu chứng: Khi mới cảm nhiễm ít lâu (ủ bệnh) có triệu chứng ngoại cảm từ 1 – 5 ngày ghê rét, sợ gió, sốt nhẹ không có hoặc có mồ hôi ra khắp người, không có hoặc có khác, ít dùng phương huyệt cảm mạo (xem bệnh này có chừng gì thì châm chứng ấy). Châm cho mồ hôi ra nhiều, đều, đại tiểu tiện thông lợi. Khi bệnh toàn phát sẽ giảm nhẹ, Nhưng sau 3 ngày bệnh lại sốt cao dần đến 39 – 400C, lúc này các triệu chứng thần kinh hiện ra như cấp kinh phong, giật, bất tỉnh, hôn mê, sinh ra các chứng như ăn nuốt không được, nôn mửa, đầy bụng, liệt từng bộ phận (mù, què, câm, điếc) như vậy sinh  chứng gì phải chữa ngay. Nếu không chữa được để sau khi hết sốt sẽ sinh ra di chứng càng lâu ngày nào càng khó chữa ngày ấy. Bệnh việm não bao gồm cả viêm màng não có mủ đã chữa là khỏi cả.

b- Lý: Phong nhiệt cấp phát có tính truyền nhiềm thành dịch.

c- Pháp: Thanh tâm can hỏa, tiêu tà phong nhiệt, tư âm bổ huyết, chấn tâm an thần.

d- Phương huyệt 1:

Khi mới ủ bệnh, dùng phương huyệt cảm mạo trong sách này, tùy theo bệnh có chứng gì chữa chứng ấy.

- Phương huyệt 2:

Cách chữa viêm não sau khi toàn phát

1- Bách hội

2- Hành gian

3- Phong trì

4- Thần môn

5- Nội quan

6- Tam âm giam

7- Cách du

8- Huyết hải

e- Giải thích cách dùng huyệt

Bách hội, Phong trì là huyệt trừ phong điều hòa thần kinh đại não, châm tả thì thanh (mát) tâm an thần, châm bổ thì bổ tâm an thần, Huyệt Thần môn là du huyệt của kinh dể giải nhiệt ở tâm cho mát, sau gần hết nóng thì bổ để tăng cường bảo vệ không cho di độc vào tâm được mà cả tâm phế ổn định và mạnh lên. Hành gian là hỏa huyệt của kinh can tả cho mát can hết phong, bổ Tam âm giao để tư âm giáng hỏa cho tốt về sau. Bổ cách du, Huyết hải để bổ huyết nhuận gan cho được chóng lành mạnh. Bệnh này là bệnh nhiệt, bệnh lâu hại âm, âm hư huyết thiếu nên phải chú ý tư âm bổ huyết cho tốt. Sau khi đã hết bệnh cần cùng cổ để bồi bổ theo phương huyệt bệnh cấp kinh phong, phương huyệt kể trên có chứng như trên thì chọn một trong những phương huyệt trên có chứng gì dùng phương huyệt ấy cho đúng lúc, kịp thời. Còn khi phát hiện bệnh cấp bách, thầy thuốc tổng hợp cả những phương huyệt kể trên căn cứ vào triệu chứng và những hiểu biết về ý nghĩa của huyệt vị mà chọn lựa những huyệt thích hợp với bệnh tình hiện tại, lập ra 2 phương huyệt, sáng châm 1 phương, chiều châm 1 phương để đối phó nhanh chóng.

đ- Gia giảm:

- Đau đầu Phong phủ, Đầu duy, Thái dương, Thiên trụ.

- Nôn mửa gia Thượng quản, Túc tam lý

- Bí đái, bụng đầy hay còn chứng gì mà chưa nói đến đều xem các phương huyệt của các bệnh này là thích ứng, sẽ giải quyết được nhanh tốt nhưng là loại bệnh chuyên khoa nên chữa kết hợp đông tây y thì kết quả mau hơn.

Xoa bóp: Bấm ấn xoa tất cả các huyệt trên, khắc phục các di chứng kết hợp vận động các chỉ khi bệnh, xoa bóp kéo dài nhiều tháng.

 

Bệnh đau cột sống

a- Triệu chứng:

- Lúc đầu thỉnh thoảng đau nguyên cột sống, mỗi lúc mỗi nơi, đau có chu kỳ, có khi đau ran cả ngoài lưng, hay chỉ đau ngang thắt lưng.

- Có khi đau 1 hoặc 2 chỗ, khi người khỏe tốt thì đau ít, sức khỏe kém thì đau nhiều.

b- Lý:

- Phong thấp thương thận

- Thận hư xương yếu dần biến hóa thành hư tổn

c- Pháp: Trừ phong hàn, thấp, bổ thận cho mạnh sống lưng.

d- Phương huyệt: Đoạn trên gồm:

1- Thiên ứng

2- Đại chùy

3- Nhân trung

4- Bách hội

5- Thân trụ

6- Mệnh môn

Đoạn giữa châm:

7- Thận du

8- Dương quan

Đoạn dưới chân:

9- Ủy trung

10- Trường cường

11- Âm lăng tuyền

12- Phong môn

đ- Bị dụng: 17 huyệt Hoa đà là Huyệt hai bên cột sống, cứ dưới 2 đốt giáo nhau ngang ra 5 phân

e- Giải thích cách dùng huyệt: Huyệt 1, 3, 2 chỉ dùng châm, 1 liệu trình đầu dùng thường xuyên để trữ phong thấp, giảm đau nhất định rồi chỉ dùng xen kẽ. Huyệt 4, 5 dùng xen kẽ. Ủy trung dùng thường xuyên còn hai bộ kia dùng xen kẽ. Huyệt số 10 là huyệt đầu của mạch Đốc làm cường tráng cột sống, gặp các bệnh t hoái hóa với hóa chữa theo phương huyệt này đều có kết quả.

Xoa bóp: Ngoài bấm, day các huyệt trên, còn bấm các huyệt hoa đà giáp tích, đặc biệt dùng thủ thuật vỗ (khum tay kín vỗ dọc cột sống bệnh nhân chịu đau thì hiệu quả cao) cần kết hợp vận động, tập luyện.

 

 Đau thần kinh tọa

a- Triệu chứng: Đau từ dưới thắt lưng trở xuống, đặc biệt là vùng hông rồi có thể truyền xuống trước hoặc sau, hoặc mặt ngoài đùi chân rồi xuống tới cẳng chân, bàn chân. Đau nhức ê ẩm, tê buốt, lúc đau dữ, lúc ê ẩm kéo dài. Các đường đau này so với y học hiện đại đều đúng vào đường thần kinh hông. Việc đi lại, cử động gặp nhiều khó khăn.

Phân làm 2 loại:

- Chứng hư: Sắc xanh, thở, nói nhỏ, mạch nhỏ vô lực, đái nhiều và trong là chứng hư.

- Chứng thực, sắc đỏ, nói to, nói to, mạch phù sắc, đái vàng xẻn.

b- Lý: Thận hư bị cảm phong hàn thấp (có khi đau lâu ngày hàn uất hỏa nhiệt).

c- Pháp: Bổ thận trừ phong hàn thấp nhiệt.

d- Phương huyệt: (có 1 phương huyệt chính và 3 phương huyệt phụ)

- Phương huyệt 1:

1- Thiên ứng (chọn chỗ đau nhất ở hông)

2- Thận du (bổ)

3- Mệnh môn (bổ)

4- Thứ liêu (tả)

5- Bàng quang du (tả)

6- Âm lăng tuyền (tả)

Phương huyệt chính

- Phương huyệt 2:

1- Bạch hoàn du

2 Thừa phủ

3- Ủy trung

4- Côn lôn

Chữa đau xuống sau đùi

- Phương huyệt 3:

1- Hoàn khiêu

2- Phong thị

3- Dương lăng

4- Huyền chung

5- Khâu khư

Chữa đau xuống bên hông ngoài đùi

- Phương huyệt 4:

1- Phục thỏ

2- Túc tam lý

3- Giải khê

4- Nội đình

Chữa đau xuống trước đùi

e- Giải thích cách dùng huyệt: Bổ thận du để bổ thận âm. Mệnh môn để bổ thận dương, Thứ liêu, Bàng quang du là huyệt cục bộ. Âm lăng tuyền để trừ thấp … Còn 3 kinh, kinh nào có đau lấy huyệt theo kinh đó, không đau thì không châm đó là phép lấy huyệt theo kinh. Ngoài ra còn tùy t heo điểm đau nhiều hay ít, sức người khỏe hay yếu mà lấy số huyệt cũng như chủ huyệt và phối huyệt cho thích hợp.

Xoa bóp: Làm các thủ thuật xoa bóp: mềm cơ làm khí huyết lưu thông. Bệnh nhẹ không cần châm, sau khi khỏi cần bấm thêm vài ngày để có kết quả.

Theo kinh nghiệm đau thần kinh tọa lâu thường có các bệnh cột sống, thoái hóa gai đôi, vôi hóa vậy cần phải luyện tập.

 

 Đau vùng sườn

(hiếp thống)

a- Triệu chứng:

- Khi đau người nóng lên, đau từng cơn giật là nhiệt.

- Đau liên miên âm ỉ, sợ lạnh là hàn.

Phân 3 loại:

1- Do can khí uất nghịch: Đau 1 hay 2 bên sườn hoặc đau ran cả ngực sườn, có cảm giác đầy tức đưa lên, khó chịu, nôn ọe, người cáu gắt, buồn bực.

2- Do đàm ẩm: Bộ sườn ngực đau tức, đau thì khát, ho đau nhấm nhói, bụng buồn bực.

3- Do ứ huyết: Sau khi bị thương, bị ngã, bị đánh sườn đau như xiên, đau ran ra ngực, lưng.

b- Pháp: Trị đau sườn do can khí uất nghịch thư can, hòa vị.

Trị đau sườn, ngực do đàm ẩm, điều khí tiêu đờm.

- Trị đau sườn, ngực do ứ huyết, điều khí hoạt huyết, thông kinh tán ứ.

d- Phương huyệt:

- Trị đau sườn, ngực do can khí uất nghịch, tà phạm tâm bào.

1- Thiên ứng (tả)

2- Nội quan (tả)

3- Túc tam lý (bình)

4- Dương lăng tuyền (tả)

5- Hành gian (tả)

Dùng thường xuyên các huyệt 1, 2, 4, 5.

- Trị đau sườn, ngực do đàm ẩm.

1- Thiên ứng (tả)

2- Chương môn (tả)

3- Trung quản

4- Phong long

Tất cả dùng thường xuyên

- Trị đau sườn, ngực do ứ huyết:

1- Thiên ứng (tả)

2- Cách du

3- Can du

4- Huyết hải

5- Dương lăng tuyền

Dùng thường xuyên có các huyệt số 1, 2, 4

e- Giải thích cách dùng huyệt:

Nội quan để thanh tâm, đồng thời sơ thông can khí để khỏi đau sườn,ngực.

Túc tam lý để hòa vị, hạ khí, giáng nghịch Dương lăng tuyền, Hành gian để thư can thông đờm cho khỏi đau, trong chứng đau do can khí uất nghịch.

Chương môn để sơ can, Trung quản, Phong long để hạ khí tiêu đờm cho khỏi đau sườn, ngực do ứ huyết, nếu vùng đau Thiên ứng nhỏ dùng 1 kim để châm, nếu rộng dùng 3 – 5 kim ( 1 ở giữa, 4 ở chung quanh ) châm từ ngoài hướng kim tụm vào trong.

Cách du, Huyết hải thì hoạt huyết giảm đau, Dương lăng tuyền để thông hoạt kinh Thiếu dương là kinh chính chủ quản vùng sườn khỏi đau.

Xoa bóp: Vuốt dọc xương sườn, bấm ấn các huyệt trên, có thể vuốt th êm dọc lưng các du huyệt.

 

Đau tức ngực

(Hung thống)

a- Triệu chứng: Thấp khí vận lên hoặc nóng, hoặc lạnh mà đau tức.

b- Lý: Khí nghịch xung lên, ngọa tà xâm phạm vào tâm thế.

c- Pháp: Điều hòa thông kinh chỉ thống, giải trừ tà phạm bào lạc.

d- Phương huyệt:

1- Thiên ứng (bình)

2- Đản trung (bổ)

3- Nội quan (trước tả sau bổ)

4- Thiên đột (tả)

Dùng thường xuyên các huyệt 1, 3, 2. Nếu có bị c hấn thương nhẹ, thêm Cách du.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Đản trung là khí hội châm cho khí thông thì ngực được nhẹ nhàng, Thiên đột để hạ khí tiêu đờm làm cho dễ thở, khỏi đau tức.

Nội quan là Lạc huyệt của Kinh Tâm bào có chức năng bảo vệ … một tổng huyệt chữa bệnh lồng ngực làm cho tim phổi điều hòa, thư thái, hết đau tức.

Thiên ứng để thông kinh hoạt lạc chỉ thống, Cách du để hoạt huyết, tan ứ, hết đau tức.

Người yếu ghê lạnh, ưa xoa bóp chỉ châm bổ và cứu.

Người khỏe, ấn bóp thấy đau khó chịu thì châm tả.

Xoa bóp: Xoa xát lồng ngực, day huyệt Thiên  đột, đặc biệt chú trọng huyệt Nội quan có thể tự làm lấy khi cần.

  

 

 

 Động kinh

a- Triệu chứng: Khi lên cơn đột nhiên ngã vật bất tỉnh, minh mẩy cứng đờ, cắn răng, trợn mắt, miệng, mắt mép xệch, chân tay co giật, khi tỉnh lại, người mỏi mệt, lờ đờ rồi trở lại bình thường. Có khi các cơn nối tiếp nhau, vì bệnh nhân chưa tỉnh thì cơn khác lại xẩy ra.

b- Lý:

- Phong nhiệt, đàm hỏa quá thịnh hoặc khí huyết hư bị khiếp sợ mà phát ra.

- Khi có thai, mẹ bị kinh khiếp đẻ con ra bị động kinh (động kinh tiên thiên)

c- Pháp: Trấn kinh an thần, thanh nhiệt tức phong tiêu đờm, tư bổ khí huyết âm dương.

d- Phương huyệt:

1- Bách hội

2- Phong trì

3- Thân trụ

4- Thần đạo

5- Cân súc

6- Trường cường

7- Đại lăng

8- Nội quan

9- Thần môn

10- Cự khuyết

11- Hành gian

12- Trung quản

13- Phong long

14- Can du

15- Thận du

Trong này dùng thường xuyên có các huyệt 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 11. Trong 8 huyệt trên mỗi ngày chỉ châm 4 huyệt.

- Ngày đầu: Bách hội, Thân trụ, Thần đạo, Cân súc

- Ngày thứ 2: Trường cường, Nội quan, Thần môn, Hành gian, cứ thế luân lưu xen kẽ kề nhau. Còn 7 huyệt kia chọn lấy 3- 4 huyệt

Bị dụng: Hậu khê

đ- Gia giảm

- Gặp lúc lên cơn, châm thêm Nhân trung, Hợp cốc.

- Lè lưỡi, sùi bọt mép, thêm Thiếu xung

- Thở dồn, trợn  mắt, cứu thêm Tín hội

- Lên cơn về ban ngày thêm Thân mạch

- Nếu lên cơn về dêm thêm Chiếu hải.

- Nếu do Tiên thiên, cứu thêm Quan nguyên, Mệnh môn, Âm giao.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Bách hội, Thân trị, Thần đạo, Cân súc, Trường cường chữa co giật, co cứng. Đại lăng, Cự khuyết, Nội quan, Thần môn để trấn an thần, ổn định kinh giản.

Hành gian để bình can tức phong, Trung quản, Phong long để tiêu đờm.

Can du, Thận du để bổ can huyết, tư âm giáng hỏa, Quan nguyên, Mệnh môn có tác dụng bổ dương để bồi bổ tiên thiên.

Xoa bóp: Bấm huyệt, xoa bóp kết hợp châm, thuốc, nhằm phục hồi toàn thân, nhất là mỏi mệt sau lên cơn.

 

 

BỆNH BẠI LIỆT

a- Triệu chứng: Thường sau 1 cơn sốt, bệnh nhân thấy tay chân không cử động được, đi đứng, cầm lấy khó khăn, có khi cả bên trái và bên phải đểu liệt, có khi chỉ một bên.

b- Lý: Phong nhiệt di chứng

c- Pháp: Trừ phong nhiệt thông kinh lạc tráng, cân cốt cơ nhục.

d- Phương huyệt:

Trị liệt chi trên

1- Thiên ứng

2- Đại chữ

3- Phong môn

4- Thân trụ

5- Trung chữ

6- Thiếu dương

Dùng thường xuyên huyệt số 1, 2, 4, 6. Huyệt số 6 châm trước tiên rồi mới châm các huyệt khác.

đ- Gia giảm:

- Liệt cả chi, thêm Thiếu thương, Nội quan, Khúc trạch

- Liệt cánh tay, thêm: Xích trạch, Kiên ngung.

- Liệt cẳng tay, thêm: Tiểu hải, Đại lăng

-  Lê bàn tay, thêm: Tam gian

Trị liệt ở chi dưới

1-       Ấn bạch

2-        Thiên ứng

3-        Mệnh môn

4-        Phong thị

5-        Thận du

6-        Đại tràng du

7-        Dương quang

Dùng thường xuyên các huyệt số 1, 3, 4, 2.

Chú ý: Châm huyệt Ẩn bạch trước rồi mới châm các huyệt khác,

- Liệt ở đùi, thêm Hoàn khiêu, Huyết hải

- Liệt ở cẳng chân, thêm túc tam lý, Thái khê

- Liệt ở bàn chân, thêm Giải khê, Thái xung, Ẩn bạch (huyệt nay châm từ đầu)

- Liệt cà chi dưới thêm Dương lăng tuyền, Tam âm giao, Thái khê

Chú ý:

- Nếu nhiệt quắp vào vì kinh âm mạnh châm tả Thiên ứng thuộc kinh âm ở trong rồi bổ kinh dương ở ngoài cho kéo về vị trí cũ bình thường.

- Nếu liệt vành ra vì khi kinh dương mạnh, châm bổ Thiên ứng thuộc kinh âm ở trong rồi tả kinh dương ở ngoái cho kéo về vị trí cũ bình thường.

2- Mỗi lần châm dùng độ 4, 5 huyệt ở kinh âm, ở kinh dương và khi làm thủ thuật dẫn khí phải làm cho cảm giác đắc khí ở huyệt thuộc kinh âm đi lên và ở huyệt thuộc kinh dương, cảm giác phải dẫn xuống để âm dương giao hòa thì bệnh này sẽ chóng lành hơn.

3- Bệnh mới mắc chữa chóng khỏi. Đặc biệt là bại liệt ở trẻ em bị di chứng viêm não để lâu khó trị, teo cơ, liệt nhũn, sai khớp càng khó hồi phục.

ngón tay, ngón chân xòe ra hay co cụp thêm Bát phong.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Khi bệnh còn mới có hiện tượng phong nhiệt, tả Phong môn (chi trên), Phong thị (chi dưới) để trừ phong, hoặc người yếu thì không nên dùng liên tiếp (chỉ dùng xen kẽ châm bổ và cứu).

Chú ý huyệt. Thiên ứng, ở bệnh này có tầm quan trọng đặc biệt nên phải tìm cho thật chính xác.

Đại trữ bổ xương, Dương lăng bổ gân, Tam âm giao bỏ tỳ sinh cơ nhục, Túc tam lý thuộc kinh dương minh làm mạnh tôn cân.

Phải biện chứng yếu mặt nào bổ mặt ấy (cơ nhục teo dụng Tam âm giao, Công tôn, gân yếu trọng dụng Dương lăng tuyền, Túc tam lý…)

Bát phong, Bát tà chỉ châm ở những khe ngón bên có bệnh, không nên châm cả 8 huyệt.

Khi bệnh đã đỡ nhiều, phải bổ huyết, bổ âm là chính hoặc cả  bổ khí, bổ dương.

Xoa bóp: Xoa bóp, ấn điểm có vai trò quan trọng trong phục hồi chức năng vận động, tăng cường sức khỏe, Thầy làm và hướng dẫn người nhà bệnh nhân làm kết hợp.

 Bệnh Liệt mắt

a- Triệu chứng: Mắt bệnh nhân không khép kín, miệng méo xệch, liệt bên phải thì miệng méo bên trái và ngược lại, cơ hàm mặt bị yếu khó nhai, hoặc ăn uống rơi rớt hoặc thức ăn mắc ở bên liệt, lưỡi không thè dài ra được.

b- Lý: Nhân vì chính khí hư nên bị thương phong

c- Pháp: Trừ phong, bổ chính

1- Thiên ứng

2- Phong trì

3- Giáp xa

4- Địa thương

5- Ngư yêu

6- Nhân trung

Bị dụng:

1- Dương bạch

2- Nghinh hương

3- Ế phong

4- Thừa tương

5- Ty trúc không

6- Quyền liêu

Dùng thường xuyên có các huyệt số 1 à 5 số còn lại luân lưu xen kẽ: có thể kết hợp thêm gõ kim hoa mai tại cục bộ bị liệt.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Tả thiên ứng để thông kinh hoạt lạc, tả Phong trì để trị phong ở đầu mặt, Địa thương để điều chỉnh cho miệng khỏi méo xệch và khép kín được, Nhân trung làm cho môi trở về vị trí bình thường.

Các huyệt bị dụng chỉ dùng để thay đổi cho phương huyệt chính khí phải châm lâu dài khi mới bị liệt mặt, châm bình bên liệt cho bên liệt mạnh lên.

Châm lâu chưa khỏi, châm tả bên lành, châm bổ bên liệt, đem bớt khí lực bên mạnh bù cho bên yếu.

Xoa bóp: Bấm bổ xung các huyệt Hợp cốc, Tuyệt cốt cùng các huyệt trên.

Di chứng viêm não

a- Triệu chứng: Sau khi bị viêm não bệnh cấp đã hết, còn một số bệnh khi có thể bị di chứng viêm não như sau:

- Điên cuồng, hung hăng hoặc đần độn, động kinh

- Thị lực giảm sút nặng, hoặc không trông thấy.

- Câm điếc

- Không nhai, không nuốt được, chảy dãi, nghiến răng hay cắn nhá quần áo, đồ đạc

- Chân tay múa, vờn, co cứng và nhiều định hình khác như dơ tay, móc mồm, móc tai mũi.

d- Phương huyệt:

1- Bách hội

2- Thần môn

3- Nội quan

4- Tam âm giao

5- Dũng tuyền

6- Đại chùy

7- Thân trụ

8- Giải khê

Tất cả châm tả

- Chữa đần độn: Châm bổ 5 huyệt trên (1, 3, 2, 4, 5)

- Chữa kinh giật hay động kinh: Châm 8 huyệt trên thêm Hợp cốc

Chữa mắt không trông thấy,

1- Tinh minh

2- Đồng tử liêu

3- Phong trì

Chuyên khoa xác minh phần lới kết luận là teo thị giác thần kinh

Chữa tai điếc (xem bài câm điếc)

Chữa cảm (xem bài chữa cảm)

Chữa chứng không nhai, không nuốt

1-          Liêm tuyền

2-          Thừa tương

3-          Giáp xa

4-          Địa thương

Chữa chứng chảy dãi, nghiến răng:

1- Giáp xa

2- Thừa tương

Chữa chân tay múa, vờn và nhiều định hình nói trên

Tay:     1- Nội quan

            2- Hợp cốc

Chân:  1- Thái xung

2- Hành gian

3- Túc lâm khấp

Chữa buốt đầu, cứng cổ hay cổ mềm yếu, không ngoảnh đi ngoảnh lại được

Yếu:    1- Thiên ứng

2- Bách hội

3- Phong phủ

4- Thiên trụ

5- Thân trụ

Chữa cốt sống buốt, cứng đau hoặc mềm yếu:

1- Nhân trung

2- Đại chùy

3- Thân trụ

4- Cân súc

5- Trường cường

Chữa bệnh bại liệt (xem bài bại liệt)

đ- Gia giảm: Khi các chứng hung hăng, điên cuồng tả Bách hội để thanh não, Thần môn, Nội quan để thanh tâm, bổ Dũng tuyền để bổ thủy chế hỏa cho hết hung hăng, điên cuồng.

Trong chứng đần độn, châm bổ các huyệt của phương huyệt chữa điên cuồng để bổ tâm, não, đồng thời bổ thận để bổ não tủy, làm cho trí não được tỉnh táo trở lại. Trong chứng kinh giật, dùng công thức 1 gia Hành gian để bình can yên phong, Đại chùy, Thân trụ, Hợp cốc, Trường cường để trấn kinh khỏi giật.

Xoa bóp: Châm kết hợp bấm, điểm huyệt trên nếu thể trạng sức khỏe suy giảm thì tăng cường bằng ăn và thuốc.

 

 

 

 

 Câm điếc

a- Triệu chứng:

1- Câm điếc tiên thiên: Khi sinh ra không bị tật bệnh gì nặng (như phong nhiệt, di chứng viêm não …) mà đã không nói, không nghe, ngoài ra không có chứng gì khác kèm theo.

2- Câm điếc hậu thiên: Phải có qua những bệnh nặng hoặc đã bị viêm não rồi để lại di chứng (bệnh nhân bập bẽ đôi ba tiếng gọi, biết ngoảnh lại … nhưng sau đó lại không nói được)

b- Lý: Tiên thiên bất túc hoặc thanh khiếu của tâm thận khôn gkhai thành ra câm điếc thể tiên thiên.

- Thanh khí của Tâm thận bị bế tắc sau khi bị bệnh gây ra câm điếc thể hậu thiên

c- Pháp:

- Trị câm điếc tiên thiên: Tráng tâm thận khai thanh khiếu

- Trị câm điếc hậu thiên, thông kinh lạc, khai thanh khiếu.

d- Phương huyệt: Trị điếc

1- Nhĩ môn

2- Thích cung

3- Thích nội

4- Ế phong

Dùng thường xuyên các huyệt 3, 4

đ- Gia giảm: Điếc tiên thiên thêm Thận du, Mệnh môn, Điếc hậu thiên thêm Trung chữ, Hiệp khê, Thượng quan, Bách hội, Đại chùy, Hợp cốc, Dũng tuyền.

- Trị câm:

1- Á môn

2- Liêm tuyền

Cả 2 huyệt dùng thường xuyên

Gia giảm: Câm tiên thiên thêm: Thông lý, Thái Uyên, Bách hội.

Bị bụng: Huyệt Kim tân, Ngọc dịch châm xuất huyết.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Dùng chung chứng điếc, dùng nhĩ môn, Thính cung, Thính hội, Ế phong, Thượng quan là những huyệt cục bộ của tai để thông kinh khai lạc, khai khiếu, tăng cường thính lực; Trung chử, Hiệp khê để thanh nhiệt ở thủ túc, Thiếu dương kinh để phai khiếu 2 kinh này quan hệ mật thiết với tai; Bách hội, Đại chùy bổ não tủy, cường tráng thận khí cho thông tai, Mệnh môn để bổ thận dương (thận khai khiếu ra tai); Hợp cốc là một trong 4 tổng huyệt có tác dụng trị bệnh đau ở đầu, mặt, tai, mắt.

Trong chứng câm dùng Á môn chữa lưỡi mềm, teo, nhẽo không nói được, Liêm tuyền chữa lưỡi to, cứng không nói được. Thiên đột thông thanh quản để dễ phát thanh. Hợp cốc hạ nhiệt khai khiếu, Đản trung để bổ khí đồng thời cường tráng cơ năng của tâm phế để xuất thanh, Thông lý là Lạc huyệt của Tâm dùng để khai tâm khiếu ra lưỡi cho dễ nói ra tiếng: Bách hội thông tâm não

Theo thông lệ, chữa điếc rồi mới chữa câm, nhưng như thế kéo dài thời gian điều trị mà để câm kéo dài càng hại nên trong thời kỳ đầu chữa điếc cũng dùng song song 1, 2 huyệt chữa câm hoặc kết hợp 2, 3 huyệt chữa điếc với 2, 3 huyệt chữa câm thì có khi nghe được, nói được hoặc nói trước nghe sau.

Câm tiên thiên và câm hậu thiên có tổn thương thực thể thì khó chữa

Xoa bóp: Kiên trì bấm huyệt, nâng cao thể trạng của toàn cơ thể.

 

 

 BỆNH U NÃO

 

 

Sử dụng trong bệnh u động mạch nội sọ xuất hiện các triệu chứng như sa mí mắt, thần kinh động nhãn bị tê liệt mắt chướng tức, đầu choáng váng, thị lực suy giảm.

Các huyệt chủ yếu có: Tinh minh, cầu hậu, dương bạch, thấu ngư yêu, thái xung, toàn trúc, hợp cốc, túc tam lí, ẩn bạch. Mỗi lần chọn ra một huyệt chủ yếu, 1-2 huyệt phối hợp, mỗi ngày châm một lần, lưu kim 45-50 phút.

Bí quyết khí công bấm huyệt chữa u não

Khí công bấm huyệt làm tỉnh não

1. Ngồi, đầu nhìn thẳng, ngay ngắn, hô hấp tự nhiên, tập trung suy nghĩ vào động tác, toàn thân thư giãn, lưỡi ấn lên hàm trên.

2. Dùng hai tay miết ray từ thừa tương, nhân trung, khẩu giác, nghênh hương, mũi, hai bên gò má, hai mắt, lông mày, trán, phát tế (chân tóc phía gáy) cho đến sau đầu, y như là rửa mặt, gội đầu vậy. Sau khi đến phát tế, lòng ngón tay ở hai ngón tay vô danh để ở trên trên tuyến mạch đốc, lòng ngón tay ở hai ngón tay giữa lần lượt để ở kinh tuyến túc thái dương 2 bên, lòng hai ngón tay trỏ và ngón tay cái lần lượt để ở kinh tuyến túc thiếu dương, vừa đẩy, vuốt kéo, vừa co gập lại khớp giữa các ngón tay, bấm nhè nhẹ vào mạch đốc, túc dương minh, thiếu dương kinh và các huyệt ở đầu. Thao tác đi thao tác lại từ 30-100 lần.

3. Ba ngón tay trỏ, ngón tay giữa và ngón tay vô danh cùng trải vuốt trước trán, hai vòng cung lông mày, hai mắt, dưới hốc mắt, bên cạnh mũi, nhân trung, thừa tương, mỗi chỗ chải vuốt 10 lần, chải vuốt dọc theo trên dưới và ngang hai bên từ 3-5 lần.

4. Năm ngón tay của hai bàn tay cài răng lược vào nhau để ở đằng sau gáy lầy gốc của hai bàn tay miết ấn vào hai huyệt phong trì, từ phía trên bên ngoài vào phía trên bên ngoài vào phía dưới bên trong 20-30 lần.

Kĩ năng độc đáo xoa bóp ấn huyệt

Sự phát sinh u não đã dẫn tới nhiều triệu chứng như đau đầu, liệt nửa người, tinh thần có chướng ngại... Vận dụng xoa bóp bấm huyệt có thể có được kết quả nhất định.

Phương pháp 1: Người bệnh nằm sấp, người thao tác đứng ở mé bên người bệnh. Đầu tiên ấn ở kinh bàng quang hai bên cột sống, từ trên xuống dưới, làm đi làm lại từ 2-3 lần, ấn mạnh tác dụng ở can du, cách du và thận du. Lại để nghiêng bàn tay chém chém xuống lưng mé bị bệnh và cứ thế dọc xuống đến mông, đùi và bên sau ống chân, tác dụng mạnh ở các huyệt hoàn khiêu, ủy trung, thừa sơn, ... Đồng thời phối hợp với những vận động bị động như duỗi vươn ở sau thắt lưng, vươn ở sau hông, gập vào ruỗi ra ở đầu gối và duỗi ở lưng khớp và mắt cá chân... Thời gian thao tác khoảng 15 phút. Tiếp đó, người bệnh nằm nghiêng, bên bị bệnh nghiêng ở phía trên, người thao tác lấy tay lăn tròn ở mé ngoài chi trên mé bị bệnh và ở mé sau bên ngoài khớp vai, phối hợp các vận động bị huy động tay rụt vào trong và giơ lên trên. Lại nghiêng bàn tay chém chém từ mông bên bị mé ngoài của chân đến gót chân, thời gian thao tác khoảng 10 phút.

Phương pháp 2: Người bệnh nằm ngửa, người thao tác đứng ở bên mé bị bệnh.

1-Người thao tác nghiêng bàn tay chém chém về mé trong tay bên bị bệnh, trọng điểm là chém chém ở chỗ khớp vai và khuỷu tay. Bộ vị trị liệu phối hợp với những vận động bị động như tay giang ra ngoài, thu vào trong, xoay tròn và ruỗi khớp khuỷu tay ra... Ấn các huyệt xích trạng, khúc trì, lấy tay day day ở các huyệt thủ tam lý, hợp cốc. Dùng phương pháp nghiêng bàn tay chém chém ở cổ tay, bàn tay và ngón tay bên tay chân bị, để chữa trị, phối hợp với những vận động bị động duỗi ra gập vào khớp cổ tay và khớp giữa ngón tay, đồng thời về xe khớp ngón tay. Thời gian thao tác khoảng 5 phút.

2-Người thao tác dùng phương pháp nghiêng bàn tay chém chém vào chân bên bị, từ trên phía trước hông chem dằn dằn đến mặt trước đùi, ngoài cẳng chân thì đến gót và mu bàn chân, trọng điểm tác dụng vào các huyệt như Bễ quan, phục thổ, tứ cường, giải khê... phối hợp với vận động bị động gập vào duỗi ra ở các khớp như khớp hông, khớp đầu gối và khớp mắt cá chân... Xoa bóp ở huyệt Ủy trung, Thừa sơn, cuối cùng nắn bóp ở chân, thao tác 15 phút. Tiếp đó người bệnh ngồi lên, người thao tác nghiêng bàn  tay dằn chém như vậy vào xung quanh bả vai bên bị bệnh và hai bên cổ và gáy, sau đó dùng phương pháp xoa bóp từ vai cho đến cổ tay, xoa bóp đi xoa bóp lại từ 3-4 lần. Rồi lại dùng phương pháp xoay bộ phận vai, khủy tay và cổ tay, nắn bóp đi nắn bóp lại từ 2-3 lần, thời gian khoảng 3 phút. Người thao tác lại áp dụng phương pháp dùng một ngón tay miết đẩy lệch về môt bên từ huyệt ấn đường tinh minh, tứ bạch, nghênh hương, hạ quan, giáp xa đến huyệt địa thương, làm đi làm lại 2-3 lần.

Dùng phương pháp miết gạt từ ấn đường đến thái dương, làm đi làm lại đến 4-5 lần đông thời ấn day các huyệt tinh minh, thái dương. Rồi lại ở bộ vị tuân hành của đảm kinh bên đầu dùng phương pháp miết đẩy giãn ra thao tác 20-30 lần, phối hợp với ấn day ở giác tôn 1 phút. Cuối cùng ấn day ở hai bên cổ và gáy, ấn ở phong phủ, xoa bóp ở phong trì, kiên tỉnh, sau khoảng 3 phút thì kết thúc thủ pháp trị liệu.

 Châm cứu, bấm huyệt, giác hơi chữa ung thư mũi họng

 

 

I. Cách châm cứu

1. Ba nhóm huyệt: (1)Túc tam lý, hợp cốc, (2) Túc tam lý, Thượng cự hư, (3) Túc tam lý, quan nguyên. Các huyệt phối hợp: Khúc trì, liệt khuyết, thính cung, thính hội, nghênh hương...

Phương pháp: Nên dùng phương pháp vê xe để bổ tả, mỗi lần lưu kim khoảng 15 phút, mỗi ngày châm một lần, một tháng là một liệu trình

2. Thể châm: Châm ở huyệt cự liêu tác động vào các huyệt tứ bạch, hợp cốc, chi câu. Tiêu độc da theo lệ thường, châm tốc độ nhanh đạt đến độ sâu của huyệt vị sinh cảm giác mỏi tê, trướng tức. Kích thích ở mức độ vừa phải, lưu kim 5-10 phút. Mỗi ngày 1lần, 5 ngày là một liệu trình.

3. Nhĩ châm: Châm ở thượng cấp (vòm miệng trên) tác động lên trán, tuyến thượng thận tác động vào mũi trong, thần môn tác động vào giao cảm. Kích thích vừa phải, lưu kim 5 phút. Tiến hành thay đổi giữa thể châm và nhĩ châm. Khi đau dữ dội thì kết hợp đồng thời thể châm và nhĩ châm.

II. Giác hơi

Giác vào các huyệt đại chuỳ, phế du. Phương pháp đốt lửa trong cốc giác rồi úp đúng vào huyệt vị, dùng phương pháp lửa cháy nhanh chóng úp lên huyệt vị, để ống giác 10-15 phút. Cách một ngày giác một lần. Sau 10 lần giác thì nghỉ một tuần, rồi lại tiếp tục làm theo như lần trước.

Chữa ung thư mũi họng bằng phương pháp miết đẩy xoa bóp ấn day huyệt

Phương pháp: Tiến hành ở các huyệt như nghênh hương, phong trì, đại chuỳ, phế du, phong môn, cao hoang, ngu tê, tị viên huyệt, hợp cốc, quá mẫn huyệt, dùng phương pháp miết đẩy từ từ một ngón tay men theo hai bên cột sống cỏ, từ huyệt phong trì miết đẩy đều bằng đến huyệt đại chuỳ, thao tác nhiều lần trong 3 phút. Lại dùng phương pháp ấn day ở trên các huyệt thông thiên, ngọc chẩm, phong trì, phong thủ, mỗi huyệt ấn day 1-2 phút, sau đó dùng phương pháp đẩy nhẹ từ từ một ngón tay ở trên huyệt đại chuỳ, thao tác khoảng 2 phút. Tiếp sau đó dùng phương pháp ấn day bằng ngón tay cái ở trên các huyệt thận du, phong môn, cao hoang mỗi huyệt ấn day 1 phút, sau đó dùng phương pháp lấy tiểu ngư tế xát trên tuyến đường tuần hành của kinh bàng quang ở hai bên lưng, để nóng thấu voà trong là được. Sau đó lại xoa bóp trong 2 phút pử huyệt phong trì, xoa bóp ở huyệt kiên tỉnh từ nửa phút đến 1 phút. Xong lại dùng phương pháp lấy đại ngư tế để day bắt đầu từ huyệt thái dương bên tay phải từ từ day sang huyệt dương bạch sang bên phải, qua huyệt ấn đường day sang các huyệt dương bạch, thái dương ở bên trái sau đó lai quay sang day lên đến huyệt đầu duy ở bên trái, sau đó lại quay sang day đến huyệt đầu duy ở bên trái, qua thượng tinh lại quay sang day lên đến huyệt đầu duy ở bên phải, day sang đến huyệt thái dương ở bên phải. Cứ day đi day lại như vậy 10 lần. Dùng phương pháp ấn day như vậy để ấn day các huyệt thái dương, toản trúc ở hai bên, mỗi huyệt ấn day 2 phút. Dùng phương pháp miết đẩy nhẹ từ từ một ngón tay để miết đẩy huyệt khúc trì ở hai bên, mỗi bên miết đẩy 2 phút, sau đó lại xoa bóp ở huyệt hợp cốc, mỗi bên xoa bóp 1 phút, ấn day ở huyệt ngư tế, huyệt tị viêm, huyệt qua mẫn, mỗi huyệt ấn day trong 2 phút

 Chữa ung thư tuyến vú

1. Nhĩ châm: chọn 2 huyệt Nhũ tuyến ở tai (có thể phối hợp với huyệt thiện trung trên cơ thể), dùng loại kim 0.5-1 thốn (mỗi thốn bằng 1/3 dm) lần lượt châm vào các huyệt nhũ tuyến ở 2 tai (châm theo cách từ điểm ngoài nhũ tuyến chọc xuyên vào điểm trong nhũ tuyến). Sau đó, dùng kim nhỏ 3 thốn chọc xiên vào huyệt thiện trung, sâu 2.5 thốn, sau khi đắc khí lưu kim 1-1.5 giờ, cứ 10-15 phút lại châm 1 lần, 20 ngày là một liệu trình,

2. Cứu thuốc ở huyệt tai ( đắp thuốc ở huyệt tai). Đặt hạt lương bất lưu hành ở giữa vải nhựa 0.6*0.6 cm, sau khi dùng cồn 25% khử trùng theo phương pháp thông thường ở vành tai rồi dán thuốc vào huyệt nhũ tuyến, huyệt can, huyệt vị ở tai, dán ngoài loại thuốc cao chỉ thống tiêu viêm ở chỗ sưng tấy đỏ cứng kết ở đầu vú. Khi cảm thấy ở những chỗ đó mỏi, trướng tức, nóng đau thì chứng tỏ phương pháp đã chính xác. Người nóng nhiều thì châm thích ở đầu tai, máu chảy 3-4 giọt ở khúc trì. Dán thuốc thay nhau ở hai bên tai. Mỗi huyệt ấn nén 5-8 lần, mỗi ngày 4 lần, 4 ngỳ thay huyệt ở tai 1 lần, 4 lần là một liệu trình.

3. Châm thích giảm đau: Châm thích ở các huyệt kiên tỉnh, hậu ế phong, ngoại quan, khúc trì (đều châm thích ở mé bên bị hoặc ở cả hai bên). Sau khi sát trùng ở da theo như thường lệ, liền châm vào, khi tới độ sâu ở các huyệt vị rồi thì thấy mỏi, tê, trướng tức, lưu kim trong 10 phút, có thể làm cho giảm đau đi hoặc hết hẳn. Nếu hiệu quả không thấy ẽo thì châm thêm ở huyệt túc la khấp ở bên bị bệnh. Có thể ứng dụng nhiều lần.

 

 Trị ung thư tuyến giáp trạng bằng châm cứu

1. Cách châm cứu: Châm ở các huyệt giáp trạng, huyệt khuyết bồn, thiên đột và xung quanh u bướu, đều dùng loại kim nhỏ 1,5 thốn sau khi châm vào huyệt vị bên bị, thì hơi vê xe để cho cục bộ bị trướng tức khó chịu là được, không lưu kim, cách một ngày châm một lần.

2. Cách hoả châm: Sau khi tiêu độc thông thường ở ngoài da chỗ bị, dùng tay trái cố định khối u, tay phải giữ kim nhỏ 1 thốn số 26. Cho đầu kim đốt đỏ trên rượu cồn, nhằm đúng vào chỗ da bị, nhanh chóng châm vào, sâu vào giữa khối u, mỗi lần châm 10-15 cái, cách 1 ngày châm 1 lần.

3. Cách châm giảm đau:

Cách thể châm: Châm ở các huyệt phù đột, hợp cốc, phong xỉ thống, sau khi sát trùng da, nhanh chóng châm kim vào, chờ cho sau khi cảm thấy mỏi, tê, trướng tức, lưu kim 10 phút.

Cách nhĩ châm: Châm vào các huyệt thần môn, bì chất hạ, phế, yết hầu, cổ, dùng các huyệt ở tai châm để kích thích nhẹ trên các huỵêt nói trên, 5 ngày châm một là một liệu trình

 

Ung thư thực quản bằng châm cứu và giác hơi

I.Cách châm

Các huyệt châm là cách du, trung quản, nội quản, túc tam lí, vi du, ti du, thiện trung, công tôn, châm thích xiên xuống phía dưới huyệt thiên trung thốn làm  cho người bệnh cảm thấy tức, mỏi, lan truyền xuốn phía dưới, châm thích hơi xiên về phía cột sống 1,5 thốn, làmcho người bệnh giật người như bị điện giật, rồi lan toả đến phía trước ngực. Thao tác ở tì du, cách du giống như ở thận du. Bốn huyệt nói trên đều thực hiện phương pháp xoe tròn nhanh xuống dưới. Mỗi lần thao tác như cậy trong 1 phút. Châm thích thẳng huyệt trung quản 2 thốn, làm cho khi châm cảm thấy khuyếch tán ra toàn thân là được. Châm thích thẳng ở huyệt túc tam lí 2 thốn, khi châm cảm thấy có kích thích khuyếch tán xuông gót chân, cả ba huyệt đều dùng tả pháp là xoe tròn nâng lên cắm xuống. Mỗi ngày châm thích 1 lần. Qua 8 lần trị liệu thì các triệu chứng giảm nhẹ đi nhiều. Châm thích 13 lần thì cơ bản là khỏi bệnh

II.Giác

1. Các huyệt giác gồm có cách du, tì du, vị du. Đốt lửa vào ống giác để lửa âm ỉ rồi nhằm đúng huyệt mà úp cốc giác vào trên huyệt. Để ống giác 10-15 phút, cứ cách một ngày giác 1 lần. Mười lần giác là một liệu trình. Nghỉ một tuần rồi lại tiến hành giác như trên.

2. Cách giác giảm đau: Chọn cốc giác bằng thuỷ tinh cỡ to 4-8 cái, một dụng cụ đựng kim hoặc bảo dưỡng kim, lại lấy bông thuốc có lượng cồn 95%, dùng cách đốt lửa ở các bông đó trong ống giác, để giác vào huyệt. Nếu huyệt đau thì giác ở chỗ 2-3  đốt ngón tay trên đường chính giữa của điểm đau của ngực đối ứng vói hậu bối. Nếu đau ở lưng thì lấy điểm đau và chỗ trung tuyến của 2-3 đốt ngón tay trên điểm đau làm huyệt giác. Mỗi lần có thể giác 2-6 cái giác, lưu giác 10-15 phút.

Chữa ung thư thận bằng châm cứu và giác

I. Cách châm:

1. chọn các huyệt châm: Các huyệt chính: bàng quang du, trung cực, âm lăng tuyền, các huyệt phồi hợp tam âm giao,côn luân. Châm thích bằng kim cỡ nhỏ dùng tả pháp.

2. Chọn các huyệt châm: các huyệt chính: thận du, mệnh môn, huyệt phối hợp quan nguyên, châm thích bằng kim cỡ nhỏ, dùng bổ pháp và cứu.

II. cách cứu

1. Huyệt cứu: huyệt thần khuyết

Phương pháp: tiến hành theo như phương pháp bôi cứu thông thường. lấy một con địa long, một con oa ngưu, đem giã nát tất cả ra, dùng nước muối rửa sạch chỗ da ở rốn, đắp thuốc vào rốn, mỗi ngày thay 1 lần, 10 lần là một liệu trình.

2. các huyệ cứu: bàng quang du, thái khê, hành gian, tam tiêu du, âm lăng tuyền, thao tác: theo phương pháp thao tác thông thường khi châm cứu bằng đuốc lửa, dùng phương pháp đốt đuốc lửa sáng để tiến hành châm cứu, ngày 1 lần, mỗi huyệt đốt cứu 1 mồi cũng có thể phối hợp đốt ở huyệt huyết hải.

 

Trị ung thư tế bào bằng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt

Thủ pháp cơ bản

(1) người bệnh nằm sấp, thầy thuốc đứng bên cạnh người bệnh, dùng 2 bàn tay chồng lên nhau, ấn day vào bộ vị huyệt bát liêu từ 3-5 phút, nếu bệnh nhân chịu được thì ấn mạnh thêm.

(2) Dùng phương pháp bấm, ấn xoa bóp để bấm, ấn, xoa bóp nhiều lần trên dải cơ hai bên cột sống, thao tác chừng 3-5 phút, trọng điểm là thao tác ở các huyệt can du, tỳ du, thận du.

(3) Hai ngón ty cái bấm ấn huyệt mệnh môn 1 phút, làm cho người bệnh có cảm giác tứng tức và dẫn truyền đến bụng dưới.

(4) Người bệnh nằm ngửa,thầy thuốc dùng ngón tay cái đặt lên mé ngoài phần trên của đùi, bấm ngón tay còn lại đặt lên mé lên trong bụng, từ các huyệt âm liêm, túc ngũ lý, ở chỗ trên phía trong đìu day xuống dưới các huyệt âm liên, túc ngũ lý, ở chỗ trên phía trong đùi day xuống dưới các huyệt âm bao . huyết hải cho mãi đến trên huyệt âm lăng tuyền, thao tác từ 3-5 phút

(5) xát, miết đẩy lặp đi lặp lại ở mé trong của đùi, làm cho ở đó nóng lên là được.

(6) Bấm ấn, véo kéo lên ở huyệt tam ân giao1 phút

(7) Lấy huyệt khí hải làm trung tâm, dùng 1 bàn tay xoa bóp theo hình vòng tròn 5-10 phút.

Chú ý: Nguyên tắc điều trị bệnh này bằng miết đẩy, véo kéo, xoa bóp là để điều hòa phủ tạng, ích khí hoạt huyết, dùng cho những bệnh nhân thuộc bệnh này bị xuất huyết đường âm đạo không bình thường.

Chữa ung thư ruột bằng châm cứu và giác

1. Phương pháp châm: Lương môn, quan chi. Tì du, thận du, thượng cự hư, túc tan lí, thiện khu. Thao tác: Ở tì du châm hơi chếch về hướng cột sống 1.5-2 thốn, thực hiện theo niệp tả pháp (phương pháp vê xe theo chiều xoáy xuống dưới) thao tác những huyệt khác cũng như trên. Điều trị đến ngày thứ 2 thì các triệu chứng giảm nhẹ đi rất nhiều, châm thích lâu ngày như vậy, hiệu quả rất tốt.

II. Phương pháp châm cứu, giác

Cứu vào các huyệt thiên nguyên, túc tam lí, thận du. Lấy cốc giác đốt lửa sẵn nhằm đúng các huyệt vị nhanh chóng úp cốc giác lên các huyệt vị đã chọn để giác, lưu cốc giác từ 10-15 phút, cách 1 ngày giác 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình, nghỉ một tuần rồi lại tiếp tục liệu trình mới.

 

Chữa ung thư phổi bằng châm cứu và giác hơi

 

I. Châm cứu

1. Nhĩ châm: Các huyệt châm: nội tị, chi khí quản, phế, yết hầu, thần môn, tuyến thượng thận. Phương pháp: áp đậu hoặc dùng kim châm cứu cỡ nhỏ châm vào, lưu kim 30 phút. Lần lượt tiên hành ở 2 bên tai, mỗi ngày 1 lần, 10 lần là một liệu trình.

2. Cách châm giảm đau: (1) cách thể châm: châm ở các huyệt tam dương lạc, khích mô, hạ ế phong, ngoại quan, nội quan, hợp cốc. Mỗi lần châm chọn ba huyệt làm 1 nhóm, tức từ 3 tam dương lạc xuyên vào đến kinh môn, phối hợp với hạ ế phong hoặc ngoại quan thấu đến nội quan, phối hợp với hợp cốc, cứ ứng dụng tha đổi lẫn nhau như vậy. Nếu hiệu quả không tốt, có thể châm thêm cả huyệt thái uyên. Mỗi ngày châm chích 1 lần, 5 lần là một liệu trình. (2) Cách nhĩ châm: Châm ở các huyệt thần môn, giao cảm, phế, hung, dùng loại kim châm ở tai để châm các huyệt ở tai, châm đúng vào huyệt vị sau khi đắc khí, kích thích nhẹ kim chuyển động 1 phút, lưu kim 5 phút, mỗi ngày 1 lần, 3-5 ngày là một liệu trình.

II. Giác: Giác vào các huyệt: phế du, phong du, phương pháp dùng lửa cho vào các ống giác, úp vào đúng huyệt,dùng ngọn lửa âm ỷ lần lượt chụp nhanh vào đúng phía trên của 3 huyệt, lưu ống giác 10-15 phút. Mỗi ngày giác 1 lần, 15 lần là một liệu trình.

 

 hữa ung thư họng bằng khí công bấm huyệt

1. Mồm miệng mím nhẹ, lưỡi đẩy sát lên vòm họng trên, hai hàm răng trên và dưới gõ gõ vào nhau kêu lộp cộp, gõ gõ vào nhau như vậy 36 cái thì đó là một vòng trong ngày, nhiều thì có thể gõ gõ 360 cái là một vòng lớn trong ngày. Người hai hàm răng không bằng phẳng, có thể đầu tiên gõ ở các chiếc răng cửa 36 cái, sau khi gõ như vậy tiếp đến là đảo lộn lưỡi trong mồm, đầu lưỡi đảo lộn ở lợi răng phía ngoài và ở bộ phận quai hàm, lộn lưỡi 8 vòng theo chiều thuận, rồi chiều ngược kim đồng hồ, sau đó lại gõ ở quai hàm. Cứ đảo lộn và gõ đảo đi đảo lại nhiều lần như vậy giữa lưỡi và quai hàm, giống y như là sau khi đánh răng xong xúc miệng vậy. Cuối cùng nuốt 3 ngụm nước bọt trong miệng thật mạnh, dụng ý đưa nước bọt xuống đến hạ đan điền.

2. Đứng ở tư thế tĩnh tại thoải mái, lưng hai tay đặt ở chỗ huyệt thận du ở bộ phận thắt lưng. Khi hít kí nam giới trước hết đưa chân trái về trước, chân cư liên tục bước lên phía trên 3 bước như vậy, khi thở ra, bắt đầu từ chân phải bước về phía trước 3 bước, sau đó lại dùng chân trái bước về phía trước 1 bước, rồi đưa trở lại vị trí cũ ở thế đứng thẳng tĩnh tại thoải mái như ban đầu. Làm một lần, dừng lại, rồi lại bước tiếp về phía trước như phương pháp nói trên. Nói chung bước lên như vậy 60 bước hoặc có thể tăng gấp bội cũng được.

 Chữa ung thư dạ dầy bằng xoa bóp bấm huyệt

 

Chọn các huyệt xoa bóp, bấm ấn: Trung quản, dương môn, kì môn, nội quản, túc tam lí, công tôn, thái xung, can du đảm du, tì du, vị du. Thủ pháp thường dùng: dùng một ngón tay miết đẩy ấn, day, xoa . Phương pháp thao tác của nó là: (1) người bệnh nằm ngửa, 2 khuỷu tay gập cong xuống, thầy thuốc ngồi ở bên phải bệnh nhân. Trước hết lấy một ngón tay dùng phương pháp miết dẩy ở huyệt trung quản trong 5 phút. Rồi lại dùng phương pháp xoa day ở bộ phận khoang dạ dày trong 15 phút. (2) Theo xu thế trên, ven theo kẽ sườn lấy 1 ngón tay trị liệu bằng phương pháp miết đẩy, từ trên sườn lấy một ngón tay trị liệu bằng phương pháp miết đẩy, từ trên xuống dưới làm từng khe xương sườn một bằng liệu pháp đó, bắt đầu từ đường chính giữa trở đi, đầu tiên miết đẩy ở mé bên trái rồi lại chuyển sang miết đẩy ở bên phải, thời gian miết đẩy khoảng 5 phút. (3) theo thế miết đẩy trên, lấy ngón tay cái dùng phương pháp ấn xoa, lần lượt ấn xoa, day ở các huyệt chương môn, kì môn, nội quan, túc tam lí, công tôn, thái xung cả bên trái lẫn bên phải, mỗi huyệt làm trong 1 phút. (4) người bệnh nằm sấp, thầy thuốc ngồi ở bên cạnh mình họ. Dùng một ngón tay miết đẩy hoặc dùng ngón tay ngón tay cái ấn , day lần lượt tại các huyệt can du, dảm du, tì du, vị du, mỗi lần thao tác 1 phút, sau đó dùng tiểu ngư tế xát thật nóng vào các huyệt đó. Nguyên tắc trị liệu: Làm cho mạch tì hòa vị, lí khí chỉ thống.

 

Chữa ung thư bàng quang bằng châm cứu và giác

 

I. Cách châm

Huyết chích cần châm: Thận du, thái khê, tam âm giao, huyệt phối hợp: Phục lưu, huyết hải. Dùng loại kim nhỏ châm dùng bổ pháp.

II. Cách cứu:

1. Các huyệt cần cứu: Bàng quang du, âm lăng tuyền, tam tiên du, hành gian, thái kê. Cách cứu: Dùng cách đốt điếu ngải để tiến hành thủ thuật cứu như thông thường. Mỗi ngày cứu 1-2 lần, mỗi lần cứ 3-5 điếu ngải hoặc ở mỗi huyệt mỗi lần điều trị bằng cứu 5-10 phút. Cũng có thể cứu thêm các huyệt : Huyết hải, tam âm giao.

2. Huyệt cứu: Mệnh môn, quan nguyên, thao tác: Theo phương pháp dùng điếu ngải cuộn lại, đốt lên rồi cứu theo phương pháp chấm chấm vào huyệt theo kiểu chim mổ thóc vây. Mỗi ngày cứu 2 lần, mỗi huyệt mỗi lân chữa trị theo kiểu cứu này 5-10 phút, 3 lần là một liệu trình.

 

 Chữa ung thư buồng trứng bằng xoa bóp bấm huyệt

 

1. Người nằm ngửa, thày thuốc đứng ở bên cạnh, dùng ngón tay và ngón tay giữa ấn day ở huyệt khúc cốt và ở điểm đau ỏ bụng dưới. Mỗi thao tác làm trong 1 phút.

2. Dùng các ngón tay của bàn tay véo nâng thịt ở chỗ các huyệt khí hải, quan nguyên, trung cực lên 10 lần.

3. Bấu véo nâng thịt chỗ thắt lưng, cả hai bên lên 10 lần.

4. Dùng bàn tay xát đẩy miết ở me trong của đùi, cho ở đó nóng lên là được

5. Người bệnh nằm sấp, thầy thuốc đứng ở bên người bệnh, dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa cùng khép chặt lại với nhau ấn day mạnh ở các huyệt trường cường, hội âm. Mỗi huyệt ấn day trong 1 phút. Khi ấn thì dùng lực hơi mạnh một chút, và làm  cho đầu ngón tay chọc móc lên phía trên,làm cho ở dưới chỗ dó có cảm giác trướng tức.

6. Ấn day ở huyệt bát liêu, mỗi lần ấn day 1 phút, sau đó day ở thăt lưng và mông, làm cho các chỗ đó nóng lên là được.

Xoa bóp bấm ấn huyệt để điều trị ung thư buồng trứng là liệu pháp có tác dụng làm thanh hóa ứ nhiệt, phối hợp với điều trị bằng uống thuốc, như vậy hiệu quả chữa trị rất tốt. Không thể đơn thuần dựa vào xoa bóp, bấm huyệt để chữa trị khỏi được bệnh này, mà nó chỉ là hỗ trợ đắc lực cho điều trị bằng trung  y được mà thôi.

 

 Điều trị ung thư cổ tử cung bằng châm cứu và giác

 

I. Phương pháp châm cứu.

1. Các huyệt châm: Quan nguyên, trung cực, qui lai, thủy đạo, tam âm giao, chung câu, trung đô. Các huyệt phối hợp: Những người có khối u thì châm cứu thêm ở các huyệt phúc xá bên bị bệnh. Nếu đau ở bụng dưới tương đối dữ thì châm cứu thêm ở huyệt khí xung. Nếu đau ở thắt lưng, mỏi nhiều ở thăt lưng thì châm cứu thêm ở các huyệt bát liêu, ủy trung. Nếu bạch đới ra nhiều thì châm thêm ở các huyệt địa cơ, âm lăng tuyền, đới mạch.

Cách châm cứu: dùng cách châm cứu nóng mỗi ngày 1 lần,l lưu kim trong 20 phút, châm cứu 20 lần là một liệu trình. Thời kỳ có kinh vẫn châm thích như thường, nhưng không dùng phương pháp châm cứu nóng.

2. Phương pháp châm thích chỉ thống: Chọn 3 huyệt tam âm giao, chung câu, thái xung, sát trùng theo như thường lệ, nhanh chóng chọc kim vào, tới độ sâu của huyệt vị, kích thích loại trung bình, có cảm giác mỏi tê, trướng tức, khi đó thấy giảm đau rõ rệt hoặc tạm thời hết hẳn đau. Nếu hiệu quả giảm đau không rõ rệt thì châm thích thêm ở huyệt bạch hoàn du ở hai bên  như vậy sẽ thấy có hiệu quả hết đau rõ rệt

3. Phương pháp trị liệu giảm đau ở huyệt vị: Chọn tiêm vào huyệt tam âm giao, âm lăng tuyền. Thuốc dùng để tiêm là loại thuốc tiêm từ trường khanh 2-4ml, dùng ống tiem loại 5, sát trùng ngoài da chỗ tiêm rồi nhanh chóng chọc kim vào đến độ sâu của huyệt vị, sau  khi đắc khí thì rút bơm tiêm ra, nếu không thấy có máu theo ra thì từ từ bơm thuốc tiêm vào, mỗi huyệt bơm 1.5-2ml.

II. Cách cứu:

1. Các huyệt cứu: khí hải, trung cực, qui lai, các huyệt phối hợp, trường du, thứ liệu

2. Thao tác: cứu bằng điếu ngải, dùng loại điếu ngải đường kính 1.5 cm, dài 1.8cm đặt châm đốt ở trên miếng gừng dày 0.4 cm. Mỗi huyệt cứu 3 mồi, mỗi mồi cứu 6-7 phút.

 IX- BỆNH PHỤ NỮ

 

 

5- Hµnh kinh ®au bông

a- TriÖu chøng :

1- Chøng thùc: §au tr­ưíc khi hµnh kinh, kinh ra råi th× nhÑ ®i vµ khái, kinh ra s¾c tÝm bÇm hoÆc cã d©y cã hßn, kh«ng ­ưa xoa n¾n khi ®au.

2- Chøng hư­ : §au khi ®ang hµnh kinh,hoÆc sau khi ®· s¹ch kinh, ®au liªn miªn, l­ưng mái,kinh ra Ýt, s¾c nh¹t thÝch xoa n¾n khi ®au, nÕu h­ư hµn th× bông l¹nh thÝch nãng.

b- Lý: KhÝ trÖ huyÕt ø, hư­ hµn, hư­ nhiÖt.

c- Ph¸p: §iÒu hoµ khÝ huyÕt, th«ng kinh chØ thèng.

            d- Phư­¬ng huyÖt :

1- C¸ch du

2- Quan nguyªn

3- Trung cùc

4- Quy lai

5-Hîp cèc

6- HuyÕt h¶i

7- Tam ©m giao

8- Hµnh gian

            TrÞ chøng thùc th× ch©m t¶, chøng h­ th× ch©m bæ . hµn th× cøu.

            Dïng th­êng xuyªn cã c¸c huyÖt sè 2,3,6 cßn l¹i lu©n l­u dïng xen kÏ.

            e- Gi¶i thÝch c¸ch dïng huyÖt: Quan nguyªn , Trung cùc, Qui lai cã quan hÖ ®Õn th©n m¹ch vµ dïng ®Ó ®iÒu hoµ bé phËn sinh dôc vµ kinh s¶n.

            C¸ch du, HuyÕt h¶i t¶ th× ho¹t huyÕt th«ng kinh trõ ø huyÕt, lµm khái ®au trong chøng thùc, bæ th× bæ huyÕt lµm khái ®au trong chøng h­.

            Hîp cèc , Hµnh gian, Tam ©m giao t¶ th× th«ng kinh khái ®au.

XB :Khi ®au bÊm Ên xoa c¸c huyÖt trªn , như­ng thư­êng ®au cÊp  nªn cù ¸n  ph¶i Ên huyÖt tõ nhÑ ®Õn nÆng. tr¸nh lµm m¹nh ¶nh hư­ëng ®Õn bµo cung.

 

 

 

 

 

 

 

X- BỆNH TRẺ EM

 

HO GÀ

a-Triêu chứng:Thường gặp ở trẻ em có tính truyền nhiễm rất rộng.Bệnh cứ dai dẳng lâu khỏi nên còn gọi là "ho trăm ngày".

b-Lý:Ngoại tà hoặc khí bất chính cảm nhiễm vào phế

c-Pháp:Thanh nhiệt,thông phế,chỉ khái.

d-Phương huyệt:

                        1-Xích trạng (tả)

                        2-Ngư tế (tả)

            cả hai huyệt dùng thường xuyên.

đ-Gia giảm:

- Có phù mặt,nặng mặt thêm Hợp cốc.

- Có ho ra máu thêm Khổng tối.

- Mắt dỏ dày về phía dầu mắt thêm Tinh minh.

- Mắt dỏ nhiều dày về phía đuôi mắt,thêm Đồng tử  liêu.

- Nếu có đờm rãi nhiều thêm Phong long.

- Châm Tinh minh,hướng mũi kim về phía mũi.

- Châm Đồng tử liêu,hướng mũi kim về phía Thái dương.

e-Giải thích cách dùng huyệt: Xích trạch là Hợp huyệt của kinh phế,có tác dụng điều hoà và sơ thông phế khí cho khỏi ho,dễ thở.

  Ngư tế để thanh nhiệt tả phế,giảm ho.

  Đã dùng phương pháp này để chống dịch ho gà tại xã Dương Quang,huyện Mỹ Hào;xã ái quốc huyện Tiên Lữ,tỉnh Hưng Yên kết quả tốt.

  Xoa bóp:ấn,xoa,bóp khi bệnh dịu,xoa xát,vùng lưng trên,và vùng ngực.

.

 

 Đái dầm.

Thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi.

a-Lý:

- Thận và bàng quang hư hàn

- Tinh thần không tỉnh táo.

b-Pháp:

- Bệnh mới mắc,chữa theo nhĩ châm

- Bệnh mắc lâu,bổ Thận,Bàng quang,điều hòa tiết niệu.

c-Phương huyệt:Là huyệt Thần môn vùng nhạy cảm trên loa tai,bờ góc bé tam giác giưa chỗ chân trên và chân dưới của đối nhĩ luân ôm lại.

- Châm xiên,vê bổ một chiều làm cho tai nóng bừng,hư hàn thì ôn châm càng tốt.

đ-Gia giảm:Bệnh mắc lâu thì suy nhược,thêm.

        Mệnh môn

        Thân du

        Quan nguyên

        Trung cực

        Tam âm giao

        Thần môn

        Châm bổ hoặc cứu

Mỗi lần dùng một vài huyệt để bồi bổ tận gốc.

Xoa bóp: Day,ấn các huyệt trên,kết hợp các du huyệt,đặc biệt xát các dầu ngón tay dưới móng, lòng bàn tay từ 100 lần trỏ lên xoay theo chiều kim đồng hồ.

 

 

 Lòi dom

(Dùng để chữa trẻ em nhanh hơn người lớn).

Khi ỉa dom lòi ra 3-4 phân phải lấy tay ấn lên mới được.

a- Triệu chưng:

-Loài thức: Đại tiên táo, ỉa rặn nhiều, sắc mặt đỏ, người khoẻ, tiếng nói to, mạch sác.

-Loại hư: Sau khi kiết ly, nhiều, sắc xanh nhợt, tiếng nói nhỏ mạch trầm tế.

b- Pháp: - Trị loại thực: Lợi tiện thông tràng chỉ thoát.

- Trị loại hư: Bổ khí thăng dương cố thoát.

d- Phương huyệt:

1- Bách hội(bổ)

2- Trường cường(tả)

đ- Gia giảm:

Loại thực: Thêm Thiên khu(tả)

Loại hư: Thêm Khí hải(Châm bổ hay cứu)

e- Giải thích cách dùng huyệt:

- Trong loại hư: bổ Khí hải để bổ khí đồng thời bổ Bách hội để đưa dương khi lên, tả trường cường là huyệt lân cận làm cho dom dương động để theo khí đi lên và được giữ vững vị trí bình thường.

- Trong loại thực: Bổ Khí hải, thêm Thiên khu(tả) làm cho đại tiện dễ thì dom không bị lòi ra người còn Bách hội, Trường thì để dom lên như đối với chứng hư.

Xoa bóp: Xoa, xát, bấm huyệt cả vùng bụng, lưng dưới chồng táo, khoẻ cơ bụng.

 

 

 

 

 

Cam tích

a- Triệu chứng: Trẻ con bùng ỏng, đít teo, ăn uống ít,ỉa khẳn, lúc rắn lúc lỏng,đái khai hoặc lắng trắng như cặn nước gạo, buồn bức không yên, hay quấy khóc lâu ngày thành còm cõi suy nhược khó chữa.

b- Lý: Tỳ hư can uất, ăn uống tích trệ.

c- Pháp: Sát trùng tiêu tích, bình Can bổ Tỳ.

d- Phương huyệt:

1- Tứ phùng

2- Trung quản (bình)

3- Thiên khu (bình)

4- Âm lăng tuyền (bình)

5- Thái xung (tả)

Dùng thường xuyên các huyệt số 1,2,3,4, còn lại luân lưu dùng xen kẽ.

Cam mắt cứu hợp cốc mỗi bên 1-2 phút.

đ- Gia giảm: Ăn đầy, chậm tiêu thêm Công tôn.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Dùng kim tam lăng châm, vào tứ phùng, nặn ra ít nước vàng để tiêu tích sát trùng, bình trung quản để điều vị, Thiên khu thông tràng tiêu tích, Âm lăng tuyền để kiện tỳ trừ thấp tiêu cam.

Tả Thái xung để sơ can giải uất thì tỳ vị không bị can uất mới chóng mạnh được, khu trùng tích hết, tỳ vị mạnh các triệu chứng sẽ hết.

Xoa bóp: Thường xuyên xoa, xát toàn thân, tăng cường sức lực bấm thêm Túc tam lý.

 

 Mồ hôi nhiều

a- Triệu chứng: Phân làm 2 loại:

Có trẻ con cứ khi ngủ thì đổ mồ hôi trộm nhiều, đó là đạo hãn

Có trẻ khác bất cứ thức hay ngủ , vận động hay không vận động cũng tự nhiên đổ mồ hôi nhiều đó là tự hãn.

b-Lý:

- Đạo hãn: Âm hư (tâm phế nhiệt) da ấm nóng.

- Tự hãn: Dương hư người mát lạnh

c- Pháp: - Trị trứng đạo hãn: Điều hoa` tâm phế để làm hết mồ hôi.

-Trị chứng tự hãn: Bổ khí cố biểu.

D-Phương huyệt:

-Trị đạo hận :        Âm khích (tả)

                               Hậu khê (tả)

                               Ngư tế (tả)

-Trị chứng tự hãn:   Âm khích (tả)

                               Hậu khê (tả)

                               Ngư tế (tả)

                               Ngoại quan (bổ)

                               Khí hải (bổ)

đ- Gia giảm: Bị dụng dùng chung cho cả 2 loại:

          1-Cách du (bình)

          2-Y hi (bình)

          3-Phục lưu (bình)

  Khi ăn, đổ mồ hôi nhiều ở trán thêm Nội đình (tả).

-Nếu mồ hôi nhiều ở cổ trở lên không xuống được thêm Đai chuỳ, Khúc trạch.

e- giải thích cách dùng huyệt :

- Trong chứng đạo hãn : Âm khích là huyệt Khích của Tâm kinh, Hậu khê là huyệt dụ của Tiểu trường kinh có tác dụng điều hoà tan dịch để làm hết mồ hôi trộm

Ngư tế là huyệt hoả của phế, tả mạnh làm hết mồ hôi, bổ thì làm ra mồ hôi.

Trường hợp mồ hôi ra nhiều người lạnh(thoát dương) thì phải hồi dương cố thoát, cứu ngoại quan, khí hải,quan nguyên (tham khảo chứng lúc thoát bệnh hôn mê bất tỉnh)

Xoa bóp :Bấm ấn các huyệt trên có thê thêm tam âm giao bổ âm

 

XI- BỆNH VỀ, RĂNG VÀ TAI MŨI HỌNG

 

 Lẹo mắt

a- Triệu chứng:lẹo ở mi mắt mọc một mụn nhỏ,lúc đầu hạt tấm sau lớn dần lên sưng đỏ đau rồi thành mủ. Chắp mọc ở giữa mu mắt sưng to hơn, sưng ở trong mắt. Thường tái phát, chính ở mắt này lại mọc ở mắt kia.

b- Lý: Tâm hoả truyền Tỳ vị ,nhiệt độc

c- Pháp: Tả hoả thanh nhiệt ,tiêu độc

d- Phương huyệt:Huyệt Thâu trâm (kinh nghiệm gia truyền)

        Cách lấy huyệt và thao tác: Đứng hay ngồi thật ngay,  đau mắt nào dùng tay bên ấy vắt qua vai bên kia cho đầu ngón tay giữa chạm  vào cột sống lưng (thường vào khoảng đốt lưng 3 đến 6) đánh dấu bằng thuốc đỏ hay bằng bấm ngón tay

Kế đó miết từ cổ , gáy xuống điểm này, rồi miết tiếp từ hai mỏm vai xuống cho gặp nhau tại điểm đã đánh dấu giữa cột sống,bôi cồn dùng kim tam lăng thích cho ra một giọt máu sẫm đen, năng sạch, bôi cồn , hoặc dùng giác hơi hút máu rạch bằng con dao cạo râu rất nhẹ ,vết rách nhỏ .

làm đúng lẹo mới mọc sẽ tiêu tan, nếu đã mưng mủ sẽ chóng vỡ và không tái phát

e- Giải thích cách dùng huyệt : đây là một huyệt kinh nghiêm và có thể hiểu nhu sau.nội kinh đã dạy : tật cả độc về đinh xang đều thuộc về tâm hoả .tại đay tâm huyệt tề nhiệt đót sống 6 giác đốt 7 sang 2 bên 5 phân là huyết tề nhiệt xuất hiện thì khỏi châm & bổ

Huyệt thâu châm nằm từ trong đoạn từ đốt sống lưng 3 đến 6. huyết thần đạo dùng để thay tâm ấn

Chấp thì châm thêm 2 huyệt tề nhiệt ở 2 bên cột sống

 

 

 Cam nhắm mắt ngày đêm không mở được

a Triệu chúng. mắt đỏ chói sưng đau ngày đêm không mở được ,nước mất rỉ, mát chay dể nhiều  & không có

b- Lý: do tâm can hoả vượng ở trong kết hợp với phong huyệt

c-Pháp: Thanh tâm can nhiệt

d- Phương huyệt

1 - Tinh minh

2- Hành gian

3- Tâm hồn

4- Ấn đường

5- Thái đường

6- Đồng tử tiên

7- Phong trì

Châm huyệt trên, nếu lâu khỏi có thể hợp cấp mỗi bên một mồi hay cứu điếu ngải mỗi bên 3 đến 5 phút.

đ- Gia giảm: nếu sau khi đã điều trị mà mắt còn mờ

e- Giải thích cách dùng huyệt: tình minh là chủ huyệt:tình minh là chủ huyệt chữa các bệnh về mắt, hợp với thần môn lai có tác dụng thanh tâm hoả, tả hành gian để thanh can trừ phong (can khai khiếu ra mắt).

ấn đường. Thái dương là huyệt lân cận với mắt, chủ trị đau đầu, đau mắt, nếu cấp thì châm cho ra máu. nhẹ thi thanh giải độc là hết đau, đỏ, sưng, nhức.

Xoa bóp: Bấm lâu dài các huyệt trên, hướng dẫn bệnh nhân tự bấm, day.

3 Bệnh lác mất- triệu chứng:

 

 

 

 

Bệnh lác mắt

a- Triệu chứng:

- Lòng  đen mắt lác về đầu con mắt lòng trắng mắt là lác trong

- Lòng đen mắt lác về đuôi con mắt lòng trắng hở nhiểu về đầu mắt là lác ngoài còn có trường hợp lác trên lác dưới

Bệnh lác mắt thường thấy ở trẻ con, càng chữa sớm càng tốt đẻ lâu  sẽ khó chữa   

 

b-Lý:sinh ra đã bị lác mắt ngay là do tiên thiên.Sau khi bị kinh phong co dật hoặc là di chứng viêm não mắt bị lác là do kinh lạc co giật thành lác.

c-Pháp:tả bên lác, bổ bên không cho ngay vào chính giũa là khỏi.

d-phương huyệt:

                 1-tình minh

                 2-đồng tử liêu

                 3-ngư yêu

 e- Giải thích cách dùng huyệt: Lác trong thì tả Tinh minh cho kinh mạch dãn ra, bổ đồng tử liêu hoặc Ngư vĩ cho kinh mạch ben ngoàI dan ra. Bổ Tinh minh để kéo vào bên trong.lác tráI tả Ngư yêu bổ tứ bạch .Lác dưới bổ Ngư yêu,Bách hội.

            Chú ý:Châm phương huyệt này thì cần cẩn thận khi châm vào huyệt ,mũi kim hướng ra ngoàI không câm vào nhãn cầu là dược.

Khi đã khỏi có thể châm bình bổ bình tả 5- 10 lần để củng cố cho khỏi tái phát

Xoa bóp: Day, bấm các huyệt trên, có thể vê lông mày, trên có Ngư yêu, toản trúc.

 

 Đau mắt cấp

a- Triệu chứng: Từng giờ, từng phút thấy đau, từng phút thấy mắt đau, tức, ngứa, đỏ nhiều nước mắt nhiều rỉ sưng đau, nhức buốt sinh thành mộng

b- Lý: Phong nhiệt vì thời khí cấp phát kết hợp với Tâm hỏa, Can phong nội động

c- Pháp: Thanh tâm bình can giảI trừ phong nhiệt tiêu tan sưng đỏ, rỉ mắt sạch quang.

d- phương huyệt:

1- ấn đường

2- Tình minh

3- Đồng tử liêu

4- Toàn trúc

5- TháI dương

6- Hợp cốc

7- Khúc trì

8- Hành gian

9-Thiếu phủ

e- Giải thích cách dùng huyệt: Ấn đường, TháI dương là huyệt có đặc hiệu chứa mắt đau châm tả sưng to không mửa được thì xuất huyết nhẹ là hết sưng. Tinh minh chữa các bệnh mắt đồng thời tả tâm hỏa.Đồng tử là huyệt kinh Đởm đm tinh hoa lên làm hợp với hành gian là Hỏa huyệt của kinh can để sơ can khí giải uất hỏa.  Hợp cốc  là tổng huyệt chữa đầu mắt, Thiếu phủ là hỏa huyệt của kinh tâm, châm tả để thanh tâm hỏa còn cấp phát đã dịu thì các huyệt bình bổ,bình tả rồi bổ, Khúc trì là hợp huyệt của đại tràng để thông tràng hạ huyệt.

đ- Đa giảm:

- Mắt đỏ, sưng đau, ngứa gia Dương bạch,Quang minh, Địa ngũ hội,Khúc toàn.

- Mắt đau tức như muốn lòi ra, gia Thiên trụ,Côn lôn,Dương bạch , Bát tà.

- Đau nhức đầu mắt nhiều rỉ,gia Dương bạch

- Mắt toét đỏ i gia Dương cốc

- Nước mắt nhiều gia Đầu lâm khấp

- Mắt có lông quặm bổ Ty trúc không,Can du, Ngư  yêu

- Tràng mắt gia Nhĩ tiêm,Quan xung, Túc lâm khấp, Cự liêu, Thiếu trạch

- Mắt trông ngược lên gia Thân mạch

 

 

 Bệnh sụp mi mắt

a- Triệu chứng: Mi mắt trên thấy nặng rồi sụp dần xuống che kín mắt, phần mắt, hoặc che kín mắt khó trông hoặc không trông thấy được.Trẻ am, người lớn đều có bệnh này, có khi trẻ sơ sinh mi đổ sụp đến nửa mắt là sụp mi bẩm sinh,biện chứng phân làm 2 loại.

1- Loại hư: người trắng xanh, tiếng nói nhỏ, mạch hoãn tiêu.

2- Loại thực: người mặt đỏ hồng hào, nói to, mạch nhanh (sác) có lực,tiếng nói hơI thở mạnh

b- Lý: Khí hư không giữ được mi, mi sụp xuống,Tỳ co thấp nhiệt nên mi mắt nặng sụp xuống.

c- Pháp: -  Bổ khí cho nâng mi lên

                - Thanh lợi thấp nhiệt cho mi nhẹ sẽ lên.

d- Phương huyệt:

           1- Bách hội               

           2- Toàn trúc

           3- Ngư yêu

           4- Ty trúc không

           5- My xung

           6- Đầu lâm khấp

           7- Dương bạch

           8- Thái xung

đ- Gia giảm: Nếu khi nhiều gia Đản trung, cứu Khí hải, 5-10 phút để bổ khí đem lên, cứu gừng huyệt Bách hội 5 phút.

e- Giải thích cách dùng huyệt:

      Bách hội là huyệt Bổ dương khí nâng cho mi lên Toản trúc, Ngư yêu, Đầu lâm khấp, Dương bạch, Thái dương, Ty trúc không là huyệt cục bộ và lân cận làm cho thông kinh và nhu động mi trên để dễ nâng lên rồi mới Bách hội như sau:

      Chứng hư thì các huyệt đều châm bổ, có thể dùng điếu ngải cứu cách gừng như trên. Chứng thực thì các huyệt đều châm tả để thanh lợi thấp nhiệt. Gia thêm: tả huyệt Tỳ nhiệt dưới đốt 6(D6) ngang ra 5 phân, Bách nội vẫn châm bổ không cứu.

   Xoa bóp: Day, bấm, xoa, xát các huyệt trên

.

 

 Hoa mắt, mờ mắt, tối mắt

a-Triệu chứng:

1- Mắt không đau đỏ màng mộng gì cả,hoặc không có đau đầu, mắt thấy lúc mờ, lúc tối, lúc thấy hoa xanh,trắng vàng, đen, lúc thấy như có cánh muỗi bay. Bướm vù, lúc trông một hóa 2,thấy nhỏ hóa to…khi thấy có một trong những triệu chứng trên phải chữa ngay thì thị lực mau chóng hồi phục không sẽ bị giảm dần đến không trông thấy,lúc đó trở thành nội trướng, thong manh

2-Cón một số triệu chứng nếu qua các bệnh viện chuyên khoa mắt sẽ được chuẩn đoán như:Viêm thần kinh thị giác,teo thần khin thị, viêm võng mạc,đáy mắt có nhiều điểm xuất tiết, bạc gai thị, mắt có quầng nâu, có điểm nhân đục xuất hiện…có thể sau 1 thì gian điều trị chuyên khoa. Không tiến bộ và phải cho xuất viện, chính do những điều kiện này mà chúng

tôi phải điều trị bằng châm cứu.

b, Lý: nội thương thất tình, tửu sắc quá độ, can thận hư nhiệt.

c, Pháp: thanh phong nhiệt,tư bổ can thận, giáng hoả sáng mắt.

d,Phương huyệt:

      1, Phong trì (bình)

      2, Đồng tử liêu (bình)

      3, Tình minh (bình)

      4, Can du

      5, Thận du (bổ)

      6, Túc tam lý (bổ) (người trên 30 tuổi cứu 10-15 phút)

      7, Dưỡng lão

      8, Quang minh

     Các huyệt 1, 2, 3 thường xuyên sử dụng, còn lại luân lưu xen kẽ

đ, Gia giảm: gia giảm để chữa một số bệnh như:

   -Chữa bệnh Thanh phong, Nội chướng trông chỉ thấy mờ mờ như mây bay khói phủ, Châm phương huyệt như trên gia Lạc Khước. Chữa bệnh thong manh, gia huyệt Thương dương, bị mắt phải châm huyệt trái, bị mắt trái châm huyệt phải, bị cả hai mắt châm cả hai bên huyệt, dùng thêm Cự liêu làm phối huyệt.

   -Chữa teo thị thần kinh gia Thái dương.

   -Chữa mắt cận thị dùng Đại tô, Thủy toàn, Thái bạch, Tam gian, Hợp cốc làm chủ huyệt, xen kẽ phương huyệt trên làm phối huyệt.

e, Giải thích cách dùng huyệt:

Chữa các bệnh mắt nói trên cần có tay nghề điêu luyện nhất là đối với các huyệt quanh mắt, cần dùng thủ thuật bổ tạ cho đắc khí nhẹ nhàng để dẫn tinh hoa của ngũ tạng lên mắt, thần kinh hưng phấn, tế bào phát triển, dẫn hoả hư, khí đục xuống làm cho mắt sáng lên.

Trước bình, sau bổ Phong trì, Đồng tử liêu, Tình minh để đủ tăng cường thị thần kinh và thị lực, bổ Can du để can mạch khai khí ra mắt, bổ Thận du để chữa bênh ở đồng tử(con ngươi), cứu Túc tam lý hoặc bổ cho thanh khí đi lên, trọc khí đi xuống lam cho sáng mắt.

Xoa bóp: ấn, bấm những huyệt cơ bản trên, nên bấm thêm 2 hàng du huyệt và trên gai đốt 9 nhằm tăng cường tinh hoa nội tạng thì mắt mới nhìn được.

.

 

 Quáng gà

a, Lý: can thận khí huyết hư kém.

b- Pháp: tư bổ can thận , điều hoà thị lực.

c- Phương huyệt:

1-   Tình minh

2-   Túc tam lý

3-   Quang minh

4-   Mệnh môn

5-   Thận du

6-   Can du

Trong số này thường xuyên dùng huyệt1,3 còn lại luân lưu xen kẽ

đ- Gia giảm

- Có nặng đầu mắt thêm hợp cốc

- Có chóng mặt thêm hành gian

e – Giải thích cách dùng huyệt: tình minh, quang minh chủ trị bệnh về mắt và làm sáng mắt

- Mệnh môn, can du, thận du là để điều hoà âm dương,thư thận, nhuận can làm cho mắt sáng bình thường không còn hoàng hôn là không trông thấy nữa.

.

 

 

 

Nhức răng

a- Lý: Dương minh kinh bị nhiệt

b- Pháp: Cảm ngoài vào, thông kinh hoạt lạc, thanh giải phong nhiệt hết đau bên răng(nếu do vị hoả xông lên thì châm có kết quả tốt còn khi răng bị sâu nặng, sứt mẻ to, hay bị long lay, lâu ngày sắp hỏng hoặc chiếc răng này mọc xiên vào chân răng khác làm đau nhức thì châm chỏ đỡ tạm thời).

c- Phương huyệt:

1- Thiên ứng(tại vùng sưng đau nhất ở răng lợi)châm tả: Châm từ ngoài môi mặt vào thật đúng giữa lợi răng đau.Hành châm đắc khí tê từ chỗ đau tan ra sẽ khỏi rất nhanh.Không thì vài bốn lần châm là khỏi, rất thích hợp vơi châm.

2-Hạ quan(tả)

3-Giáp xa(tả)

4-Hợp cốc(tả)

đ- Gia giảm: nếu có lở loét chảy máu chân răng tả thêm Nội đình.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Tả hoặc châm cho ra máu nhẹ huyệt Thiên ứng để thanh nhiệt tiêu sưng.

Tả Hạ quan để thông lạc ở hàm trên, tả Giáp xa để thông lạc ở hàm dưới, đau ở hàm nào thì châm huyệt vào đắc khí của răng đau.

Tả Hợp cốc để thanh nhiệt ở dương minh, tả Nội đình để bổ vị thuỷ(huỳnh huyệt) tả Giải khê để thanh vị hoả.

Xoa bóp: Chủ yếu day hợp cốc và Thiên ứng thì giảm đau.

 

 

Thối tai, ù tai

a- Triệu cứng:Tai bị đau, chảy nước,có mùi thối là thôi tai, ù tai.

b- Lý: Thận nhiệt, sinh ù tai, thân hư sinh ù tai.

- Ù tai nghe như tiếng xay lúa, kêu ve ve trong tai là thận hư, can uất.

c- Pháp: Thanh thận nhiệt , tiêu trừ nùng độc(mủ).

1-     Nhĩ môn

2-     Thính hội

3-     ế phong

4-     Ngoại quan

5-     Hợp cốc

6-     Nhiên cốc(tả)

7-     Hành Gian(tả)

Trong đó dùng thường xuyên là các huyệt 1,2,3,5 còn lại luân lưu xen kẽ.

e- Giải thích cách dùng huyệt: nhĩ môn là chủ huyệt chữa thối tai, tai chảy mủ.

Thính hội thông tai làm cho tai khỏi ù, ế phong trừ phong.Ngoại quan giải biểu thông tai.

Hợp cốc hạ nhiệt ở cả đầu, tai, mắt: Tả Nhiên cốc thuộc Huỳnh Hoả của Thận kinh để thanh Thận nhiệt, tả Hành gian để sơ can giải uất cho tai khỏi ù.

Các huyệt trên hợp lực sẽ thông khiếu giáng hoả hạ nhiệt thì tai hết ù và hết chảy mủ.

Xoa bóp: Vuốt sườn thư can, sát lưng, bấm huyệt trên, vò tai, day các huyệt trên vành tai

.

 

Chảy máu mũi

a- Lý: Đa số do huyết nhiệt hoặc có phong kích động bức huyết đi lên, ít khi do hàn.

b- Pháp: Thanh đầu hạ nhiệt, chỉ huyết.

c- Phương huyệt

1-Thượng tinh                            

2-Thượng nghinh hương

3-Phong trì

4-Hành gian

5-Hợp cốc

Trong số này, thường xuyên dùng: huyệt1,2,4, còn lại luân lưu xen kẽ

Bị dụng: Tín hội

d- Gia giảm:

-Phế nhiệt tả Ngư tế,

-Vị nhiệt tả nội đình.

đ- Bị dụng: châm rồi cứu Trung khôi hoặc lấy dây buộc chặt huyệt này ở ngay đốt thứ hai ngón tay giữa.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Châm bổ Thượng tinh, Nghinh hương để điều chỉnh lỗ mũi làm hãm huyết lại Hợp cốc chữa bệnh ở mặt, mũi, phong trì,phong phủ trừ ngoại phong. Tả Hàng gian để bình can tức phong ở trong khi nhiệt hạ phong tĩnh thì huyết được quy kinh không đi ngược lên mũi nữa.

Tín hội cấm châm cho trẻ con

Châm không kết quả thì cứu, nhưng khi cứu phảI theo dõi sát thấy có phản ứng thi kịp thời dùng lại (vì quá nóng thì máu càng ra nhiều ).

Khi máu mũi ra như tháo nước phải kết hợp châm thêm thuốc nam, trong uống ngoài đắp hay là các biện pháp cấp cứu của đông y cũng như tây y.

Xoa bóp: bệnh nhân nằm nghỉ ngâm chân nước ấm, hoặc bôi dấm thanh vào lòng bàn chân, bấm day cấc huyệt kể trên cũng rất hiệu quả.

 

 

 Mũi chảy nước hôi thối

   Mũi thường ngày chảy nước vàng hoặc đục hoặc lờ đờ như màu cá, hôi tanh khó chịu nhưng không tịt mũi.

a- Lý: Phong nhiệt thương não .

b- Pháp: Thanh nhiệt tiêu độc tư thận, bổ não.

c- Phương huyệt;

1- Bách hội (tả)

2- Thông thiên (tả)

3- Thượng tinh (tả)

4- Thượng nghinh hương (tả)

5- Phong trì (tả)

6- Hợp cốc (tả)

7- Ngư tế (tả )

8- Hành gian (tả)

9- Nội đình (tả)

10- Trung chữ

11- Nội quan

12- Dũng tuyền (bổ)

    Trong số này dùng thường xuyên có cấc huyệt số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 12 còn lại luân lưu dùng xen kẽ.

đ-Gia giảm; Có mùi cay xông lên đầu não, châm thêm Túc lâm khấp. Nhiều nước mũi vàng châm Lệ đoài, Kinh cốt người lớn trẻ em nhiều nước mũi ngột ngạt cứu Tín hội 3 phút

e- Giải thích cách dùng huyệt:

    Tả bách hội, Thông thiên để thanh nhiệt tích ở đầu não, Phong trì để trừ phong nhiệt, Thượng tinh, Nghinh Hương để thông mũi làm hết chảy nước mũi và điều hoà dương từ mũi lên não. Hợp cốc hạ nhiệt và chữa bệnh ở đầu, mắt, mặt.

     Tả Hành gian, nội đình để thanh can, Vị nhiệt không cho bốc lên não, tả ngư Tế để thanh phế nhiệt và chữa bệnh ở mũi (phế khai khiếu ra mũi), bổ dũng tuyền để bổ thận thuỷ chế hoa nhiệt đồng thời bổ não tuỷ.

     Tả túc lâm khấp để trị đởm khí xung lên.

Xoa bóp: Thường xuyên xa xát dọc hai cánh mũi, bấm ấn châm các huyệt trên, chú ý nâng cao thể trạng sức khoẻ( dùng nhỏ mũi mật gấu để bổ trợ.

 

 

Viêm xoang

(bao gồm đau nhức ở xoang trán, xoang mũi, xoang hàm…)

a- Lý: Nhiệt độc xung len đầu mặt( thủ túc dương, minh kinh)

b- Pháp: Thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt, tiêu viên, giảI độc.

c- Phương huyệt:

1- Thiên ứng

2- Hợp cốc

3- Thượng tinh

4- Thương nghinh hương

5-  Quyền liêu

d- Gia giảm:

- Viêm xoang trán: thêm dương bạch, thần đình, Bỏ thượng nghinh hương, Quyền liêu.

- Viêm ở xoang mũi: bỏ bớt quyền liêu, thượng tinh, thêm ấn đường, nhân trung, khúc sai, cứu bách hội, tín hội.

- Viêm ở xoang hàm:bỏ bớt thượng tinh, thượng nghinh hương, thêm giáp xa, hạ quan, ế phong.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Tả thiên ứng để thông kinh hoạt lạc, giảm đau, Hợp cốc để chữa bệnh ở đầu mặt.

     Tả thương tinh, dương bạch là những huyệt lân cận và cục bộ của vùng trán,mặt. Thương nghinh hương trị bệnh ở mũi, quyền liêu trị viêm xoang mũi.

     Xoa bóp: Ngoài bấm các huyệt, bổ xung các động tác và thuốc của bài trên.

 

XII-BỆNH NGOÀI DA

 

 

 

Mụn Nhọt

a- Triệu chứng

1- Ung: Sưng to, đỏ, nóng, nổi cao, mọc nhanh, nung chóng, vỡ chóng(thuộc dương) ở cơ nhục.

2- Thư: Sưng lan thấp, không nóng đỏ, lâu nung, lâu vỡ(thuộc âm) ở phụ cốt.

3- Sang tiết: Các mụn nhỏ(thuộc dương) ở bì phu.

b- Lý:Phong thấp bên ngoài hợp với nhiệt độc uất kết bên trong, làm cho khí huyết trở trệ, kinh lạc bế tắc sưng đau mà sinh mụn nhọt.

c- Pháp: Thông kinh hoạt lạc, tiêu độc tan sưng.

d- Phương huyệt:Thiên ứng(tuỳ theo mụn to, nhỏ châm từ 1-5 kim xung quanh mụn, trong đó có 1 kim ngay trên đầu mụn) hay ở giữa nơi đầu mụn nhỏ.

đ- Gia giảm:

- Mụn nhọt nhiều ở đầu, mặt thêm Hợp cốc.

- Mụn nhọt mọc ở lưng thêm Uỷ trung.

- Mụn nhọt mọc ở bụng thêm Túc tam lý.

- Mụn nhọt mọc ở nhiều cổ, gáy thêm Liệt khuyết.

- Mụn nhọt mọc ở nhiều bàn chân thêm Thái xung.

Với loại ung và sang tiết nên châm tả hoặc xuất huyết.Với loại thư, nên cứu cách tỏi, có đau cứu đến khi không còn đau, không đau cứu đến khi đau làm chuẩn.

e- Giải thích cách dùng huyệt: Thiên ứng huyệt dùng thông kinh hoạt lạc, các huyệt khác dùng theo phạm vi chủ trị của từng huyệt (như Hợp cốc trị bệnh ở đầu mặt, Uỷ trung ở lưng, Túc tam lý ở bụng...)

Loại thư thuộc âm chứng nên dùng cứu cách tỏi cho nóng lên để tiêu sưng hoặc dẫn độc từ âm ra dương làm cho nóng sưng chóng vỡ và vỡ ở ngoài nông (nhẹ hơn là để ổ mủ trong sâu, khó khỏi).

Trên đây đã giải thích ung và thư theo quan niệm của đông y. Còn ung thư (cancer) của tây y thì khác hẳn.

 

Đinh

(Đinh Sang) 

          a- Triệu chứng: Lúc mới mọc, nhỏ như hạt gạo, ngứa,tê, đau buốt, rồi sưng cứng, to ra sau mới mưng mủ, vỡ rồi rút dần, nặng thì sốt cao, nôn mửa, đinh khuếch tán theo đương kinh mạch làm thành một hay nhiều đường dây đỏ(người xưa cho dây này là "hồng ty dinh" cho nó là nặng và nguy hiểm).

         b- Lý:  

      - Phần lớn vì hoả độc.

      - Hoặc ăn nhiều thức ăn cao lương hậu vị.

      - Hoặc ăn phải thức ăn độc, nọc độc.

      - Thời khí dịch lệ.

        c- Pháp: Thông kinh hoạt lạc, tiêu độc chỉ thống.

        d- Phương huyệt:

               1- Linh đài(tả)

               2- Đại chuỳ(tả)

Hoặc xuất huyết ngày châm 2-3 lần

               3- Huyệt lân cận(châm xung quanh đinh từ 2-4 kim, không châm vào đầu đinh)

               Dùng thường xuyên các huyệt số 1,3.

        đ- Gia giảm:

            - Đinh mọc ở cổ, gáy thêm Liệt khuyết.

            - Đinh mọc ở đầu, mặt thêm Hợp cốc, Khúc trì.

- Đinh mọc ở chi dưới thêm Thái xung

- Đinh mọc ở lưng thêm Uỷ trung

- Đinh mọc đau nhức cần bảo vệ tim, gia Nội quan.

     Gặp " hồng ty dinh" thì gia phương huyệt trên, nên dùng kim 3cạnh xuất huyết nhẹ vài ba chỗ trên đường dây sẽ chóng rút hết, không truyền vào tâm nữa.

         e- Giải thích cách dùng huyệt: Linh đài thanh nhiệt tiêu độc là huyệt chủ trị đinh độc, Đại chuỳ chủ trị Đinh độc ở đầu, mặt và trên đường đi của đốc mạch, châm các huyệt xung quanh đinh nhằm tác dụng tiêu độc, chỉ thống và thông kinh lạc.

Nếu đinh đã nung chín, có mủ trắng dùng 3 kim càng châm nhẹ trên đinh cho ra mủ trắng dùng kim 3 cạnh châm nhẹ đinh cho ra mủ hết rồi mới thôi. Có ngòi xanh, cần khêu ra.

Kiêng ăn các thức ăn cay nóng, gia vị kích thích.

Xoa bóp: Giã củ hành tươi trộn với muối đồ vào đầu nhọt khi mối phát.

 

 

 

 Bệnh đơn độc

a- Triệu chứng: Hay phát từ trên mặt cũng có khi sinh từ chân, tay, lưng,  bụng rồi lan ra toàn thân thành từng đám đỏ, nóng ngứa, rát hoặc như nổi mẩn, nếu có thấp nhiều thì nổi mẩn sắc đỏ hơi vàng, ngứa chảy nước.

b-Lý: Phong thấp nhiệt

c- Pháp: chủ yếu là thanh nhiệt giải độc, trừ thấp la phụ.

d- Phương huyệt: thiên ứng(tại chỗ mới phát ra dơn độc), (dùng kim ba chạnh chích ngoài ra cho rớm máu).

đ- Gia giảm : đơn độc phát ở trên thêm:

1- Khúc trì (tả)

2- Phong trì(tả)

3-Hợp cốc(tả)

- Đơn độc phát ở dưới, thêm .

1- Phong nhị (ta)

2- Âm lăng tuyên (tả)

3- Túc tam lý(tả)

nếu vì tắm lạnh mà độc hãm vào đau bụng, đầy chương bế thì dùng phương huyệt cấp cứu chướng bế.

e- giảo thích cách dùng huyệt: xuất huyết thiên ứng để trực tiếp giải độc thanh nhiệt, khúc trì, hợp cốc giải nhiệt trừ phong ở bộ phận trên .

-Phong thị, âm lăng, túc tam ly, trừ phong thấp nhiệt trứ phong ở bộ phận trên.

phong thấp nhiệt hết đơn độc sẽ khỏi.

Xoa bóp : Kiên trì bấm các huyệt trên, tránh các tác nhân gây bệnh...

 

 

 Chàm

a-Triệu chứng : Ngoài da sinh mụn nhỏ, ngứa gãi nhiều sây sát thành từng

mảng, lâu ngày không khỏi rồi lan rộng ra.

b-Lý : Phong thấp, nhiệt uẩn tích ở trong da thịt hợp với ngoại phong mà ra nhiều chỗ khác

c-Pháp: Thanh lợi thấp nhiệt, trừ phong giải độc.

d-Phương huyệt:

- Trị chàm ở đầu, mặt và phần cơ thể:

                   1- Phong trì (tả)

                   2- Khúc trì (tả)

                   3- Hợp cốc (tả)

     - Trị chàm ơ phần dưới cơ thể:

                   1- Phong thị (tả)

                   2- Huyết hải (tả)

                   3- Âm lăng tuyền (tả)

                   4- Thái xung (tả)

     e- Giải thích cách huyệt: Phong trì trừ phong ở phần trên, Khúc trì hạ nhiệt, Hợp cốc dùng trị bệnh ở đầu và phần mặt cơ thể.

     Phong thì trừ phong ở phần trên,  Âm lăng tuyền lợi thấp, Thái xung bình can tức phong.

 

 Bệnh quai bị

a- Triều chứng : Thoạt tiên thấy có ghê nóng, rét, đau đầu rồi thấy hai bên hàm sưng lên, há miệng khó, có khi chỉ sưng 1 bên, chữa được nhanh khỏi thì không hoặc ít biến chứng, nam vào tinh hoàn, nữ vào buồng trứng.

Biện chứng phân làm hai loại:

         1- Chứng thực: Sưng mạnh, sốt từ 39- 400C, sưng đau nhiều.

         2- Chứng hư: Sưng đau nhẹ, không hoặc sốt nhẹ 39- 400C

b- Lý: phong thấp nhiệt độc vào Kinh dương minh co tính truyền nhiễm

c- Pháp: Thanh nhiệt giải độc, hoạt lạc, thông kinh, phòng bệnh biến chứng.

d- Phương huyệt 1:

        1- Thiên ứng (tả) đảo châm rút kim lên, cắm kim xuống

        2- Giáp xa (tả)

        3- Đại nghênh (tả)

        4- Ế phong (tả)

        5- Hợp cốc (tả)

        6- Hoành cốt phòng bệnh (nam bổ)

        7- Trung cực phòng bệnh (nữ bổ)

- Phương huyệt 2: (dùng cho nam)

       1 - Đại đôn (tả)

       2 - Thái xung (tả)

       3 - Khí xung (tả)

       4 - Hoành cốt (tả)

Dùng cho nam phòng biến chứng

- Phương huyệt 3: (dùng cho nữ)

       1 - Trung cực (tả)

       2- Quan nguyên (tả)

       3- Đại đôn (tả)

Dùng để phòng biến chứng cho nư

e- Giải thích cách dùng huyệt: Châm huyệt ế phong trước, 4 huyệt trên là huyệt cúc bộ và huyệt tuần kinh. Cách xa là huyệt Hợp cốc chữa đầu, mặt đều ở Kinh dương minh chân tay, thông kinh hoạt lạc cho tiêu trừ tật bệnh, hai bên sưng thì châm tả hai bên. Một bên thì châm một. Hoành cốt là hai huyệt ở hai bên kinh. Thiếu âm, châm bổ cho đắc khí, chạy ngay xuống tinh hoàn, tăng cường sức mạnh, chống biến chứng. Khí xung la huyệt ơ Kinh dương minh châm bổ để phòng chữa biến chứng. Quan nguyên, Trung cực đều ở ngoài buồng chứng, châm bổ huyệt này để tăng cường sức lực, phòng ngừa biến chứng tiêu trừ biến chứng tiêu bệnh tật.

         So với chữa bệnh bằng thuốc có 10 - 20% biến chứng nhưng chữa bằng châm cứu số ngày khỏi bệnh sớm nhất là 3 ngày, chậm nhất là 6 ngày. Nếu có phòng trước biến chứng chỉ từ 2 - 4%.

         Giải thích phương chữa biến chứng nam dùng huyệt Hoành cốt nhưng châm tả cho tiêu viêm tinh hoàn, Đại đôn là Tỉnh huyệt của kinh can đi vào bộ phân tinh hoàn xưa nay vốn để chữa bệnh sấn khí hay Viêm tinh hoàn.

.

 

 Bệnh tràng nhạc

( Loa lịch, kết hạch, lao hạch)

a- Triệu chứng:

Mọc hạch ở quanh gáy, cổ, có khi xuống tận ngực từ bé đến to như quả mận, quả táo di động dưới da, ấn vào không đau ít thì kết hạch còn về buổi chiều hơi sốt, mỗi chu kì sốt lại nẩy thêm hạch, sau sốt nặng về buổi chiều hoặc đêm, sốt ở trong xương không nóng ra ngoài, cặp nhiệt đọ không thấy lên cao, chỉ thay người mệt, có khi ghê rét, thở ra nóng trong mũi, nếu đổ mồ hôi thì lại hơi lạnh, mệt hơn. Hỏi co triệu chứng trên bệnh nhân mới biết mình có sốt (lao nhiệt). Mạch huyền sác hay trầm tế sác , người xanh, gầy còm là đến giai đoạn khó chữa, đủ triệu chứng này đông, tây y, đều gọi.

b- Lý : Can, đởm uấy kết thành ra cân hạch vì đờm kết thành ra đờm hạch, lâu ngày thành lao hạch.

c- Pháp: Giải can, đởm uất, trừ cân hạch, tiêu đờm trừ đờm hạch, đại bổ hư lao, trừ lao hạch.

d-Phương huyệt:

1- Thiên ứng, Hành gian đều tả

2- Kiên tỉnh (bình bổ hoác cứu)

3- Bách lao ( từ đại chùy lên 2 thốn, ngang ra 1 thốn tức la giữa xương cổ 5 và 6 ra)

5- Đào đạo (bổ)

6-Thiếu hải (trước tả sau bổ hoặc cứu)

7- Ế phong (bình bổ, bình tả)

đ-Gia giảm:
- Đờm hạch thì thêm Trung quản, Phong long để tiêu đờm.

- Cân hạch dùng huyệt 1, 2, 3 còn xen kẽ.

-Không sốt ấm thì giảm Bạch lao, Đào tạo.

e- Giải thích cách dùng huyệt:

Thiên ứng bắt đầu châm luôn vào hạch mới phát hạch thứ hai và hạch mới mọc, còn lại các hạch thì tuỳ hạch nhiều hay ít ma mỗi ngày châm 2 đến 4 hạch, luân lưu xen kẽ

 

Bướu cổ

a triệu chứng.

- Giai đoạn 1: vùng cổ to dần lên hơI khó chịu.

- Giai đoạn 2: bướu cổ lên dần dần , sệ ra khó chịu.

- Giai đoạn 3: tim hồi hộp , khó thở , có thể nhãn cầu bị lồi ra.

b- Lý

-Ngoại cảm lục dâm (phong, hàn,thử thấp, táo hỏa) nội thương thất tình, hoặc do vinh vệ khí huyết uất trệ hỏa thủy thổ dinh dưỡng không đầy đủ.

c- Pháp: thông kinh tán tà, điều hòa khi huyết, điều khí giải uất.

d- Phương huyệt

1 - Thiên ứng                                                                    

2- Liêm tuyền

3- Thiên đột

4- Nội đình

5- Hợp cốc

6- Đại chùy

7- Phong trì

8- Hành gian

9- Cự khuyết

10- Chiếu hạ

11- Nội quan

e- Giải thích cánh dùng huyệt:

     Thiên ứng nếu bướu cổ còn nhỏ châm 3 kim. Nếu bướu đã lớn thì châm 5 kim, 1 kim thẳng, 4 kim dai xiên xung quanh chỗ thịt lành ngoàI bướu, mũi kim đều vào đến giữa(gọi là phép dương thích vùng thiên ứng và cục bộ lân cận). Nếu châm 1-2 lần thấy có phản ứng thì bỏ căm giữa và không châm kim vào trên bướu nữa, chỉ dùng những kim ngoại biên  và cách xa.

      - Liêm tuyền, thiên đột la huyệt chữa về hầu họng.

      - Phong trì để trừ  phong. Hành gian để bình can giải uất thì các kinh uất đều tan.

      - Hợp cốc, nội đình là hai huyệt cách xa của hai kinh dương minh chân tay đi từ trên xuống.

      - Liệt khuyết, chiếu hải (mạch nhâm và mạch âm kiểu là chủ khách giao hội ở yết hầu là phép linh quy bát pháp chữa bệnh bướu cổ được nhanh). Nội quan châm bổ để mạch tâm bào là bảo vệ tâm giữ cho bệnh này không biến chứng vào tim được.

g- Thủ thuật châm chuỗi huyệt phảI về kim cho đắc khí lan truyền cho khắp bướu rồi mới rút kim lên một tí lưu kim 30 phút, cứ 10 phút 1 lần về kim. Châm 1 lần lại xen kẽ cứ 1 lần hoặc châm lâu không chuyển thì chuyển sang cứu nếu 2,3, liệu trình mà không chuyển thì chuyển phép khác. phảI luôn chú ý theo dõi giai đoạn 3.

 

 

 

 

 Nổi mẩn đau ngứa

a- Triệu chứng: Đột nhiên nổi mụn nhỏ, mẩn ngứa, đau, có thể mỗi khi nóng lạnh đột ngột thì hay phát, khác với đơn độc thành tưng đam hay tong nốt to.

b- Lý: cảm phong hàn thấp nhiệt, tráI thời tiết.

c- Pháp: giải trừ phong thất, thanh nhiệt giảI độc.

d- Phương nhiệt:

1- thiên ứng dùng dày đặc nhất, dùng 2-5 kim xuất.
2- Phong môn (tả)

3- Phúc trì (tả)

4- Âm lăng truyền (tả)

5- Ngư tế (tả)

Lại tùy theo ở 5 vùng mà dùng huyệt.

d- Gia giảm:

- Vung đầu mặt nhiều thì ra hợp cốc.

- Cổ, gáy nhiều thì gia nhiệt Liệt Khuyết.

- Vùng ngực nhiều thì gia nội quan.

- Vùng mặt bong nhiều thì gia Túc tam lý

- Vùng lưng nhiều thì gia ủy trung.

Nếu vùng nào không có thì giảm châm huyệt ấy

Nếu châm lâu chưa đỡ, còn có vùng dầy đặc thì gõ mai hoa châm tả, gõ 6 lần ngược đường kinh.

e- Giải thích cách dùng huyệt:

     Phong môn để trừ phong, Khúc trì để thanh nhiệt, ma lăng tuyền để trừ thấp. Nếu da nóng thì nhiều thì tả Ngư tế là huyệt Huỳnh hoặc của Phế, phế chủ ngoàI da. Tả phế hỏa thì da mới mát mà không nóng, ngứa. Còn châm theo các tổng huyệt của tong vùng là chỉ dùng 1 huyệt la rút được cả một vùng nói trên.

     Nếu người đã bị nhiều lần rồi phảI thêm hai huyệt Đại chuỳ để bổ khí giảI biểu và tằng cường đề kháng. Túc tam lý vừa trừ thấp vừa cường tráng toàn thân để về sau không táI phát nữa

.

 

Bệnh trĩ

a-Triệu chứng: Thấy sưng ngứa ở đại tràng ngày một thêm lên, đại tiện khó hoặc chảy máu, có khi có tia phun ra, hậu môn sưng thành cục mà đau, xưa chia ra nhiều loại nhưng can bệnh là một

b- Lý: Phong thấp táo nhiệt uất trệ không thông đồn xuống đại tràng. Người làm nghề ngồi nhiều cũng hay sinh bệnh này

c- Pháp: Xơ thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết tiêu trừ uất trệ, người hư hàn bổ dương đem lên.

d-Phương huyệt:

1- Trường cường                                  5- ủy trung

2-Hội dưỡng                                        6- Thừa sơn

3- Hội âm                                             7- Khí hải

4- Hợp cốc                                           8- Bách hội

e- Giải thích cách dùng huyệt: Trường cường la một huyệt đặc hiệu chữa bệnh trĩ. Khi bệnh sưng đau cấp hoặc mổ cắt dùng huyệt này cấp cứu cũng giảm đau nhanh. Hội âm, hội dương là huyệt lân cận, Hợp cốc để thông tràng, Uỷ chung, Thừa sơn là hai huyệt cách xa các huyệt trên làm thông kinh hoạt lạc, hành khí hoạt huyết tiêu trừ uất trệ, tiêu sưng khỏi đau, nếu để lâu người bị hư hàn trĩ hãm xuống đau nặng thì châm bổ hoặc cứu Khí hảI để bổ khí mang lên cho nhẹ nhàng chóng khói.

đ-Gia gia giảm:Trĩ nặng lâu ngày sưng to khó đi lại, gia Thừa phù

 

XIII- CẤP CỨU

 

 

 Hôn mê bất tỉnh

a-Triệu chứng: Đột nhiên bị thỉu ngất,bất tỉnh nhân sự, hoặc cảm chứng phong hàn thử thấp đờm khí hay quyết chứng phân làm hai loại như sau:

            -Bế chứng và thực chứng: Bệnh nhân mạt đỏ, sốt nóng: Có khi mặt không  đỏ mà xanh lét, tím tái, chân tay lạnh (nhiệt huyết) người nóng, răng cắn chặt, chân tay nắm chặt hoặc co quắp không ỉa đái, mạch trầm phục sắc hữu lực.

            -Thoát chứng và hư chứng: đột nhiên ngã đột hôn mê, người lạnh, da nhợt nhạt, mồ hôi đổ nhiều, mắt mở, miệng há, chân tay mềm rũ, thở dồn và đái vung vãi, mạch trầm vi vô lực .

b-Lý: Cảm trúng phong, hàn, thử, thấp đờm khí hôn quyết.

c-Pháp: - Trị bế chứng thông quan khai khiếu, cứu tỉnh hồi sinh

            -Thoát chứng: Hồi dương cố thoát.

d-Phương huyệt

            -Trị bế và Thực chứng:

                  1-Nhân trung

                  2-Bách hội

                  3-Hợp cốc

                  4-Giáp xa

                  5-Thừa tương

                  6-Hạ quan

  Tất cả đều châm tả cho thông kinh khai khiếu

            Dùng thường xuyên các huyệt 1,2,3,4

            Bị dụng: Trung dung, Thiếu thương, Thập tuyên, khi dùng đến huyệt nào châm cho ra 1 tý máu. Dũng tuyền, Liên tuyền, Thông lý châm tả

            -Trị thoát và hư chứng:

                  1-Nhân trung

                  2-Thần khuyết

                  3-Quan nguyên

                  4-Khí hải

                  5-Mệnh môn

                  6-Dũng tuyền

            (cứu không châm)

            Tất cả đều cứu và châm bổ

            Các huyệt dùng thường xuyên .

đ-Gia giảm:

-Lưỡi cứng hoặc rụt không nói được thêm á môn, Liêm tuyền.

-Đờm tắc ở tâm khiếu, mê man không nói được thêm Thống lí.

-Đờm kéo lên khò khè thêm Liệt khuyết, Phong long

-Mắt xếch trông ngang thêm Phong trì, Toản trúc.

-Có co cứng, run giật thêm Đại chuỳ, Thân trụ, Hành gian.

-Thận thuỷ kém, hư hoả bốc lên thêm Thái khê, Chiếu hải.

-Cổ cứng, thêm Phong phủ, Đại chữ.

-Bụng đều tức, nôn oẹ, ợ chua thêm Trung quản, Lương môn. Chứng hư thoát sau khi đỡ nhiều, nên bớt huyệt Thần khuyết và tiếp tục cứu Quang nguyên, Khí hảI củng cố về sau.

e-Giải thích cách dùng huyệt : Trong chứng bế tắc, tả Nhân trung để hồi tỉnh tâm não,l Hợp cốc để hạ nhiệt thông tràng. Hạ quan, Giáp xa, Thừa tương để trị cắn răng cấm khẩu.

            Châm tả, kích thích mạnh các huyệt trên có tác dụng thông quan khai khiếu càng nhanh. Nhiều khi châm 1-3 huyệt thì bệnh nhân đã tỉnh thì thôi. nếu chưa tỉnh, theo những huyệt vận dụng châm tiếp. Nếu tỉnh rồi mà lưỡi còn rụt, dùng Liêm tuyền, còn thông lý thì châm khi chưa nói được.

            Trong chứng thoát, châm bổ rồi Nhân trung đẻ cứu tỉnh, cứu cách muối Thần khuyết, cứu Khí hảI, Quan nguyên, Dũng tuyền, Mệnh môn để ôn bổ, hồi dương cứu thoát.

            Phải có nhiều người cứu cùng một lúc các huyệt, trên đến khi châm tay bệnh nhân nóng ấm lại và bệnh nhân tỉnh dần lại mới thôi.

            Xoa bóp: điểm các huyệt khi chưa châm cứu được, sau khi tỉnh bấm tiếp củng cố kết quả.

.

 

 Bệnh liệt nửa người

            a-Triệu chứng: Người bị ngã vật, bất tỉnh , tê dại sơ vào ít cảm giác, tay chân mình mẩy nặng nề có khi không bị té xỉu, hôn mê mà vẫn méo mồ, liệt mặt hoặc bán thân bất toại, lưỡi cứng khó nói.

            b- Pháp: Bổ khí huyết khu phong, thông kinh hoạt lạc.

            c- Phương huyệt:

                  -Trị liệt nửa người bên phải:

                              1-Phong môn (tả)

                              2- Đản trung (bổ)

                              3-Khí hảI (bổ)

                  -Trị liệt nửa người bên trái:

                              1-Phong môn (tả)

                              2-Cách du (bổ)

                              3- Huyết hảI (bổ)

            d- Gia giảm: Chi trên bị liệt, thêm: Châm cứu bổ tả theo biện chứng:

                              1-Thiên ứng                        5-Khúc trì

                              2-thiếu thương                    6-Nội quan

                              3-Xích trạch                       7-Âm khích

                              4-Kiên ngưng                     8-Tiểu hải

            Khi châm Kiên ngưng phải vê kim cho khí chạy xuống tới khủyu tay. Khi châm Xích Trạch thì lại phảI vê kim cho khí chạy lên vùng vai. Nguyên tắc châm huyệt kinh dương thì vận khí đI xuống. Châm huyệt kinh âm thì vận cho khí đI lên

            -Chi dưới bị liệt, thêm.

1-Hoàn khiêu                           4-Thái khê

2-Huyết hải                              5-Tam âm dao

3-Túc tam lý                             6-Dương lăng tuyền

-Trị nói ngọng hoặc không nói được

1-Phong phủ

2-Á môn

3-Liêm tuyền

-Trị liệt mặt (xem bài liệt mặt)

e- Giải thích cách dùng huyệt:

   Cứu Đản trung ,Khí hải để bổ khí trừ phong,Cách du ,Huyết hải để hoạt huyệt,để bổ huyết trừ phong.

   Liệt bên trái thuộc huyết hư ,chủ yếu phải hoạt huyết bổ huyết.

   Liệt bên phải thuộc khí hư ,chủ yếu bổ khí

   Tả Phong môn để giải huyết phong tà ở phần trên .

   Khúc trì để trị phong nhiệt ở chi trên ,còn các huyệt khác ở cục bộ dùng để thông kinh hoạt lạc .mỗi lần dùng 1huyệt bổ khí huyết và 2, 3huyệt ở cục bộ .

   Các chưng trên có thể tái phát khi tinh thần bị kích thích , cơ thể bị sa sút ,bênh nhân cần phải chú ý ,điều dưỡng tinh thần đừng lo nghĩ tức giận , buồn rầu ,tránh khiếp sợ ,luôn luôn lạc quan yêu đời cho tính tình cởi mở ăn ngủ ,dinh dưỡng có điều độ ,tiết chế sắc dục và giảm các chất ăn cay nóng , thường xuyên 1 vài lần ,sát 2 lòng bàn tay cho nóng rồi tự nắn bóp các khu vực đã bị bệnh hoặc thể dục nhẹ cho lưu thông khí  huyết , bệnh chóng lành và ít bị tái phát .

   Xoa bóp:thường xuyên xoa bóp ,vận động các khớp ,bấm,ấn huyệt trên toàn thân .

 

 

 

Cấp phong kinh

a- Triệu chứng:Trẻ em nóng sốt trên 400C , mê man lên cơn kinh giật , khóc thét ,trợn mắt , cấm khẩu ,đờm dãi kéo lên ,co từng cơn hết cơn hình sắc như cũ...mạch sát vân tay xanh tím .

b- Lý:Trong có đờm nhiệt lại cảm phong tà hoặc trong bị can uất hoặc bị khiếp sợ

c- Pháp:Thanh nhiệt khu phong trừ đờm trấn kinh

d- Phương huyệt:

1-Bách hội

2- Nhân trung

3-Đại chùy

4-Hợp cốc

5-Nội quan

6-Thần môn

7-Hành gian

8-Giáp sa

9-Khúc trì

10-Ngoại quan

11-Phong long

Tất cả đều châm tả, Huyệt chủ yếu gồm có1,2,3,4,5,6,7

d- Gia giảm: nếu chưa đỡ thêm ấn đường ,Thiếu thương ,Trung xung,vẫn chưa đỡ nóng thêm Thập tuyền hay12 huyệt tỉnh châm xuất huyết.

e- Giải thích cách dùng huyệt:

     Bách hội ,nhân trung để thanh tâm ,an thần,cứu tỉnh.Đại chùy đẻ trừ kinh giảm co giật

     Nội quan,thần môn ,phong long để thanh tâm tiêu đờm ,hành gian để bình can khỏi giật ,khúc trì ngoại quan để thanh nhiệt giải biểu,giáp sa để cho mở miệng để cấm khẩu

     Chú ý ;khi cấp dùng phép tả dịu rồi châm bổ còn 1 số huyệt cần xuất huyết ;khiếu thương ,chung xung ,thạp tuyền còn lại thì châm nông vừa phải .Trẻ con kích thích theo đúng phép tả mỗi huyệt 10 đến 12 giây có thể rút ra không lưu châm.

 

 

 Bệnh mạn kinh

(Thấy ở trẻ em )

a- Triệu chứng: Bệnh này sinh ra sau khi bị cấp kinh hoặc bị thổ tả,sốt rét nhiều

.Thể hiện thân thể gầy còm ,sắc xanh môi nhạt ,mệt mỏi ,lờ đờ,hơi rung giật hoặc nhắm mắt không kín suy nhược cực độ ,người và chân tay lạnh toát muốn thoát .

b-Lý :Tỳ vị đại hư dương khí suy nhược

c-Pháp :Đại bổ tỳ vị , dương khí suy nhược

d-Phương huyệt :

1-Bách hội(cứu cách gừng 10 phút)

2-Trung quản

3-thần huyết(cứu)

4-Quan nguyên(cứu bằng điếu ngải 10 phút)

5-Khí hải

6-Tỳ du

7-Vị du

8-Mệnh môn

e-Giải thích cách dung huyệt: Cứu bách hội là cứu để thăng dương cố thoát .Phương huyệt này đung phép trị liệu thì phải cứu huyệt1,3,4,5,để hồi dương có thoát .còn các huyệt khác châm bổ để bồi bổ tì vị

   Nếu thấy người đổ mồ hôi chân tay lạnh toát mạch vi hay phục thì phải cứu ,cứu không kể bao nhiêu ,cứu thật lâu thấy sắc mặt hồi tỉnh ,mạch đập yếu và hồi sinh bệnh này đòi hỏi gia đình bệnh nhân và thầy thuốc phải tỉnh táo và kiên trì thì mới có kết quả

   Xoa bóp:kiên trì ấn bấm,ấn ,xoa,xát toàn thân ngày1 lần ,bệnh nhân phục hồi nhanh ,chú ý làm từ nhẹ đến nặng từ ít đền nhiều

.

Chứng chướng bế

a-Triệu chứng: Bụng đầy căn tức không đại trung tiểu tiện được, người vật và có thể đi đến bất tỉnh hoặc hậu phẫu.bệnh nhân trung tiện được dùng phương huyệt này rất tốt

- Thực chứng :tinh thần nhanh, sắc mặt đỏ,sốt ,khát nước,bụng ấn vào không chịu được,mạch trầm hữu lục

hư chứng:sắc xanh nhợt,tiếng nói nhỏ,yếu, bụng ấn như toàn hơi,chân tay

lạnh mạch hư

b- Lý : Tràng vị tích trệ trung khí không thông chọc khí không gián

c- Pháp: Điều hòa tràng vị hạ khí tiêu đày

d- Phương huyệt

1-   Trung quản

2-   Thiên khu

3-   Túc tam lý

4-   Trung cực

5-   Nội đình

Chứng thực : Tất cả huyệt đều châm tả

Chứng hư: Châm bổ hoặc cứu

Dùng thường xuyên các huyện số 1,2,3

Châm trung cực cho thông bàng quang, lợi tiểu(khi có bí tiện mới dùng đến)trẻ em thì ôn cứu

Xoa bóp: ấn , bấm các huyệt trên. Kỹ thuật bấm ở bụng : ấn mạnh từ từ vào sâu đến khi nào không chịu mới thôi , giữ nguyên cho 1/2 -2 phút mới thôi sau đó bấm huyệt làm tiếp tục.

 

 

 

 XIV- TẠP CHỨNG

 

 

Vẹo cổ cấp.

 a-Triệu trứng: Đột nhiên cô vẹo một bên hoặc sớm không ngoảnh đi ngoảnh lại được, hoặc không cúi ,ngửa,cử dộng thì đau không chịu được.

b- Lý: Phong hàn thương kinh lạc.

- Có khi nằm ngủ  lệch gối hây nên.

c- Pháp: Sơ tán phong hàn,, thông kinh hoạt lạc.

d-Phương huyệt:

1-Thiên ứng

2-Huyền chung

Đều châm tả(ở bên chân phía cổ bị vẹo)

e- Giải thích cách dùng huyệt: Châm tả điểm đau nhất ở cục bộ cổ để thông kinh hoạt lạc

Huyền chung là huyệt trọng yếu chữa vẹo cổ, đồng thời dùng nó cũng là theo cách phối huyệt viễn cách (bệnh ở trên lấy huyệt ở dưới).

Chú ý: Khi ở cổ gáy có hai điểm đau tương đương thì nên cham cả hai huyệt Thiên ứng, cũng có thể châm rồi cứu.

Xoa bóp: Bấm huyệt từ nhẹ đến nặng, vận động cổ theo biên độ rộng dần.

 

 

Da thịt máy động

(can phong)

a-   Triệu chứng : Có trường hợp da thịt trong toàn thân bị giật mạnh hay máy động nhẹ, hoặc chỉ riêng có cá cơ quan ở khu vực mặt, mắt bị chứng này ở mức độ nặng, có thể làm ngã vật, hôn mê bất tỉnh.

b-   Lý: Can phong nội động.

c-   Pháp: Thanh trừ phong thấp, đàm nhiệt sơ can giải uất.

d-   Phương huyệt:

Khi bị ở đầu:

1-       Bách hội

2-       Phong trì

Khi bị ở khu mặt, mắt:

1-      Phong trì

2-      Ty trúc không

3-      TháI dương

4-      Địa thương

5-      Quyền liêu

6-      Giáp xa

Khi bị ở nửa người trên

1-     Phong thi

2-     Dương lăng

3-     Hành gian

4-     Âm lăng

5-     Phong long

Khi bị nặng cần dùng phương huyệt cấp cứu hôn mê.

e-   Giải thích cách dùng huyệt: Khúc trì trừ phong, nhiệt.

Nội quan, Dương lăng, Hành gian để sơ can giải uất và  dẹp phong ở trong(nội phong).

Âm lăng trừ thấp, Phong long trí đờm các huyết nhằm ảnh hưởng đến cục bộ đang có da thịt bị máy động thì dùng huyệt của 3 khu vực hoặc trọn 1,2 huyệt của mỗi khu vực.

Nếu chỉ có một bộ phận bị thì dùng huyệt của khu vực ấy thêm 2,3 huyệt sơ Can, tiêu đờm, lợi thấp, phong đàm thấp nhiệt hết thì sẽ hết máy động.

Xoa bóp: Bấm huyệt trên lưng gồm các du huyệt đặc biệt Can du, Cách du.

 

 

 Cước khí

a-Triệu chứng Phân loại:

   Loại cước khí khô teo: Chân tự ra mồ hôi, sưng chạy chỗ này sang chỗ khác,sưng lên sưng xuống hoặc châm bí tê, gân co rút hay da thịt teo, nhẽo nhiều khi không sưng mà nong rát khô teo đi.

   Loại cước khí sưng phù: Chân sưng đỏ, đau nhức rời rã, sưng lên tận gối có thể nứt da chảy nước.

   Loại có biến chứng vào tim (cước khí xung tâm) đanh bị 1 trong 2 loại trên đột nhiên tim hồi hộp,khó thở, người nóng, chân tay lạnh ( loại này cần phảI kết hợp bới các thứ thuốc).

b- Lý: Do thấp nhiệt dồn xuống chân, có thể thêm phong hàn bên liễm nghịch.

c- Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp thông kinh hoạt huyết hạ khí giáng nghịch.

d- Phương huyệt:

      1- Thiên ứng( có sưng, đau, đỏ thì nên xuất huyết, không thì châm).

2 - Âm lăng tuyền

3- Túc tam lý

4- Huyền chung

5- Tam âm giao

6- Côn lôn

7- Thái khê

8- Thừa sơn

9- Nội quan

(Dùng thường xuyên các huyệt số 1,2,3,4,5,8)

Loại cước khí khô teo, đầu tiên châm tả, giai đoạn sau châm bổ.

Loại cước khí sưng phù thì châm tả, nếu có sưng đỏ thì nên xuất huyết.

đ- Gia giảm:

  -Khô teo, đỏ tím: thêm huyệt hải( bổ).

  -Cước khí xung tâm: tả Cự khuyết, Nội quan.

e- Giải thích cách dùng huyệt:

  - Âm lăng, Túc tam lý kiện tỳ vị thấp, Huyền chung để bổ xương tuỷ, trừ phong, tam âm giáng hoả.

  - Côn lôn, TháI Khê tráng thận, Bàng quang để lợi thuỷ, bàI tiết thấp nhiệt.

  - Các huyệt này đồng thời thông kinh hoạt lạc trừ thấp nhiệt làm cho chân lành mạnh, Cự khuyết là huyệt Mộ của tâm. Nội quan là lạc huyệt của tâm bào, châm bổ để phòng biến chứng vào tim. Khi bị rồi thì châm tả để thông tâm giảm nhẹ biến chứng. Huyết hải để bổ huyết trừ phong.

Chú ý: Nếu có nóng sốt thì cấm cứu.

Xoa bóp: ấn, bấm huyệt, tăng cường xoa bóp, bấm thêm Tỳ du, Vị du...

 

 

 Chóng mặt, sâm tối mắt

(huyễn vựng)

 

a- Triệu chứng:

- Nếu là thực chứng thì sẽ kèm theo nóng khát, đại tiện táo, tiểu vàng, có khi nôn nao buồn mửa mạch thực.

- Nếu là hư chứng, mỗi khi lao động thì hoa mắt, chóng mặt càng tăng, sắc người xanh nhợt, tiếng nói nhỏ, ăn ngủ kém, mạch hư vô lực.

b- Lý: Phong đàm thấp ủng trệ, can phong nội động. Thận thủy hư không nuôi được can, thận hỏa suy hư dương phù lên.

c- Pháp:

- Trị chứng thực: hỏa can, tiêu đờm nhẹ đầu sáng mắt.

- Trị chứng hư: Tư bổ can thận, nhẹ đầu sáng mắt.

d- Phương huyệt:

Chữa thực chứng:

1- Thiên trụ

2- ấn đường

3- Hành gian

4- Trung quản

5- Phong long

Các huyệt số 1, 2, 3 dùng thường xuyên.

Chữa hư chứng:

1- Thiên trụ

2- Thái khê

3- Thái xung

4- Dũng tuyền(cứu)

e- Giải thích cách dùng huyệt:

   Tả thiên trụ cho nhẹ đầu khỏi chóng mặt, bổ thiên trụ cho nhẹ đầu sáng mắt, ấn đường trừ hoa mắt, hành gian bình can yên phong, trung quản phong long kiện vị, tiêu đờm.

   Bổ thái khê, hành gian để bổ thận, tư can, cứu dũng tuyền để giáng hỏa.

   Một khi âm đã được tư nhuận, hỏa đã được giáng xuống thì đầu mắt sẽ nhẹ nhàng tinh sáng.

Xoa bóp: Bấm huyệt, chú ý các khu vực ở quanh vành tai ngoài.

 

 

 XV- ĐAU MỎI TRONG LAO ĐỘNG

 

 

Bệnh đau mỏi cơ nhục

a- Triệu chứng: Sau khi lao động nặng, các cơ bắp thịt bị đau mỏi , các bắp chân, bắp tay bị chuột rút.

b- Lý: Tỳ hư lại vận động quá sức, cơ nhục bị thương tổn.

c- Pháp: Bổ tỳ cho cơ nhục mạnh, thông kinh hoạt lạc khỏi đau nhức.

d- Phương huyệt:

- Phương huyệt 1:

1- Thiên ứng

2- Thủ tam lý

3- Túc tam lý

4- Địa cơ

5- Thừa sơn

6- Hiệp khê

- Phương huyệt 2:

1- Thiên ứng

2- Tỳ du

3- ủy chung

4-Nhu du

5- Thủ tam lý

6- Phục thỏ

e- Giải thích cách dùng huyệt:

- Thiên ứng để trị các điểm đau, hoặc có các điểm sưng tím châm tả cho xuất huyết để tiêu sưng.

- Thủ tam lý là huyệt nằm ở cục bộ nơi bắp tay, Túc tam lý là huyệt hợp của kinh Vị có quan hệ với kinh Tì, Tì chủ cơ nhục, Thống huyết, Địa cơ, thừa sơn làm cho gân thoải mái không bị co rút, Hiệp khê chữa đau cạnh sườn.

-Tì du bổ cơ nhục và các chân tay cho mạnh và khỏi đau.

-ủy chung bổ cho khỏi đau cơ nhục.

Xoa bóp: Bấm, bóp huyệt cơ vùng bị bệnh.

 

 

 Bệnh bong gân, tụ huyết, sai trẹo khớp

( sang thương)

a- Triệu chứng: lao động quá năng cố ý hay vô tình gây nên bong gân, trẹo gân tụ huyết, sưng đau thâm tím, sai trẹo khớp.

b- Lý: ngoại nhân sang trấn 

c- Pháp : Thông kinh hoạt huyết , hành khí chỉ thống , nắn bóp sai trẹo , điều chỉnh gân xương .

d- Phương huyệt :

   - Thiên ứng : Cục bộ đau nặng nhất tùy theo lớn nhỏ , lớn châm 1 kim ở chỗ đau nhất , 4 bề cắm 4 kim xiên vào kim giữa . Nhỏ châm 1 kim ở giữa , 2 kim 2 bên xiên vào .

   - Lân cận : Châm quanh thiên ứng từ 2 - 4 kim .

   - Huyệt tuần kinh : Tìm huyệt đầu nằm trên đường kinh đi qua chỗ bong gân , sai trẹo ... Ngoài ra lấy 1 , 2 huyệt như : Đại chữ , Tỳ du , ủy trung ... để phù trợ bồi bổ cho toàn thân thêm mạnh , bệnh tật chóng khỏi .

   Các huyệt châm dùng thủ thuật kích thích cho đắc khí . Châm xong dùng điếu ngải hoặc buộc 4 - 5 nén hương làm một mà cứu vào huyệt cho da đỏ lên , bệnh sẽ đỡ đau và chóng tiêu sưng . Nếu có tụ máu thâm tím , sưng to , ta dùng kim ba cạnh xuất huyệt 2 - 3 chỗ  .

   Nếu sai trẹo phải kết hợp châm cứu với nắm bóp khi trẹo , nắm vững tư thế cả khớp này như thế nào để biết rõ mà rút khớp cho ra ngoài chỗ trẹo và lại đưa vào chỗ cũ . Nếu sau khi rút khớp bệnh nhân vẫn đau thì lấy vỏ gạo giã nhỏ xào với nước tiểu , hoặc lá cúc động với lá ngải cứu tươi giã nhỏ buộc vào chỗ trẹo và bó lại , sau đó cần giữ tư thế bất động và bệnh nhân cần nằm trong một vài ngày .

   Bệnh này châm cứu rất thích ứng mau khỏi , có khi một vai lần , nhiều nhất là 6 lần bệnh nhân hết sưng đau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán