22:33 ICT Thứ năm, 05/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Châm cứu » Châm cứu học

Liên hệ

NHỮNG TÁC DỤNG ĐẶC HIỆU CỦA MỘT SỐ HUYỆT VỊ CẦN CHÚ Ý (HUYỆT ĐẶC HIỆU)

Thứ ba - 19/07/2011 15:30
Đối với thầy thuốc thực hành châm cứu, việc nắm vững tác dụng đặc hiệu của huyệt giúp cho điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bằng số huyệt ít nhất, trong thời gian ngắn nhất. Người bệnh sớm ổn định sức khỏe, sớm trở lại sản xuất và sinh hoạt bình thường, có thêm lòng tin vào phép chữa bệnh bằng châm cứu, đồng thời cũng thêm tin tưởng hơn vào khả năng của con người trong cuộc sống cộng đồng.
Để gợi ý cho việc tiếp tục tìm kiếm và sử dụng tác dụng đặc hiệu trong các huyệt vị, xin nêu mấy nhận định về huyệt đặc hiệu như sau:
Huyệt đặc hiệu là huyệt có những tác dụng mà dường như kinh đó không chuyên thuộc.
Ví dụ: Huyệt Tứ độc trên kinh thủ thiếu dương tam tiêu có tác dụng chữa viêm thận; huyệt Liệt khuyết trên kinh phế có tác dụng chữa bệnh bàng quang v.v...

Huyệt chữa một loại bệnh mà ở các huyệt khác nhau không có tác dụng đó. Ví dụ như huyệt Phong long chuyên trị các loại chứng đàm, huyệt Hạ liêm trị bệnh rụng tóc, huyệt Chi chính trị hạt cơm, nốt ruồi, huyệt Ốc ế trị rôm sảy v.v...
Huyệt có tác dụng mạnh nhất trong số nhiều huyệt vị cùng loại bệnh. Ví dụ: Nhiều huyệt có tác dụng trị hen suyễn nhưng huyệt Linh đài cứu ngải có tác dụng mạnh hơn hết; nhiều huyệt có tác dụng chữa lỵ nhưng huyệt Thượng cự hư có tác dụng mạnh hơn hết; nhiều huyệt có tác dụng cải biến nhu động ruột nhưng huyệt Thiên khu có tác dụng mạnh hơn hết v.v...
Huyệt có tác dụng bao trùm các loại bệnh chứng trong một vùng cơ thể rộng lớn: Như huyệt Hợp cốc có tác dụng với tất cả các bệnh ở mặt, mắt, mũi, miệng; huyệt Liệt khuyết với tất cả các bệnh ở gáy, cổ, đầu; huyệt Nội quan với tất cả các bệnh nội tạng; huyệt Chi câu với tất cả các bệnh ở sườn ngực v.v...
Dưới đây là bảng kê một số huyệt có tác dụng đặc hiệu ghi được ở tất cả các sách, đã được đưa vào du huyệt ở phần trước.
Phần 1. HUYỆT ĐẶC HIỆU TRÊN KINH PHẾ
1. Trung phủ: Trị đảm nhiệt, đảm hư. Cánh tay mát lạnh (cứu).
2. Xích trạch: Viêm dạ dày, viêm ruột (chích nặn máu xung quanh).
3. Liệt huyết: Bệnh người già đái nhiều, viêm đường tiết niệu, các chứng khí hóa.
4. Thái uyên: Trị chứng mất mạch.
5. Ngư tế: Các chứng nghiện (rượu, thuốc v.v...)
Phần 2. HUYỆT ĐẶC HIỆU TRÊN KINH ĐẠI TRƯỜNG
6. Thương dương: Mắt thanh manh (cứu bên đối diện của mắt bị bệnh).
7. Hợp cốc: Bệnh vùng mặt, gây tê để mổ. Cứu bằng ngải, trị mụn nhọt nhiều miệng trên
đầu, vết thương lâu ngày không lành miệng.
8. Dương khê: Toét mắt.
9. Ôn lưu: Nói cuồng thấy quỷ, lưỡi thè lè.
10. Hạ liêm: Rụng tóc.
11. Thượng liêm: Xương tủy lạnh.
12. Khúc trì: Mình đau như sâu cắn, bệnh ngoài da.
13. Tý nhu: Trị bệnh mắt.
14. Cự cốt: Trong ngực có huyết ứ.
15. Nghinh hương: Mặt ngứa sưng phù, phong rung rung như có giun bò.
Phần 3. HUYỆT ĐẶC HIỆU TRÊN KINH DƯƠNG MINH VỊ
16. Tứ bạch: Giun chui ống mật.
17. Giáp xa: Đau răng hàm dưới
18. Đại nghinh: Mắt đau không nhắm được.
19. Nhân nghinh: Nói cuồng, thấy, nghe, lung tung.
20. Khố phòng: Uất khí gây bệnh, giải nỗi buồn bực.
21. Ốc ế: Da dẻ đau rát, rôm sảy.
22. Thiên khu: Tăng giảm nhu động ruột, giun đường ruột.
23. Thủy đạo: Viêm thận, viêm bàng quang.
24. Bễ quan: Teo cơ chi dưới.
25. Túc tam lý: Bệnh vùng bụng trên, làm tăng bạch cầu.
26. Thượng cự hư: Lỵ, viêm đại tràng.
27. Hạ cự hư: Lông tóc khô.
28. Phong long: Các loại bệnh chứng về đàm.
29. Giải khê: Viêm thận.
30. Hãm cốc: Mặt sưng, viêm xoang má.
31. Nội đình: Đau răng hàm trên.
32. Lệ đoài: Nhiều mộng mị, não bần huyết (thiếu máu não).
Phần 4. HUYỆT ĐẶC HIỆU TRÊN KINH TÚC THÁI ÂM TỲ
33. Ẩn bạch: Có thể làm tăng tiểu cầu chống các loại xuất huyết.
34. Thái bạch: Ợ hơi, viêm tuỵ cấp, mạn.
35. Thương khâu: Ung ăn mòn (hoại thư), kinh phong mạn.
36. Tam âm giao: Bệnh tật vùng bụng dưới, viêm da do thần kinh, thai không ra (phối hợp
với Hợp cốc).
37. Lậu cốc: Ăn nhiều mà mình gầy.
38. Âm lăng tuyền: Viêm thận.
39. Huyết hải: Viêm da do thần kinh, giun sán (gọi là Bách trùng sào).
40. Đại hoành: Giun đũa đường ruột.
41. Chu vinh: Đa dâm.
42. Đại bao: Toàn thân đau đớn.
43. Thực đậu: Trong bụng, cách có nước.
Phần 5. HUYỆT ĐẶC HIỆU TRÊN KINH THỦ THIẾU ÂM TÂM
44. Thiếu hải: Viêm hạch bạch huyết, lao hạch.
45. Thông lý: Lưỡi cứng không nói được, mất tiếng.
46. Âm khích: Mồ hôi trộm.
47. Thần môn: Các loại diễn biến về nhịp tim.
48. Thiếu phủ: Âm hộ ngứa gãi.
49. Thiếu xung: Co thắt cơ tim.
Phần 6. HUYỆT ĐẶC HIỆU NẰM TRÊN KINH THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG
50. Thiếu trạch: Các bệnh về tuyến sữa và vú.
51. Hậu khê: Ghẻ lở, ngứa gãi.
52. Uyển cốt: Viêm túi mật, năm ngón tay không thể co duỗi.
53. Dương cốc: Trẻ em kinh giản, lưỡi cứng không bú.
54. Dưỡng lão: Mắt dính, mắt mờ.
55. Chi chính: Hột cơm, nốt ruồi (với Thần môn), tăng men tiêu hóa ruột non, trị hở van tim.
56. Tiểu hải: Bệnh múa đạp (Parkinson)
57. Thiên tông: Các bệnh về tuyến sữa và vú.
58. Quyền liêu: Khuông mắt động không dứt.
59. Thính cung: Mất tiếng.
Phần 7. HUYỆT ĐẶC HIỆU NẰM TRÊN KINH TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG
60. Tán trúc: Chính nặn máu ba lần, mắt rất sáng.
61. Thông thiên: Mũi tắc, các loại bệnh về mũi.
62. Lạc khước: Mắt thanh manh, nội chướng (mắt mờ do nhãn áp tăng).
63. Ngọc chẩm: Đầu đau, mắt như lòi ra.
64. Thiên trụ: Gáy cứng, não nặng như lòi ra.
65. Đại trữ: Các bệnh về xương.
66. Phong môn: Tiết nhiệt khí của chư dương, tránh phát mụn nhọt ở lưng trên (hậu bối ung thư).
67. Phế du: Còng lưng, có chắp lẹo mọc ở mí mắt, bệnh chi trên.
68. Đốc du: Rụng tóc, vẩy nến.
69. Cách du: Các bệnh về máu, ung thư dạ dày (Vị nham).
70. Can du: Các bệnh về mắt, hắt hơi (đế).
71. Đảm du: Có tác dụng sát trùng rất mạnh (ký sinh trùng, vi trùng,..).
72. Tỳ du: Sốt rét lâu ngày.
73. Tam tiêu du: Viêm thận.
74. Thận du: Mặt xạm, đen mặt (bệnh Addison: Suy thượng thận tiên phát ).
75. Hội dương: Liệt dương.
76. Phách hộ: Teo phổi.
77. Cao hoang du: Mọi bệnh đều chữa.
78. Dương cương: Viêm túi mật, vàng da.
79. Chí thất: Viêm tuyến tiền liệt.
80. Bào hoang: Căng bọng đái.
81. Ân môn: Thoát vị đĩa đệm cột sống.
82. Thừa sơn: Chuột rút bắp chân, thổ tả.
83. Bổ tham: Gót chân đau.
84. Thân mạch: Viêm màng não, màng tủy.
85. Kinh cốt: Còng khòm lưng.
86. Thúc cốt: Phát bối ung thư (mụn nhọt ở lưng trên).
87. Chí âm: Lệch ngôi thai, gây nôn chống trúng độc.
Phần 8. HUYỆT ĐẶC HIỆU NẰM TRÊN KINH TÚC THIẾU ÂM THẬN
88. Dũng tuyền: Mặt đen như màu than, nhiệt quyết.
89. Nhiên cốc: Hầu họng sưng đau, viêm họng hạt.
90. Thái khê: Rụng tóc, choáng tiền đình.
91. Đại chung: Khó ỉa.
92. Thủy tuyền: Khi thấy kinh thì đau tim.
93. Chiếu hải: Nhìn như thấy sao (hoa mắt), đảo kinh (đàn bà hành kinh ngược lên).
94. Phục lưu: Mồ hôi ra không dứt.
95. Giao tín: Ra mồ hôi trộm.
96. Đại hách: Đau hệ thống thần kinh cùng cụt.
97. Hoang du: Dạ dày co rút.
98. Thạch quan: Cột sống cứng khó hoạt động.
99. Thông cốc: Ngáp méo miệng.
100. U môn: Dạ dày co rút.
101. Du phủ: Suyễn lâu ngày (cứu 7 mồi thì hiệu quả).
Phần 9. HUYỆT ĐẶC BIỆT NẰM TRÊN KINH THỦ QUYẾT ÂM TÂM BÀO
102. Khúc trạch: Viêm ruột thừa.
103. Khích môn: Ưu uất, bỏng rát.
104. Gian sử: Sốt rét, trẻ em hỗn láo với khách.
105. Nội quan: Các bệnh nội tạng.
106. Đại lăng: Dạ dày xuất huyết.
107. Lao cung: Say nắng, cứu ngải chữa viêm vòm miệng, hôi miệng, viêm lợi, sún răng.
108. Trung xung: Sốt cao co giật.
Phần 10: HUYỆT ĐẶC HIỆU NẰM TRÊN KINH THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU
109. Quan xung: Viêm kết mạc.
110. Dịch môn: Sưng trong và ngoài họng.
111. Trung chử: Tai ù, tai điếc.
112. Dương trì: Bệnh rối loạn thần kinh thực vật.
113. Ngoại quan: Các loại ngoại cảm.
114. Chi câu: Bí ỉa, táo bón, đau sườn ngực.
115. Hội tông: Đau da thịt.
116. Tứ độc: Viêm thận.
117. Thiên tỉnh: Lao hạch, dị ứng mẩn ngứa.
118. Ế phong: Đau thần kinh sinh ba.
119. Khế mạch: Ngưỡng nghe khuếch đại, sợ tiếng động.
120. Lư tức: Thở suyễn.
121. Giác tôn: Tai sưng đỏ.
122. Nhĩ môn: Viêm khớp hàm dưới.
123. Đồng tử liêu: Khuất quang bất chỉnh (nhìn thấy vật bị cong).
Phần 11. HUYỆT ĐẶC HIỆU NẰM TRÊN KINH THIẾU DƯƠNG ĐỞM
124. Thích hội: Xương hàm dưới lồi cối cách nhau từ 1-2 thốn (trễ khớp).
125. Khách chủ nhân: Môi mép cứng.
126. Hàm yếm: Viêm mũi, hay hắt hơi.
127. Huyền lư: Mặt sưng, da mặt đỏ.
128. Huyền ly: Mặt phù thũng da mặt sưng đỏ.
129. Khúc mấn: Thiên đầu thống, đau đầu nhức mắt làm chột mắt (hỏng một mắt).
130. Suất cốc: Đau đầu hai góc não, phong sau khi say rượu (say rượu đau đầu).
131. Phù bạch: Bướu cổ.
132. Đầu khiếu âm: Lao xương, ung thư (ung nhọt lớn) phát khắp nơi.
133. Hoàn cốt: Chân tay mềm yếu không đi đất được.
134. Dương bạch: Sụp mi.
135. Lâm khấp: Viêm kết mạc, viêm tuyến lệ cấp tính.
136. Não không: Thiên đầu thống làm chột mắt, đau đầu làm rối loạn nhịp tim.
137. Phong trì: Bệnh não, bệnh mắt.
138. Kiên tỉnh: Đau vú, đẻ khó và trúng gió sau đẻ (cứu 7 mồi).
139. Nhiếp cân: Ợ chua.
140. Nhật nguyệt: Loét dạ dày, tá tràng.
141. Đới mạch: Bại liệt do ngoại thương.
142. Ngũ khu: Sa nội tạng ở bụng dưới.
143. Phong thị: Dị ứng mẩn ngứa, ngứa gãi khắp người
144. Dương lăng tuyền: Tê dại cạnh ngoài chi dưới.
145. Dương giao: Viêm hạch lâm ba ở cổ.
146. Ngoại khâu: Cứu giải nọc độc chó dại (Chỉ để tham khảo).
147. Quang minh: Bệnh ở mắt, cai sữa, làm giảm sữa.
148. Dương phụ: Cứu ngải trị hai chân lạnh ngắt, mặt lấm chấm đen như bụi than.
149. Tuyệt cốt: Trị trĩ dò, với Túc tam lý (đều cứu) đề phòng trúng gió.
150. Khâu khư: Thở dài.
151. Túc lâm khấp: Chống xung huyết do va đập ngoại thương gây ra khắp mọi nơi, rối loạn tuần hoàn não do kẹt động mạch não.
Phần 12. HUYỆT ĐẶC BIỆT NẰM TRÊN KINH TÚC QUYẾT ÂM CAN
153. Đại đôn: Dái sưng to một bên (viêm tinh hoàn 1 bên).
154. Hành gian: Miệng méo.
155. Thái xung: Dưới nách có nhọt mã đao dó, (rò hạch nách).
156. Trung phong: Dương vật cứng đau.
157. Lãi câu: Dương vật cứng vươn ra.
158. Trung đô: Sau khi đẻ nước hôi không dứt.
159. Khúc tuyền: Thân thể cực đau.
160. Âm bao: Đau thắt lưng và xương cùng dẫn vào trong bụng.
161. Ngũ lý: Bìu dái ẩm ngứa (túi tinh hoàn ẩm ngứa).
162. Âm liêm: Bệnh vô sinh.
163. Cấp mạch: Bao trứng dái tích nước (viêm mào tinh hoàn).
164. Chương môn: Vai và cánh tay không giơ lên được.
165. Kỳ môn: Co thắt khí quản.
Phần 13. HUYỆT ĐẶC HIỆU NẰM TRÊN MẠCH ĐỐC
166. Trường cường: Thượng mã phong (trúng gió khi giao hợp).
167. Yêu dương quan: Cấp tính ỉa ra máu.
168. Mệnh môn: Mình nóng như hoả, đầu đau như phá.
169. Tích trung: Viêm màng nhện tuỷ sống.
170. Chí dương: Giun chui ống mật.
171. Cân súc: Uốn ván (tê-ta nốt).
172. Linh đài: Chữa hen suyễn (cứu), mụn nhọt (chích nặn máu).
173. Thần đạo: Ngáp hàm răng trật ra, miệng há không ngậm lại được (sái quai hàm).
174. Thân trụ: Mụn nhọt (chích nặn máu).
175. Đại chuỳ: Răng cửa khô.
176. Á môn: Bệnh não phát triển không đều (bệnh về tuyến yên).
177. Phong phủ: Trong đầu trăm thứ bệnh, chảy máu mũi không dứt.
178. Não bộ: Mắt vàng do tắc mật cấp tính.
179. Hậu đỉnh: Mồ hôi ra ở khắp các khớp.
180. Bách hội: Trăm bệnh đều chữa, uống rượu đỏ mặt, vô tâm lực.
181. Tiền đình: Da đầu sưng, sinh hắc lào.
182. Thượng tinh: Các bệnh ở mũi.
183. Thần đình: Bệnh tinh thần, thần kinh.
184. Tố liêu: Trụy tim mạch, suy hô hấp.
185. Nhân trung: Choáng ngất, hôi miệng.
186. Đoài đoan: Lưỡi khô.
187. Ngận giao: Mũi có thịt thừa (pô lip).
Phần 14. HUYỆT ĐẶC HIỆU NẰM TRÊN MẠCH NHÂM
188. Hội âm: Đau dương vật và quy đầu, sưng âm hộ, cứu chết đuối.
189. Khúc cốt: Đái ra dưỡng chấp.
190. Trung cực: Sau đẻ nước hôi không ra.
191. Quan nguyên: Châm nhiều lần tiêu mất giun đũa đường ruột.
192. Thạch môn: Không ăn được chất bột, cốc không hoá.
193. Khí hải: Ấn day trị cấp tính bong gân cột sống thắt lưng, đau không cúi ngửa được.
194. Âm giao: Trẻ em lõm thóp, thóp không đầy kín.
195. Thần khuyết: Lao ruột, dính ruột mà choáng.
196. Thuỷ phân: Mọi thứ phù thũng.
197. Trung quản: Phủ hội (mọi bệnh tiêu hoá).
198. Cự khuyết: Mọi chứng về tim.
199. Cưu vỹ: Ít tuổi mà mệt mỏi vì phòng dục.
200. Chiên trung: Mọi bệnh về khí.
201. Ngọc đường: Phổi có nước (phù phổi).
202. Tử cung: Nước bọt như keo trắng.
203. Toàn cơ: Co thắt thực quản và cổ dạ dày.
204. Thiên đột: Da mặt nóng, lòng đố kỵ.
205. Liêm tuyền: Các bệnh về lưỡi.
206. Thừa tương: Đái nhiều, uống nhiều.
Trên đây là những tác dụng đặc hiệu của các huyệt vị thuộc 14 đường kinh được khai thác ở
các tài liệu, một số đã qua quá trình thực nghiệm. Tác dụng đặc hiệu ở đây khác với các huyệt
vị lạ ngoài kinh và tân huyệt. Tân và kỳ huyệt có những tác dụng chuyên thuộc về một loại bệnh
riêng, cho nên cần khai thác khía cạnh chuyên thuộc về bệnh lạ, bệnh khó của nó để phối hợp
sử dụng nhằm làm tăng hiệu quả chữa bệnh.
 
Tổng số điểm của bài viết là: 53 trong 13 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán