18:41 EDT Thứ ba, 16/04/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Châm cứu » Châm cứu học

Liên hệ

CÁCH CỨU

Thứ ba - 19/07/2011 04:53
 

A. Thuốc cứu và cách chế
Thuốc cứu là lá ngải để lâu năm cho vào cối giã nhỏ thành xơ như nhung, có màu vàng nhạt.
Từ ngải nhung chế thành mồi ngải hoặc điếu ngải mà sử dụng.
1. Cách chế mồi ngải
Cấu một dúm ngải nhung khoảng bằng hột ngô, đặt lên mặt ván gỗ, dùng ba ngón tay cái, trỏ và giữa chụm ngải nhung lại và ấn thành khối có hình tháp chóp ba cạnh, ấn hơi chắc mồi cho khỏi rã ra.Mồi to, nhỏ tuỳ theo bệnh tình và nơi cứu mà định. Nhỏ thì như hạt lúa, vừa thì bằng hạt ngô, lớn thì bằng quả táo. Mỗi một mồi cũng còn gọi là một tráng.
2. Cách chế điếu ngải
Dùng chế điếu ngải
Dùng một miếng giấy bản mịn, mềm, dễ bén lửa và thông khí, có hình chữ nhật rộng chừng 4 thốn, dài chừng 6 thốn, lấy khoảng 20 gam ngải nhung rải đều, trên mặt giấy, lấy miếng ván mỏng ép cho mịn, chặt đều, các mép xung quanh đều để lộ giấy ra nửa thốn. Lấy một sợi thép cứng mà nhẵn bóng để lên mép giấy làm lõi, từ từ cuộn vào. Khi cuộn hết thì dùng tay hoặc mảnh gỗ ép lăn thêm cho chặt hơn, bấy giờ rút sợi thép ra rồi dùng hồ dán lại, thế là thành một điếu ngải to gần bằng ngón tay.
B. Thao tác cứu ngải
1. Cứu trực tiếp
Đem mồi ngải đã chế đặt lên trên huyệt vị, dùng hương đặt lên đầu nhọn của mồi ngải thổi nhẹ cho bén lửa. Khi mồi ngải cháy khoảng hai phần ba chiều cao, bệnh nhân kêu thấy nóng hơi nhiều thì bỏ ra, lại thay mồi khác.
2. Cứu gián tiếp
Trước khi cứu đặt lên trên huyệt vị một loại riêng nào đó (tỏi, gừng,vải) rồi lại dùng mồi ngải đặt lên trên mà cứu, nhưu thế gọi là cứu gián tiếp. Do vật đặt lên huyệt khác nhau cho nên cứu gián tiếp có những tên khác nhau, lâm sàng thường dùng có bốn loại là (
a. Cứu cách gừng: Cắt một lát gừng sống dày chừng ba hay bốn mm, lấy kim xâu qua thành nhièu lỗ rồi đặt lên huyệt vị. Đặt mồi ngải lên trên miếng gừng mà đốt lửa, đến khi, bệnh nhân cảm thấy nóng rát thì thay màu khác. Cứ tiếp tục đốt như thế cho đến khi thấy mặt da đỏ ửng thì thôi. Cách cứu này hợp với chứng nôn mửa, tả lỵ, đau bụng và bệnh tật thuộc chứng hàn.
b. Cứu cách tỏi: Cắt một lát tỏi độc (cả củ là một tép). Cách làm như lát gừng kể trên rồi cứu. Cách cứu này dùng cho phong lỗ rốn, trẻ em đau rốn uốn ván, trùng thú cắn.
c. Cứu cách muối: Dùng muối ăn khô, sạch bỏ đầy ngang bằng lỗ rốn, đặt mồi ngải lên mà đốt. Cách cứu này rất tốt đối với các chứng tiêu chảy, đau bụng cấp tính, thổ tả, đẻ xong xây xẩm choáng váng, hư thoát.
d. Cứu cách vải: Đặt một miếng vải rộng lên trên vùng huyệt vị có lông, tóc; dùng tay trái căng đè miếng vải để ép lông, tóc sát da mặt, đánh dấu huyệt vị lên vải, đặt mồi ngải lên dấu huyệt vị rồi châm lửa. Cách cứu này để tránh làm cháy lông tóc.
3. Cứu bằng điếu ngải
Lấy điếu ngải đốt một đầu, chiếu thẳng diểm than lửa trên đầu điếu ngải vuông góc với huyệt vị mà hơ. Căn cứ vào cảm giác của người bệnh mà hơ xa hay hơ gần mặt da, hoặc tuần tự nâng ra xa, lại đưa vào gần theo nhịp, sao cho cảm giác không rát mà chỉ nóng ấm là đủ.
Mỗi lần cứu từ 5 đến 30 phút, đến khi có cảm giác chỗ đó nóng ấm dễ chịu, và có một vầng ửng hồng thì thôi cứu. Cách cứu này rất tốt và phù hợp với bệnh mạn tính, rối loạn tiêu hoá, phong hàn đau đớn và tê bại cục bộ..
4. Ôn châm cứu: Cũng còn gọi là ôn châm, hoặc gọi là cứu cán kim hay ôn kim cứu. Khi lưu kim, lấy ngải nhung vê thành cục khoảng bằng hạt táo, bó vào cán kim mà đốt, lửa của ngải chuyền nhiệt theo thân kim vào huyệt. Số mồi ngải nhiều hay ít căn cứ vào bệnh tình mà định. Để tránh than ngải hoặc tàn hương rơi xuống bỏng da, trước đo lấy một miếng giấy dày làm thành miếng tròn có lỗ thủng ở giữa đỡ dưới quanh thân kim để hứng những tàn lỡ rơi xuống.
5. Chú ý sự cố khi cứu
a. Khi cứu cần đặt tư thế người bệnh thật tốt, dặn người bệnh không được giẫy động, để tránh bỏng da.
b. Không để than ngải hoặc tàn hương rơi xuống gây bỏng da hoặc cháy quần áo, đệm, ga.
c. Khi cứu cách gừng, cách tỏi rất dễ bị nổi phồng ở huyệt vị, cần chú ý thay những lát gừng,
tỏi. Nếu nổi phồng thì lấy kim chích nước ra, dán băng dính lại để đề phòng nhiễm trùng.
d. Khu vực mặt, khu vực ngũ quan, trên mạch máu lớn và lân cận kết mạc thì không nên cứu.
đ. Bệnh thực chứng, nhiệt chứng thì không nên cứu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán