14:24 ICT Thứ bảy, 14/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Châm cứu » Châm cứu học

Liên hệ

CÁC NHÓM HUYỆT TRONG CHÂM CỨU

Thứ ba - 19/07/2011 15:27

A - Nhóm Huyệt NGŨ DU
Đặc Tính:
+ Là con đường vận hành của kinh mạch. Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Con đường vận hành của nhị thập thất khí đều ở Ngũ Du huyệt vậy” (LKhu 1, 86).
+ Theo thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ (LKhu 1, 77-79) thì tổng số ngũ du huyệt là 71 huyệt gồm:
Ngũ Tạng ngũ ngũ là nhị thập ngũ (25) huyệt Du.
Lục phủ lục lục là tam thập lục (36) huyệt Du.
+ Thường ở vị trí đầu các ngón tay, chân hoặc các khớp.
Trương-Cảnh-Nhạc khi chú giải thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ sách Linh Khu viết: “ Thập nhị nguyên xát ra ở tứ quan. Tứ quan là 2 khủy tay, 2 đầu gối, đó là cốt tiết ở toàn thể con người. Cho nên các huyệt Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp đều đi không quá khủy tay ở tay, đi không quá đầu gối ở chân”.
+ Theo 1 thứ tự nhất định: Tỉnh - Vinh (Huỳnh) - Du - Kinh - Hợp và từ ngoài vào trong.
+ Sự sắp xếp của nhóm Ngũ Du Huyệt luôn luôn theo nguyên tắc tương sinh.
+ Các kinh Âm luôn khởi đầu bằng hành Mộc (kế đó là Hỏa, Thổ, Kim và kết thúc ở Thủy).
+ Các kinh Dương, nghịch lại với kinh Âm, do đó, bao giờ cũng khởi đầu bằng hành Kim (kế đó là Thủy, Mộc, Hỏa và kết thúc ở Thổ).
NGŨ DU   TỈNH   VINH   DU   KINH   HỢP
KINH ÂM   Mộc   Hỏa   Thổ   Kim   Thủy
KINH DƯƠNG   Kim   Thủy   Mộc   Hỏa   Thổ
Tác Dụng:
có khả năng điều chỉnh đa số các rối loạn của kinh lạc, Tạng Phủ.
a.1- Huyệt TỈNH
(Là nơi kinh khí bắt đầu xuất phát của mỗi đường kinh ‘Sở xuất vi Tỉnh’ (LKhu 1, 81).
(Kinh Âm luôn khởi đầu bằng huyệt Mộc, kinh Dương ngược lại, luôn khởi đầu bằng huyệt Kim.
Tác dụng của huyệt xin xem ở chương ‘Nguyên Tắc Xử Dụng Huyệt’ trang 66.

BIỂU ĐỒ HUYỆT TỈNH
ĐƯỜNG KINH   HUYỆT TỈNH

Phế   Thiếu Thương (P.1) - Mộc
Đại Trường   Thương Dương (Đtr.1) - Kim
Vị   Lệ Đoài (Vi.45) - Kim
Tỳ   Ẩn Bạch (Ty.1) - Mộc
Tâm   Thiếu Xung (Tm.1) - Mộc
Tiểu Trường   Thiếu Trạch (Ttr.1) - Kim
Bàng Quang   Chí Âm (Bq.67) - Kim
Thận   Dũng Tuyền (Th.1) - Mộc
Tâm Bào   Trung Xung (Tb.9) - Mộc
Tam Tiêu   Quan Xung (Ttu.1) - Kim
Đởm   Túc Khiếu Âm (Đ.44) - Kim
Can   Đại Đôn (C.1) - Mộc
a.2- Huyệt VINH (Huỳnh)
(Là nơi kinh khí chuyển qua ‘Sở lưu vi Vinh’ (LKhu 1, 82).
( Kinh Âm mang hành Hỏa, kinh Dương mang hành Thủy.
Tác dụng của huyệt xin xem ở chương ‘Nguyên Tắc Xử Dụng Huyệt’ trang 66.

BIỂU ĐỒ HUYỆT VINH (HUỲNH)
KINH   HUYỆT

Phế   Ngư Tế (P.10) - Hỏa
Đại Trường   Nhị Gian (Đtr.2) - Thủy
Vị   Nội Đình (Vi.44) - Thủy
Tỳ   Đại Đô (Ty.2) - Hỏa
Tâm   Thiếu Phủ (Tm.Cool - Hỏa
Tiểu Trường   Tiền Cốc (Ttr.2) - Thủy
Bàng Quang   Thông Cốc (Bq.66) - Thủy
Thận   Nhiên Cốc (Th.2) - Hỏa
Tâm Bào   Lao Cung (Tb.Cool - Hỏa
Tam Tiêu   Dịch Môn (Ttu.2) - Thủy
Đởm   Hiệp Khê (Đ.43) - Thủy
Can   Hành Gian (C.2) - Hỏa
a.3- Huyệt DU
(Là nơi kinh khí rót vào ‘Sở chú vi Du’ (LKhu 1.83).
(Là huyệt Nguyên của các kinh Âm.
(Kinh Âm mang hành Thổ, kinh Dương mang hành Mộc
Tác dụng của huyệt xin xem ở chương ‘Nguyên Tắc Xử Dụng Huyệt’ trang 67.

BIỂU ĐỒ HUYỆT DU
KINH   HUYỆT

Phế   Thái Uyên (P.9) - Thổ
Đại Trường   Tam Gian (Đtr.3) - Mộc
Vị   Hãm Cốc (Vi.43) - Mộc
Tỳ   Thái Bạch (Ty.3) - Thổ
Tâm   Thần Môn (Tm.7) - Thổ
Tiểu Trường   Hậu Khê (Ttr.3) - Mộc
Bàng Quang   Thúc Cốt (Bq. 65) - Mộc
Thận   Thái Khê (Th.3) - Thổ
Tâm Bào   Đại Lăng (Tb.7) - Thổ
Tam Tiêu   Trung Chử (Ttu.3) - Mộc
Đởm   Túc Lâm Khấp (Đ.41) - Mộc
Can   Thái Xung (C.3) - Thổ
a.4- Huyệt Kinh
(Là nơi kinh khí đi qua để vào bên trong ‘Sở hành vi Kinh’ (LKhu 1, 84).
(Kinh Âm mang hành Kim, Kinh Dương mang hành Hỏa.
Tác dụng của huyệt xin xem ở chương ‘Nguyên Tắc Xử Dụng Huyệt’ trang 68.

BIỂU ĐỒ HUYỆT KINH
KINH   HUYỆT

Phế   Kinh Cừ (P.Cool
Đại Trường   Dương Khê (Đtr.5)
Vị   Giải Khê (Vi.41)
Tỳ   Thương Khâu (Ty.5)
Tâm   Linh Đạo Tm.4)
Tiểu Trường   Dương Cốc (Ttr.5)
Bàng Quang   Côn Lôn (Bq.60)
Thận   Phục Lưu (Th.7)
Tâm Bào   Gian Sử (Tb.7)
Tam Tiêu   Chi Câu (Ttu.6)
Đởm   Dương Phụ (38)
Can   Trung Phong (C.4)
a.5- Huyệt Hợp
(Là nơi kinh khí từ ngoài nhập vào bên trong Tạng Phủ ‘Sở nhập vi Hợp’ (LKhu 1, 85).
(Kinh Âm mang hành Thủy, Kinh Dương mang hành Thổ
(Huyệt Hợp là nơi giao hội của kinh khí bên trong và bên ngoài. Huyệt Hợp cũng là nơi để tà khí từ ngoài theo đó mà nhập sâu vào bên trong tạng phủ, đồng thời cũng là nơi để tà khí từ trong tạng phủ thoát ra kinh lạc bên ngoài.
Tác dụng của huyệt xin xem ở chương ‘Nguyên Tắc Xử Dụng Huyệt’ trang 69.

BIỂU ĐỒ HUYỆT HỢP
KINH   HUYỆT HỢP

Phế   Xích Trạch (P.5)
Đại Trường   Khúc Trì (Đtr.11)
Vị   Túc Tam Lý (Vi.36)
Tỳ   Âm Lăng Tuyền (Ty.9)
Tâm   Thiếu Hải (Tm.3)
Tiểu Trường   Tiểu Hải (Ttr.Cool
Bàng Quang   Ủy Trung (Bq.40)
Thận   Âm Cốc (Th.10)
Tâm Bào   Khúc Trạch (Tb.3)
Tam Tiêu   Thiên Tỉnh (Ttu.10)
Đởm   Dương Lăng Tuyền (Đ.34)
Can   Khúc Tuyền (C.Cool
Ngoài ra, thiên ‘Kim Qũy Chân Ngôn Luận’ (TVấn 4) và thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ (TVấn 28) có nêu lên 3 huyệt Hợp không nằm trong nhóm huyệt Hợp Kinh Điển. Đó là:
+ Hợp của Đại Trường : Thượng Cự Hư (Vi.37).
+ Hợp của Tiểu Trường : Hạ Cự Hư (Vi.39).
+ Hợp của Tam Tiêu : Ủy Dương (Bq.53).


B - Nhóm Huyệt NGUYÊN -  LẠC
c.1 Đại Cương
. Là huyệt tập trung khí huyệt nhiều nhất của mỗi đường kinh.
. Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Ngũ tạng có lục phủ, lục phủ có thập nhị nguyên” (LKhu 10, 100).
. Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Thập nhị Nguyên đều xuất ra ở tứ quan” (LKhu 1, 101).
. Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “ Thập nhị Nguyên là nơi mà ngũ tạng bẩm thụ vị khí của 365 tiết” (LKhu 1, 104).
. Nan 62 (Nan Kinh) ghi: “Các huyệt Tỉnh, Vinh của ngũ tạng có 5, chỉ có phủ là có đến 6, thế là thế nào?”.
Cũng Nan 62 giải thích: “ Phủ là Dương, kinh Tam Tiêu lưu hành ở các kinh Dương vì vậy đặt 1 du huyệt là huyệt Nguyên”.
. Dương-Huyền-Tháo khi chú giải Nan thứ 62 cho rằng các huyệt chủa phủ cũng có ngũ du để ứng với ngũ hành nhưng nhấn mạnh: “ Duy chỉ có huyệt Nguyên là huyệt duy nhất tự mình không ứng với ngũ hành (vì vậy được gọi là huyệt Nguyên)”.
. Sách ‘Nan Kinh Đồ Chú’ viết: “Các huyệt Du của 12 kinh là nơi mà Tam tiêu hành khí lưu chuyển, gọi nơi hành khí của kinh Tam tiêu là Nguyên”.

BẢNG NGUYÊN - LẠC HUYỆT
KINH   HUYỆT NGUYÊN   HUYỆT LẠC

Phế   Thái Uyên (P.9)   Liệt Khuyết (P.7)
Đại Trường   Hợp Cốc (Đtr.4)   Thiên Lịch (Đtr.6)
Vị   Xung Dương (Vi.42)   Phong Long (Vi.40)
Tỳ   Thái Bạch (Ty.3)   Công Tôn (Ty.4),
Đại Bao (Ty.21)
Tâm   Thần Môn (Tm.7)   Thông Lý (Tm.5)
Tiểu Trường   Uyển Cốt (Ttr.4)   Chi Chánh (Ttr.7)
Bàng Quang   Kinh Cốt (Bq.64)   Phi Dương (Bq.58)
Thận   Thái Khê (Th.3)   Đại Chung (Th.4)
Tâm Bào   Đại Lăng (Tb.7)   Nội Quan (Tb.6)
Tam Tiêu   Dương Trì (Ttu.4)   Ngoại Quan (Ttu.5)
Đởm   Khâu Khư (Đ.40)   Quang Minh (Đ.37)
Can   Thái Xung (C.3)   Lãi Câu (C.5)
Đốc       Trường Cường (Đc.1)
Nhâm       Cưu Vĩ (Nh.15)
C -  Nhóm Huyệt BÁT HỘI
Là tên gọi của 8 huyệt có tác dụng tốt cho 8 lloại tổ chức trong cơ thể: Tạng, Phủ, Khí, Huyết, Cân, Tủy, Xương, Mạch.
8 huyệt Hội này nằm trên 12 Kinh Chính hoặc Mạch Nhâm.
Cơ Quan Tạng Phủ   Huyệt Hội
Hội của Cân   Dương Lăng Tuyền (Đ.34)
Hội của Huyết   Cách Du (Bq.17)
Hội của Khí   Đàn Trung (Nh.17)
Hội của Mạch   Thái Uyên (P.7)
Hội của Phủ   Trung Quản (Nh.12)
Hội của Tạng   Chương Môn (C.13)
Hội của Tủy   Đại Trữ (Bq.11)
Hội của Xương   Tuyệt Cốt (Đ.39)
Đặc Tính của Bát Hội huyệt là khi 1 loại tổ chức nào (trong số 8 loại điều) bị bệnh, có thể lấy huyệt Hội của nó và trị rất có hiệu quả
D -  Nhóm Huyệt GIAO HỘI
1) Đại Cương
Huyệt Giao Hội là huyệt gặp nhau của các đường Kinh Chính hoặc của Kỳ Kinh Bát Mạch và có tác dụng điều trị trên các kinh đó.
12 kinh Chính có 8 huyệt Giao Hội để thông Kinh khí của 8 Mạch khác.
Tất cả các huyệt Giao Hội đều nằm ở tay, chân.
2) Phân Loại
Theo các sách Kinh Điển, huyệt Giao Hội có thể được chia như sau:
Có 2 cách phân chia :
1- Đối với Kinh Chính: Chia làm 4 cặp ở chi trên và chi dưới, tức huyệt ở kinh chi trên nối (giao hội) với kinh ở chi dưới, gồm:
Chi Trên   Chi Dưới
Nội Quan (Tb.6)   Công Tôn (Ty.4)
Hậu Khê (Ttr.3)   Thân Mạch (Bq.62)
Liệt Khuyết (P.7)   Chiếu Hải (Th.6)
Ngoại Quan (Ttu.5)   Túc Lâm Khấp (Đ.41)
2- Đối với Kỳ Kinh Bát Mạch
- Theo các sách Kinh Điển thì:
Huyệt Kinh   Mạch Giao Hội
Chiếu Hải (Th.6)   Mạch Âm Kiều
Công Tôn (Ty.4)   Mạch Xung
Hậu Khê (Ttr.3)   Mạch Đốc
Liệt Khuyết (P.7)   Mạch Nhâm
Ngoại Quan (Ttu.5)   Mạch Dương Duy
Nội Quan (Tb.6)   Mạch Âm Duy
Thân Mạch (Bq.62)   Mạch Dương Kiều
Túc Lâm Khấp (Đ.41)   Mạch Đới
Tác dụng của từng huyệt, xem ở chương ‘Nguyên Tắc Xử Dụng Huyệt’ trang 81.
Để hiểu rõ hơn mối quan hệ và tác dụng của huyệt Giao Hội, thiên ‘Điều Kinh Luận’ sách Tố Vấn đã ghi:
“ ...Huyết dồn lên trên, khí dồn xuống dưới sẽ thành chứng Tâm phiền, uất, hay tức giận. Huyết dồn xuống dưới, khí dồn lên trên thì tinh thần sẽ rối loạn, hay quên...” (TVấn 62, 43).
Hoàng Đế hỏi: “Huyết dồn vào Âm, khí dồn vào dương thì gây bệnh như trên. Còn nếu huyết khí không liên kết với nhau thì thế nào là thực, thế nào là hư ? - Kỳ Bá đáp: Huyết và khí đều thích ấm mà ghét lạnh. Hàn thì ngưng trệ không thông, ôn thì tiêu tan mà lưu thông. Vì vậy, nếu khí dồn vào sẽ thành chứng huyết hư, nếu huyết dồn vào sẽ thành chứng khí hư “ (TVấn 62, 44).
Hoàng Đế hỏi: Ở trong con người chỉ có khí và huyết, nay Phu Tử nói rằng Huyết dồn là hư, khí dồn là hư... Vậy thì không có thực saỏ - Kỳ Bá đáp:.... Lạc với Tôn lạc đều chuyển vào kinh, huyết và khí dồn vào thì là thực, nếu huyết và khí cùng dồn cả lên trên (đầu) sẽ sinh ra chứng đại quyết, sẽ chết bất thình lình. Nếu khí phục hồi thì sống, không phục hồi thì chết” (TVấn 62, 45).
Hoàng Đế hỏi: “Thực do đường nàỏ Hư do đường nàỏ - Kỳ Bá đáp: Âm với Dương đều có (huyệt) Du hội (Lạc). Dương rót vào âm, âm tràn ra ngoài (đẻ quân bình). Âm Dương điều hòa để nuôi cơ thể, chín hậu như một, sẽ là cơ thể bình thường” (TVấn 62, 46).
Tuy nhiên nếu hiểu rộng ra theo nghĩa Giao Hội là nơi gặp nhau của các đường Kinh Chính hoặc của Kỳ Kinh Bát Mạch thì Huyệt Giao Hội có thể là:
+ Huyệt Du (huyệt thứ 3 của nhóm Ngũ Du huyệt).
+ Huyệt Lạc (Lạc dọc).
+ Những huyệt tách ra từ các Lạc mạch của Kỳ Kinh.
+ Các tác giả Âu Châu gọi là huyệt Khóa (Points Clés).

BIỂU ĐỒ TÓM TẮT HUYỆT HỘI CỦA 12 ĐƯỜNG KINH MẠCH
14 Đường   Kinh Mạch Khác Hợp Với Nó   Nó Hợp Với Kinh Mạch Khác
Kinh Mạch   Kinh Mạch
    Huyệt
    Kinh Mạch
    Huyệt
 
Phế   Tỳ   Trung Phủ       
Đại Trường   .Tiểu Trường
. Bàng Quang
. Vị
. Dương Duy
. Dương Kiều   .Tý Nhu
. Tý Nhu
. Nghênh Hương
. Tý Nhu
. Kiên Ngung + Cự Cốt   . Vị
.Vị, Dương Kiều
. Tiểu Trường
. Tam Tiêu, Đởm
. Đốc, Vị
. Đởm, Vị, Dương Duy
. Nhâm, Đốc, Vi, 6 kinh Dương   . Thượng Cự Hư
. Địa Thương
. Bỉnh Phong
. Bỉnh Phong
. Bá Hội + Nhân Trung
Dương Bạch + Thừa Tương
. Đại Chùy
Vị   . Đại Trường
. Đởm
. Tiểu Trường
. Dương Duy + Đởm
. Dương Kiều
. Dương Kiều + Đại trường.
. Dương Kiều + Nhâm   .Thượng Cự Hư
. Nhân Nghênh
. Hạ Cự Hư
. Đầu Duy
. Cự Liêu
. Địa Thương
. Thừa Khấp   . Đại Trường
. Bàng Quang + Tiểu Trường + Âm Kiều, Dương Kiều.
. Đởm
. Đởm+ Tam Tiêu
. Đởm + Dương Duy.
. Đởm + Dương Duy + Tam Tiêu
. Đốc + Đại Trường.
. Đốc + Nhâm.
. Đốc + 6 Kinh Dương .
. Nhâm + Đại Trường + Đốc.
. Nhâm + Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Nhâm + Tiểu Trường.   . Nghênh Hương
. Tình Minh
. Huyền Ly
. Hàm Yến + Huyền Lư.
. Dương Bạch.
. Kiên Tỉnh.
. Nhân Trung.
. Ngân Giao.
. Bá Hội + Đại Chùy.
. Thừa Tương.
Trung Quản.
. Thượng Quản.
Tỳ   . Can
. Can + Thận.
. Can + Âm Duy.
. Âm Duy.   .Xung Môn.
. Tam Âm Giao.
. Phủ Xá.
. Đại Hoành + Phúc Ai.   . Đởm.
. Phế.
. Can + Âm Duy.
. Nhâm.
.Nhâm + Can + Thận.
. Nhâm + Tam Tiêu + Thận + Tiểu Trường.   . Nhật Nguyệt.
. Trung Phủ.
. Kỳ Môn.
. Hạ Quản.
. Quan Nguyên.
 
. Đản Trung.
Tâm   Không có giao hội với các kinh mạch khác .
Tiểu Truờng   . Đại Trường + Đởm + Tam Tiêu.
. Tam Tiêu.
. Tam Tiêu + Đởm.
Dương Duy + Dương Kiều   . Bỉnh Phong.
. Quyền Liêu.
. Thính Cung.
. Nhu Du.   . Bàng Quang.
. Bàng Quang + Đởm + Tam Tiêu.
. Bàng Quang + Dương Kiều + Âm Kiều.
. Đại trường + Bàng Quang + Dương Duy.
. Đởm + Tam Tiêu.
. Tam Tiêu + Đởm.
. Vị
. Đốc + 6 kinh dương.
. Nhâm + Tam Tiêu + Thận + Tỳ.
. Nhâm + Vị.
. Nhâm + Vị + Tam Tiêu.   . Phụ Phân
. Đại Trử.
. Tình Minh.
. Tý Nhu
. Đồng Tử Liêu.
. Hòa Liêu + Giác Tôn.
. Hạ Cự Hư.
. Đại Chùy + Bá Hội.
. Đản Trung.
. Thượng Quản.
. Đản Trung.
Bàng Quang   . Đởm.
. Đởm + Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Tiểu Trường. . Đốc.
. Dương Duy.
. Dương Kiẻu.   . Trung Liêu.
. Đại Trử.
. Phụ Phân.
. Phong Môn.
. Kim Môn.
. Bộc Tham + Phụ Dương + Thân Mạch.   . Đại Trường + Tiểu Trường + Dương Duy.
. Đởm.
. Đởm + Tam Tiêu.
. Đởm + Dương Duy.
.Đốc.
. Đốc + Dương Duy.
. Đốc + 6 kinh Dương.   . Tý Nhu.
 Khúc Cốt + Suất Cốc + Thiên Xung + Phù Bạch + Hoàn Cốt + Trấp Cân + Hoàn Khiêu.
. Khiếu Âm.
. Lâm Khấp.
. Đại Chùy + Thần Đình.
. Phong Phủ.
. Bá Hội + Đại Chùy.
Thận   . Âm Duy.
. Âm Kiều.
. Xung.   . Trúc Tân.
. Giao Tín.
. Âm Đô, Đại Hách, Hoang Du, Hoành Cốt, Khí Huyệt, Thạch Quan, Thông Cốc, Thương Khúc, Trung Chú, Tứ Mãn, U Môn.   . Can + Tỳ.
. Đốc + Đởm.
. Nhâm + Can + Tỳ.
. Nhâm + Tam Tiêu + Thận + Tiểu Trường + Tỳ.
. Nhâm + Xung.   . Tam Âm Giao.
. Trường Cường.
. Quan Nguyên + Trung Cực.
. Đản Trung.
. Âm Giao.
Tâm Bào   Đởm, Can, Tam Tiêu.   Thiên Trì.       
Tam Tiêu   .Đởm
. Đởm + Tiểu Trường.
. Đởm + Dương Duy.
.Dương Kiều.   . Ế Phong.
. Giác Tôn, Hòa Liêu.
. Thiên Liêu.
. Nhu Hội.   . Bàng Quang + Đởm + Tiểu Trường.
. Đởm + Bàng Quang.
. Đởm + Dương Duy.
. Đởm + Đại Trường.
. Đởm + Vị.
. Đởm + Vị + Dương Duy.
. Tiểu Trường + Đại Trường + Đởm.
.Tiểu Trường + Đởm.
. Đốc + 6 Kinh Dương .
. Nhâm + Tiểu Trường + Tỳ + Thận.
. Nhâm + Vị + Tiểu Trường.   . Đại Trữ.
. Khiếu Âm.
. Phong Trì.
. Thượng Quan.
Hàm Yến, Huyền Lư, Huyền Ly.
. Kiên Tỉnh.
. Bỉnh Phong.
. Quyền Liêu, Thính Cung.
. Đại Chùy, Bá Hội.
. Đản Trung.
. Trung Quản.
Đởm   . Bàng Quang.
.Tam Tiêu + Đại Trường.
. Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Tam Tiêu + Vị   Khúc Tân, Phù Bạch, Suất Cốc, Thiên Xung.
. Hàm Yến.
. Đồng Tử Liêu, Thượng Quan.
. Huyền Lư, Huyền Ly.   . Bàng Quang.
. Bàng Quang + Can.
. Bàng Quang + Dương Duy.
. Bàng Quang + Tam Tiêu.
. Bàng Quang + Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Dương Duy.
. Dương Duy + Tam Tiêu.
. Dương Duy + Vị + Đại Trường.
. Dương Kiều.
. Đới.
. Tam Tiêu + Vị + Dương Duy.
. Tiểu Trường + Đại Trường + Tam Tiêu.
Tiểu Trường + Tam Tiêu.
. Tỳ + Dương Duy.
. Vị.
 
. Vị + Dương Duy.   . Hoàn Cốt, Trấp Cân, Hoàn Khiêu.
. Trung Liêu.
. Lâm Khấp.
. Khiếu Âm.
Đại Trữ.
. Bản Thần, Chính Dinh, Dương Giao, Mục Song, Não Không, Thùa Linh.
. Phong Trì.
. Dương Bạch.
. Cư Liêu.
. Duy Đạo, Đới Mạch, Ngũ Khu.
. Kiên Tỉnh.
. Bỉnh Phong.
. Thính Cung.
. Nhật Nguyệt.
. Hạ Quản + Nhân Nghênh.
. Đầu Duy.
Can   . Đởm.
. Tỳ + Âm Duy.   . Chương Môn.
. Kỳ Môn.   . Bàng Quang + Đởm.
. Tâm Bào + Đởm + Tam Tiêu.
. Nhâm.
. Nhâm + Tỳ + Thận.
. Thận + Tỳ.
. Tỳ + Âm Duy.
. Tỳ + Thận.   . Trung Liêu.
 
. Thiên Trì.
 
. Khúc Cốt.
. Quan Nguyên, Trung Cực.
. Tam Âm Giao.
. Phủ Xá.
. Tam Âm Giao.
Đốc   . Bàng Quang.
.Bàng Quang + Dương Duy.
.Dương Duy.
. Nhâm + Vị.
. 6 Kinh Dương.
. Thận + Đởm.
. Vị + Đại Trường.   . Đào Đạo, Não Hộ, Thần Đình.
. Phong Phủ.
. Á Môn.
. Ngân Giao.
. Đại Chùy, Bá Hội.
. Trường Cường.
. Nhân Trung.       
Nhâm   . Can
. Can + Tỳ + Thận.
. Đốc.
. Tỳ.
. Vị + Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Vị + Tiểu Trường.
. Tam Tiêu + Tiểu Trường + Tỳ + Thận.
. Âm Duy.
. Vị + Đại Trường + Đốc.   . Khúc Cốt.
. Quan Nguyên + Trung Cực.
. Hội Âm.
. Hạ Quản.
. Trung Quản.
. Thượng Quản.
. Đản Trung.
. Liêm Tuyền, Thiên Đột.
. Thừa Tương.   . Đốc + Vị.
. Vị + Dương Kiều.   . Ngân Giao.
. Thừa Khấp.
E - Nhóm Huyệt THIÊN SONG (Cửa Sổ Trời)
Thiên ‘Bản Du’ nêu lên 10 huyệt ‘Thiên Dũ’ gồm:
Huyệt Nhân Nghênh (Vi.9), Phù Đột (Đtr.18), Thiên Dũ (Ttr.16), Thiên Trụ (Bq.10), Thiên Phủ (P.3), 5 huyệt này được coi là ‘Đại Thiên Song’.
Huyệt Thiên Đột (Nh.22), Thiên Song (Ttr.16), Thiên Dung (Ttr.17), Phong Phủ (Đc.16), Thiên Trì (Tb.1), là 5 huyệt được coi là ‘Tiểu Thiên Song’.
Các huyệt này được dùng khi kinh khí ở dưới không chuyển được lên phía trên
F - Nhóm Huyệt TỨ HẢI
Thiên ‘Khí Hải Luận’ ghi: “Con người có tứ hải... Con người có Tủy Hải, Huyết Hải, Khí Hải, Thủy Cốc Chi Hải” (LKhu 33, 3 - 6).
G - Nhóm Huyệt KHÍCH
Khích là khe hở, nơi mạch khí tụ lại nhiều.
Mỗi kinh mạch đều có 1 huyệt Khích.
Ngoài ra, mạch Dương Duy, Âm Duy, Dương Kiều, Âm Kiều cũng có 1 huyệt Khích.
Vì vậy có tất cả 16 huyệt Khích.
BIỂU ĐỒ HUYỆT KHÍCH
KINH   HUYỆT KHÍCH
Phế   Khổng Tối (P.6)
Đại Trường   Thiên Lịch (Đtr.7)
Vị   Lương Khâu (Vi.34)
Tỳ   Địa Cơ (Ty.Cool
Tâm   Âm Khích (Tm.6)
Tiểu Trường   Dưỡng Lão (Ttr.6)
Bàng Quang   Kim Môn (Bq.63)
Thận   Thủy Tuyền (Th.5)
Tâm Bào   Khích Môn (Tb.4)
Tam Tiêu   Hội Tông (Ttu.7)
Đởm   Ngoại Khâu (Đ.36)
Can   Trung Đô (C.6)
Âm Duy   Trúc Tân (Th.9)
Dương Duy   Dương Giao (Đ.35)
Âm Kiều   Giao Tín (Th.Cool
Dương Kiều   Phụ Dương (Bq.59)
H - Nhóm Huyệt Thủy và Nhiệt
- Nhiêt Du Huyệt:
Vị Trí:
Thiên ‘Khí Huyệt Luận’ (Tố Vấn 58, Cool, gọi là Nhiệt Du Ngũ Thập Cửu Huyệt, có 59 huyệt gồm các huyệt:
*Trên Đầu:
. Giữa đầu (theo mạch Đốc) có: Cường Gian (Đc.18), Hậu Đỉnh (Đc. 19), Bá Hội (Đc. 20), Tiền Đỉnh (Đc. 21), Tín Hội (Đc. 22).
. 2 bên đầu (theo đường kinh Bàng Quang) có Ngũ Xứ (Bq. 5), Thừa Quang (Bq.6), Thông Thiên (Bq.7), Lạc Khước (Bq.Cool, Ngọc Chẩm (Bq.9).
. 2 bên đầu (theo kinh Đởm): Lâm Khấp (Đ.15), Mục Song (Đ.16), Chính Doanh (Đ.17), Thừa Linh (Đ.18), Não Không (Đ.19).
. Ở ngực, bụng: Trung Phủ (P.1), Vân Môn (P.2), Khuyết Bồn (Vi.12), Đại Cự (Vi.17). Tất cả là 59 huyệt.
- Thủy Du Huyệt
Vị Trí:
Thiên ‘Khí Huyệt Luận’ (TVấn 58, 9) gọi là Thủy Du Ngũ Thập Thất Huyệt, có 57 huyệt gồm:
(Trên xương cùng 5 hàng, mỗi hàng 5 huyệt thành 25 huyệt (thuộc mạch Đốc và 2 đường của kinh Bàng quang).
(Trên Phục Thố đều có 2 hàng, mỗi hàng có 5 huyệt thành 20 huyệt (theo đường kinh Vị có Bể Quan (Vi.31), Phục Thố (Vi.32), Âm Thị (Vi.33), Lương Khâu (Vi.34).
(Trên mắt cá chân đều có 1 hàng, mỗi hàng 6 huyệt thành 12 huyệt (ở phía trong mắt cá chân, theo kinh Thận có: Dũng Tuyền (Th.1), Nhiên Cốc (Th.2) Thái Khê (Th.3), Đại Chung (Th.4), Thủy Tuyền (Th.5), Chiếu Hải (Th.6).
Tổng cộng là 57 huyệt

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán