11:33 EDT Thứ năm, 18/04/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Mạch Lý Đông Y

Liên hệ

BÁT LÝ MẠCH (Bài đọc thêm)

Chủ nhật - 06/03/2011 19:36
Mạch Trầm ấn tay xuống thì không đủ, nhấc lên thì có dư. đi chìm ở khoảng gân xương, đặt nhẹ tay không thấy, nặng tay mới thấy,

1.MẠCH TRẦM  

- Trầm là chìm, mạch luôn chìm sâu dưới da, vì vậy gọi là Trầm.Mạch Trầm là mạch của mùa đông, tức là mạch của Thận, thuộc phương Bắc, hành thủy, muôn vật nhờ đó mà bế tàng, vì vậy mạch khí lúc đến thì Trầm mà bật mạnh lên, mạch Thận Trầm vì vậy mạch Trầm cũng gọi là mạch Thạch

MẠCH TƯỢNG 
Mạch Trầm ấn tay xuống thì không đủ, nhấc lên thì có dư. đi chìm ở khoảng gân xương, đặt nhẹ tay không thấy, nặng tay mới thấy,
NGUYÊN NHÂN 
Hàn khí bên ngoài xâm nhập vào sâu, bó lấy kinh lạc, làm cho mạch khí không thông đạt, sẽ xuất hiện mạch Trầm.
Mạch Trầm là âm khí quyết nghịch dương khí không được thư sướng... Mạch Trầm là âm tà quá dư làm cho huyết khí ngưng đọng không phấn chấn...
Nếu bệnh tụ ở dưới, ở phần lý, ắt sẽ thấy mạch Trầm.
Tà uất ở phần lý, khí huyết ngưng trệ thì mạch Trầm mà có lực. Dương khí hư hãm xuống không thăng lên được thì mạch Trầm mà không có lực.
CHỦ BỆNH
Mạch của Can, Thận đều Trầm là chứng thạch thủy. 
Mạch của Phế Trầm mà bật lên là chứng Phế sán. 
Mạch của Tỳ, bên ngoài bật lên ngón tay mà bên trong Trầm là chứng trường tiết, lâu ngày cũng tự khỏi.
Mạch Trầm mà Thạch là do Thận khí bị ngừng tắc ở trong.
Mạch ở thốn khẩu Trầm là bệnh ở lý.
Trong ngực có lưu ẩm, ắt ngắn hơi mà khát. Các khớp tay chân đau nhức, mạch Trầm là có lưu ẩm.
Mạch Trầm, khát nước, tiểu khó đều là phát hoàng đản.
Mạch ở thốn khẩu Trầm: trong ngực đau lan ra 2 bên sườn, có ngực có thủy khí. Mạch ở bộ quan Trầm là dưới tim có hơi lạnh, nuốt chua, mạch bộ xích Trầm là lưng và thắt lưng đau.
Mạch Trầm phân nhiều thấy ở lý chứng, có tà khí phục ở bên trong, tuy nhiên chứng khí trệ hoặc khí hư cũng có thể thấy mạch Trầm.
• Thốn TRẦM:đờm uất, thủy đình trệ ở ngực.
• Quan TRẦM:trúng hàn, đau không thông.
• Xích TRẦM: tiêu chảy, kiết kỵ, thận hư, lưng và hạ nguyên đau.
Mạch Trầm chủ bệnh hàn, cơ thể đau, chân tay lạnh, xương khớp đau, thủy khí lưu ẩm, sưng phù, tay chân không nhấc lên được, đái hạ, huyết ứ, trưng hà, tiêu chảy, di tinh.
 
Tả Thốn TRẦM    Tâm dương bất túc.   Hữu Thốn TRẦM Phế khí bất túc, ho, đàm ẩm, hụt hơi.
Tả Quan TRẦM   Can uất, khí thống.   Hữu Quan TRẦM  Tỳ hư, tiêu chảy, ăn không tiêu.
Xích TRẦM   Bụng dưới đau, thắt lưng đau. đầu gối đau, liệt dương, đái hạ, bụng đau, đàn bà thì huyết hải không đủ.
 
KIÊM MẠCH 
Các mạch Trầm Tế đều thuộc về phần âm, là chứng đau ở xương.
Mạch ở thốn khẩu Trầm mà cứng là bệnh ở trong, Trầm mà Nhược thuộc  về bệnh hàn, nhiệt, sán, hà, bụng dưới đau.
- Chương ‘ Biện Mạch Pháp’ (TH. Luận) ghi: “Hỏi mạch có dương kết và âm kết, lấy  gì để phân biệt? Thưa: mạch Trầm mà Trì, không  ăn được, cơ thể nặng nề, đại tiện lại cứng gọi là âm kết”.
Đàn ông mà mạch Hư, Trầm, Huyền, không  nóng lạnh, hơi thở ngắn, tiểu không thông, sắc mặt trắng, thường hay tối mắt, chảy máu mũi, bụng dưới đầy là do hư lao gây ra.
Mạch Trầm mà Huyền là bị chứng huyền ẩm gây đau ở trong. Mạch Trầm mà Trì là trong bụng bị lạnh. Mạch Trầm mà Hoạt là hạ trọng, là sống lưng đau “. ”Âm tà xâm nhập thì thấy mạch Trầm mà Tế.
• Trầm Trì : cảm lãnh.                   
• Trầm Hoạt: đờm thực.                 
• Trầm Khẩn: lạnh, đau.                          
• Trầm Sác: nội nhiệt .
• Trầm Lao: lãnh tích .
• Trầm Sắc: khí uất.
Trầm Trì là có lạnh, Trầm Sác là nhiệt ở phần lý, Trầm Huyền là thực, chủ hạ trọng, Trầm Hư là hư, chủ tiết lợi, Trầm Hoạt là đờm ẩm túc thực, Trầm Sáp là khí trệ, huyết không đủ, Trầm Khẩn là tà khí thịnh, chính khí hư, chủ lạnh, đau. Trầm Đại là táo ở phần lý. Trầm Lao là hàn tích ở trong.
 
2. MẠCH VI
 
 
- Thuộc loại mạch âm,Vi là nhỏ, mạch đi chập chờn như có như không. 
HÌNH TƯỢNG 
Mạch Vi là cực Tế mà Nhuyễn hoặc muốn tuyệt. Mạch lờ mờ, rất nhỏ như có, như không, muốn tuyệt mà không phải tuyệt.lúc ẩn lúc hiện
NGUYÊN NHÂN 
Mạch Vi... do dương khí suy.do khí và huyết đều hư
CHỦ BỆNH
Mạch Vi là khí huyết suy vi, gây ra sợ lạnh, phát sốt, mồ hôi ra nhiều. Nam là hư lao nữ thì băng huyết. Mạch bộ thốn Vi thì thở ngắn hoặc kinh sợ. - Bộ quan Vi thì bụng đầy trướng, bộ xích Vi là tinh huyết khí thiếu, sợ lạnh, đau rên rỉ. 
Mạch Vi chủ có bại huyết chảy ra không ngớt, sắc mặt không tươi nhuận. Mạch bộ thốn Vi là khí xông ngược lên, bộ quan Vi là Tâm khí bị uất kết, mạch bộ xích Vi là dưới rốn có khí tích bôn đồn. 
Mạch Vi thấy trong chứng vong dương, khí huyết quá suy. 
Mạch Vi chủ dương khí suy, các chứng hư của âm dương, khí huyết ở tình trạng nghiêm trọng. 
Mạch Vi chủ khí hư, mất máu, mồ hôi tự ra, kiết lỵ, họng đau, tay chân tê lạnh, co quắp.
 
Tả Thốn VI     Khí huyết đều suy.   Hữu Thốn VI    Thở gấp, đàm ngừng tụ.
Tả Quan VI   Ngực đầy tức, tay chân co quắp.   Hữu Quan VI    Vị hàn, ăn không tiêu.
Tả Xích VI   Đàn ông thì thương tinh. Đàn bà thì băng lậu.   Hữu Xích VI      Tiêu chảy, đau dưới rốn.
 
KIÊM MẠCH 
Thiếu âm bệnh thì mạch Vi, Tế, chỉ muốn ngủ, - Thiếu âm bệnh mạch Khẩn, đến 7-8 ngày sau thì đi lỵ, mạch Vi thậm, tay chân lại  ấm, mạch không còn Khẩn nữa là bệnh sắp giải”. Thiếu âm trúng phong, mạch bộ thốn Vi, mạch bộ xích Phù là bệnh sắp giải. Thiếu âm bệnh, mạch Vi, Tế, Trầm, chỉ muốn nằm, mồ hôi mà không ra mà không phiền táo, muốn ói, đến 5-6 ngày lại muốn đi kỵ mà phiền táo không nằm được thì chết.
Quyết âm trúng phong, thấy mạch Vi, Phù là sắp giải, không Phù là chưa giải.
Thương hàn mà mạch Vi Sác là chứng hắc loạn.
Mạch ở thốn khẩu Vi mà Sác. Vi là không có khí, không có khí thì mạch Vi Hư, Vi Hư thì huyết không đủ, huyết không đủ thì lạnh ở ngực.
Sản phụ bị chóng mặt, choáng váng, mạch Vi Nhược, nôn mửa, không ăn được, đại tiện cứng, đầu ra mồ hôi. Sở dĩ như thế là do huyết bị hư.
 
3.MẠCH HOÃN 
   
ĐẠI CƯƠNG
      Hoãn là hòa hoãn.Vệ khí hòa gọi là Hoãn. -  Âm mạch và dương mạch điều hòa gọi là Hoãn.Ấn tay thấy mạch vẫn y nguyên gọi là Hoãn
HÌNH TƯỢNG 
Mạch Hoãn, 1 hơi thở 4 chí, như sợi tơ ở dưới tay, không cấp bách, qua lại thong thả, khoan hòa, đều đặn, số mạch đập không thay đổi mấy.Hoãn qua lại cũng chậm, nhanh hơn Trì một ít.Mạch Hoãn thuộc loại tần số trung bình từ 60-80 lần / phút
NGUYÊN NHÂN
Tỳ thuộc thổ mà chủ thấp, khí cơ bị thấp tà mà khốn đốn vì vậy thấy mạch Hoãn. Do khí cơ bị thấp tà dính lại gây nên. Tỳ Vị hư yếu, mà Tỳ Vị là nguồn của khí huyết, khí huyết bất túc, không vận hành được, kết lại gây nên mạch Hoãn, Khí huyết đều hư vì vậy mạch đến thong thả [Hoãn]
CHỦ BỆNH
Mạch ở bộ xích và thốn mà đều và Hoãn thì bệnh ở quyết âm
Thái Dương bệnh, mạch bộ thốn Hoãn, bộ quan Phù, bộ xích Thực, phát sốt, ra mồ hôi sợ lạnh, không nôn mửa, chỉ thấy mạch Vi, Hoãn, đầy tức, đó là do thầy thuốc sử dụng phép Hạ gây ra.
Thương Hàn, mạch Phù Hoãn, bì phu mất  cảm giác là phong hàn ở cơ nhục, Mạch bộ quan Hoãn, biếng ăn là do vị khí không  điều hòa, Tỳ khí không đủ. Mạch bộ xích Hoãn thì chân yếu, tiểu tiện không thông.
Mạch thốn khẩu Hoãn, bì phu mất cảm giác là phong hàn ở cơ nhục,Mạch Hoãn là hư,Mạch Hoãn là nhiệt nhiều,
Mạch Hoãn là phong, là hư, là tý, là yếu, là đau, ở trên là gáy cứng, ở dưới là chân yếu. Mạch bộ thốn bên trái Hoãn là tâm khí không đủ, hồi hộp, hay quên, gáy và lưng đau cấp - Mạch bộ quan (trái) Hoãn là phong hư, chóng mặt, khí kết ở bụng sườn - Mạch bộ xích (trái) Hoãn là Thận hư hàn, tiểu khó, kinh nguyệt ra nhiều - Mạch bộ thốn (phải) Hoãn là Phế khí phù lên, thở ngắn - Mạch bộ quan (phải) Hoãn là Vị khí hư yếu - Mạch bộ xích (phải) Hoãn là chân lạnh yếu, phong bí, khí trệ
Mạch Hoãn là phần vinh (huyết) bị suy mà phần vệ (khí) lại dư, là phong hoặc thấp hoặc Tỳ hư, trên là gáy cứng đau, dưới là chân tê bại.
Mạch Hoãn chủ về phong thấp, trúng phong, đau nhức, hoa mắt, chóng mặt, hư nhức, ung nhọt, tiểu khó.
 
Tả Thốn HOÃN     Tâm khí không đủ.   Hữu Thốn HOÃN     Thương phong.
Tả Quan HOÃN     Can hư.   Hữu Quan HOÃN     Tỳ thấp.
Tả Xích HOÃN      Âm hư.   Hữu Xích HOÃN        Dương suy.
 
KIÊM MẠCH BỆNH
•  Mạch Hoãn mà Phù là thương phong ở phần biểu.
•  Mạch Hoãn mà Trầm là thấp tý.
•  Mạch Hoãn mà Hoạt là nóng ở trong.
•  Mạch Hoãn mà Sáp là huyết hư.
•  Mạch Hoãn mà Trầm, Tế, vô lực là dương hư.
 
4.MẠCH SÁP
    
Mạch Sáp còn gọi là mạch Sắc .
HÌNH TƯỢNG 
Mạch Sáp thì Tế mà Trì, qua lại khó khăn, không lưu lợi tán loạn hoặc có khi ngưng rồi lại tiếp.Có hình dạng giống như dao chẻ tre
Đặc điểm của mạch luôn thay đổi dạng, tính chất không đều nhau giữa các nhát bóp tim liên tiếp với tần số trung bình không nhanh nói lên mạch Sáp thuộc loại loạn nhịp ở tần số bình thường hoặc tần số chậm.Mạch đi lại sít như dao cạo nhẹ lên cành tre
NGUYÊN NHÂN 
Phong hàn thấp xâm nhập vào làm cho khí vận hành bị trở ngại gây ra mạch Sáp. 
Mạch Sáp là do tân dịch hao tổn, huyết thiếu, không nhu nhuận được kinh lạc. 
Mạch Sáp do huyết ít, tinh bị tổn thương. 
Huyết khí suy yếu không nhu nhuận được kinh lạc vì vậy mạch đi lại sít chặt. Đờm với thức ăn quyện kết hoặc có ứ huyết, uất kết, trưng hà, làm kinh mạch bị trở ngại cũng thấy mạch Sắc.
CHỦ BỆNH
Mạch Sáp là dương khí có thừa ... dương khí có thừa thì cơ thể nóng, không ra mồ hôi.
Mạch Sáp là mắc chứng tý ... Bệnh ở ngoài, mạch Sáp, cứng thì khó chữa.
Chứng trường tích mà cơ thể không nóng, mạch không tuyệt thì sao?-Kỳ Bá đáp : Nếu mạch Hoạt Đại thì sống, mạch Sáp thì chết. 
Quyết âm... thấy mạch Sáp là bị chứng tích khí ở vùng bụng dưới . Thiếu âm... thấy mạch Sáp là bị chứng tích (tụ) và đái ra máu .-Thái âm... thấy mạch Sáp là mắc chứng tích, hay kinh sợ. Thái dương... thấy mạch Sáp là mắc chứng tích, thỉnh thoảng phát điên. Thiếu dương... thấy mạch Sáp là mắc chứng tích, gân hay bị rút và đau mắt. 
Mạch đến Sáp là bệnh hàn thấp -Mạch Sáp là huyết ít mà nhiều khí. 
Mạch ở bộ xích mà Sáp là kiết lỵ có lẫn máu, mồ hôi nhiều.  
Mạch Sáp chủ huyết tý, hàn thấp, phiên  vị, vong dương . Đàn bà mạch Sáp thì nếu không có thai thì kinh nguyệt không hành .-Bộ thốn Sáp : ngực đau, tâm hư, - bộ quan Sáp : hông sườn đau, vị bị hư .- bộ xích Sáp : tinh huyết bị tổn thương, kiết lỵ, tiểu ra máu. 
Mạch Sắc chủ về huyết bị hao, tinh bị tổn, đàn bà có bệnh về thai hoặc có chứng xích bạch đái hoặc huyết bị bại.-Bộ thốn mà Sắc : vị khí tràn lên trên gây ra ói -  bộ quan mà Sắc : huyết bị bại không ngừng - bộ xích Sắc : chân lạnh, bụng sôi. 
Mạch Sáp thấy ở chứng huyết ít, tinh bị tổn thương, chứng khí trệ hoặc hàn thấp. 
Mạch Sáp chủ khí bị trệ, tinh bị tổn thương, huyết thiếu, đờm, thực tích, huyết ứ. 
Mạch Sáp chủ tâm huyết hao thiếu, thiếu hơi, hàn thấp, tê đau, kiết lỵ, co rút, sán hà, đờm tích, thức ăn không tiêu . Đàn ông thì tinh bị tổn thương, đàn bà thì huyết mất.
KIÊM MẠCH BỆNH
Mạch Tiểu, Nhược mà Sáp là bệnh đã lâu ngày. 
Chứng trường tích ra lẫn mủ máu thì sao? - Kỳ Bá đáp: Mạch tuyệt thì chết, Hoạt Đại thì sống. Lại hỏi: chứng trường tích mà cơ thể không sốt mạch không tuyệt thì sao? Kỳ Bá đáp: Mạch Hoạt Đại thì sống, mạch Sáp thì chết. 
Tạng tâm và can bị chứng trường tích cũng ra máu, nhưng nếu 2 tạng cùng mắc bệnh thì còn chữa được. Phàm mạch Tiểu, Trầm, Sáp là chứng trường tích, nếu cơ thể nóng thì chết, nóng luôn 7 ngày cũng chết. 
Âm thịnh sinh ra nội hàn là như thế nào? Kỳ Bá đáp: Quyết khí nghịch hàn khí tích ở trong ngực mà không tả ra được, không tả ra được thì ôn khí sẽ bị tan đi, chỉ còn hàn khí ở lại, vì vậy huyết bị ngưng đọng, ngưng đọng thì mạch không thông, thấy mạch Thịnh Đại mà Sáp, do đó. lạnh ở trong. 
Các mạch Trầm, Sáp, Nhược, Huyền, Vi là các mạch âm... bệnh thuộc dương mà thấy mạch âm thì chết 
Người bệnh thấy mạch Vi mà Sáp là do thầy thuốc gây ra. Dùng phép phát hãn cho ra nhiều mồ hôi, lại dùng phép hạ nhiều lần, giữa. bệnh sẽ bị vong huyết, sợ lạnh rồi sau đó phát sốt không ngừng. Sở dĩ như vậy là vì dương suy thì sợ lạnh, âm nhược thì phát sốt, đó là do thầy thuốc dùng phép phát hãn làm dương khí suy, lại dùng phép đại hạ làm cho âm khí bị nhược... Lại thấy bộ xích Trì Sáp, vì vậy biết rằng đó là dấu hiệu vong huyết. 
Mạch có Huyền, Phù, Khẩn, Hoạt, Trầm, Sáp, 6 mạch này gọi là tàn tặc, đều là mạch có bệnh. Mạch Phu (xung) dương Phục mà Sáp. Phục thì ói nghịch, không tiêu hóa, Sáp thì ăn vào không được, gọi là chứng quan cách. - Mạch ở thốn khẩu Vi mà Sáp. Vi là vệ khí không vận hành, Sáp là vinh huyết không theo kịp... Các  mạch dương như Phù, Sáp là bệnh ở Phủ, các mạch âm như Trì Sáp là bệnh ở tạng. 
Đàn ông mạch Phù, Nhược mà Sáp thì không thể có con, tinh khí (dịch) trong và lỏng. 
Mạch phu dương Phù mà Sáp. Phù là hư, Sáp là tỳ bị tổn thương vì vậy không vận hóa được, sáng ăn vào, chiều ói ra, thủy cốc ứ lại không tiêu hóa được, gọi là chứng phản vị. Mạch Khẩn mà Sáp thì khó chữa. 
Sáp mà Khẩn là chứng tý.- Đoản mà Sáp là bên trong lạnh, trưng kết.
 
5.MẠCH TRÌ
 
Mạch Trì thuộc âm. Dinh (Vinh) khí hòa là Trì...
MẠCH TƯỢNG
Mạch Trì mỗi hơi thở đập 3 lần, đến rồi đi rất chậm.  
NGUYÊN NHÂN 
Hàn khí ngưng trệ, dương khí không vận hóa được, vì vậy thấy mạch Trì
Tà tụ nhiệt kết làm cho sự lưu hành của huyết mạch bị trở ngại cũng thấy mạch Trì.
CHỦ BỆNH
Mạch Trì chủ chứng hàn
Đàn bà bị trúng phong 6-7 ngày thì phát sốt, sợ lạnh, đến lúc có kinh thì bớt nóng, cơ thể mát mà mạch lại Trì, ngực sườn đầy tức, giống như chứng kết hung, lại thêm nói cuồng, đó là nhiệt nhập huyết thất.
Kiết lỵ mà mạch Trầm Trì, sắc mặt nhạt, cơ thể hơi nóng, đi tiêu ra phân xanh... là vì ở dưới bị hư vậy.
Mạch ở thốn khẩu Trì là thấy có hàn ở bên trên, tim đau, họng đau, nôn ra nước  chua. Mạch bộ quan Trì là trong Vị có hàn. Mạch bộ xích Trì là hạ tiêu có hàn.
Mạch Trì là bệnh ở tạng, hoặc đờm nhiều, trưng kết. Bộ thốn Trì là thượng tiêu bị hàn, bộ quan Trì là trung tiêu bị hàn, bụng đau không chịu nổi, bộ xích Trì là Thận hư, thắt lưng đau, tiểu không tự chủ, dịch hoàn sưng đau. 
Mạch Trì chủ bụng đầy, ho suyễn, tích hàn, đờm ẩm, dương hư, san tiết, trưng kết, tà nhiệt kết tụ. Trì mà có lực là nhiệt tà ủng kết ở kinh mạch.
Tả Thốn TRÌ    Tim đau.   Hữu Thốn TRÌ      Phế nuy.
Tả Quan TRÌ    Can uất, trưng kết.   Hữu Quan TRÌ     Vị hàn, nuốt chua.
Tả Xích TRÌ     Tiểu không tự chủ.   Hữu Xích TRÌ      Mệnh môn hỏa suy, san tiết.
KIÊM MẠCH 
Mạch Trầm, Tiểu, Trì gọi là thoát khí. 
Mạch ở thốn khẩu Phù mà Trì... Trì tức là lao... lao thì dinh khí suy nhược.
Người bệnh ngực đầy, môi bệu, lưỡi xanh tím, miệng khô ráo, muốn ngậm nước súc miệng nhưng không muốn nuốt, không nóng lạnh, mạch hơi Đại mà Trì, bụng không đầy là có ứ huyết.
Chứng trường ung thì bụng dưới sưng, có bỉ khối, ấn thì đau như đứng lâu, tiểu thường hay phát sốt, tự ra mồ hôi lại sợ lạnh, mạch Trì, Khẩn là đã thành mủ.
- Trì mà Sáp là ở trong có trưng kết, Trì mà Hoãn là có hàn, Trầm mà Trì là trong bụng có lạnh.
• Mạch Trì mà Phù là hàn ở phần biểu. 
• Trì mà Trầm là hàn ở phần lý.
• Trì mà Sáp là huyết hư. 
• Trì mà Hoạt là đờm. 
• Trì mà Tế là chân dương suy. 
• Trì mà Hoạt, Đại là phong đờm.
 
6. MẠCH PHỤC
- Phục có nghĩa là  ẩn nấp.
Mạch Phục là mạch đi ở dưới gânThuộc loại mạch âm .
HÌNH TƯỢNG 
Mạch Phục thì trầm trọng núp lặn bên trong để nhẹ  tay không thấy, phải ấn tay xuống đẩy  gân sát xương mới tìm thấy được mạch . thậm chí có khi ẩn Phục mà không thấy.
NGUYÊN NHÂN 
Mạch Phục do khí nghịch ở kinh lạc, mạch đạo không thông, hoặc  khí thoát không tương tiếp... gây ra.
Do tà khí bế tắc mà chính khí không tuyên thông được, vì vậy mạch ẩn phục không hiện rõ.
CHỦ BỆNH
Mạch đến Tế mà nép vào xương (Phục) là chứng tích.
Người mắc bệnh thủy thì mi mắt dưới sưng phù, sắc mặt bóng láng, mạch Phục
Mạch phu dương Phục, thủy cốc không tiêu hóa, Tỳ khí suy thì đại tiện lỏng, Vị khí suy thì phù thủng.
Mạch thốn khẩu Phục, khí nghịch ở ngực, tắc nghẽn không thông, đó là do lãnh khí ở vị xông lên ngực
Mạch bộ quan Phục là trung tiêu có thủy khí, đại tiện lỏng. Mạch bộ xích Phục thì bụng dưới đau, trưng, sán (khí) thủy cốc không tiêu hóa.
Mạch Phục là hoắc loạn, ói mửa, bụng đau do ăn không tiêu, các chứng đờm ẩm, tích tụ.bí tắc, đờm ứ đọng, đau nhiều, thủy khí, hoắc loạn, sán khí, quyết nghịch
 
Tả Thốn PHỤC     Huyết uất.   Hữu Thốn PHỤC    Khí uất.
Tả Quan PHỤC    Can huyết ngưng do hàn.   Hữu Quan PHỤC   Thủy cốc tích trệ.
Tả Xích PHỤC      Sán hà.   Hữu Xích PHỤC     Thận hàn, tinh bị hư.
 
•  Mạch ở thốn bộ (trái) Phục là tim suy yếu, hay hoảng sợ. Thốn bộ (phải) Phục là hàn khí kết ở ngực vì vậy thường bị ho và khi ho thường kéo đàm.
•  Mạch bộ quan (trái) thấy Phục là huyết suy yếu, lưng đau, chân đau, 2 bên sườn đau. Mạch bộ quan (phải) thấy Phục là bao tử bị khí tích vì vậy ăn uống không tiêu.
•  Mạch bộ xích bên trái thấy Phục là thận tinh kém, hay bị sán khí. Mạch bộ xích bên phải thấy Phục là bụng dưới đau và có hàn khí ngưng kết ở hạ tiêu
 
7. MẠCH NHU
 
Chữ Nhu về ý nghĩa cũng như chữ Nhuyễn, vì vậy mạch Nhuyễn tức là mạch Nhu. Thuộc loại mạch âm. Ấn tay như không có, nhấc tay lên thì có thừa  hoặc  như áo gấm trong nước , để tay nhẹ lên thịt thì thấy ngay mà mềm, gọi là mạch NHU
HÌNH TƯỢNG 
Mạch Nhu đi phù mà rất nhỏ, rất mềm, nhẹ tay thì thấy ngay, ấn nặng tay thì không thấy.
NGUYÊN NHÂN
Nhu là vị khí không đủ.
Nhu là do khí huyết không đủ hoặc  do thấp khí đè lên làm nghẽn dương mạch gây ra.
CHỦ BỆNH
Mạch ở bộ thốn khẩu mà Nhuyễn là vong huyết.
Mạch ở thốn khẩu Nhu là dương khí suy yếu, tự ra mồ hôi, hư tổn. Mạch ở bộ quan Nhu là Tỳ khí suy yếu hư lạnh, mót rặn. Mạch ở bộ xích mà Nhu thì tiểu khó.
Mạch bộ thốn Nhu: mồ hôi tự ra (tự hãn), dương hư. Mạch bộ quan Nhu: khí bị hư. Bộ xích Nhu: tinh huyết bị tổn thương, hư hàn.
Mạch Nhu là thấp ở trung tiêu, mồ hôi tự ra, lạnh, chứng tý. Bộ thốn Nhu là dương hư. Bộ quan Nhu là trung khí bị hư. Bộ xích Nhu là thấp nhiều, tiêu chảy.
Mạch Nhu thấy ở chứng âm hư, Thận hư, tủy bị kiệt, tinh bị tổn thương.
Mạch Nhu chủ về mọi chứng hư, về thấp.
 
Tả Thốn NHU     Hồi hộp, hay quên.   Hữu Thốn NHU       Khí bị hư, mồ hôi tự ra.
Tả Quan NHU    Huyết không đủ nuôi gân.   Hữu Quan NHU      Tỳ hư, thấp tim.
Tả Xích NHU      Tinh huyết không đủ.   Hữu Xích NHU        Mệnh môn hỏa suy. 
 
KIÊM MẠCH 
Mạch Tâm, nếu Nhuyễn mà Tán thì sẽ sinh ra chứng tiêu khát, trong vòng 10 ngày sẽ khỏi. Mạch Phế... nếu Nhuyễn mà Tán thì mồ hôi ra nhiều. Mạch Can... nếu Nhuyễn mà Tán, sắc mặt bóng nhuận đó là chứng ‘Dật ẩm’, do khi khát mà uống quá nhiều nước, nước tràn ra bì phu, trường vị. Mạch Tỳ... nếu Nhuyễn mà Tán, sắc mặt không bóng, đầu gối trở xuống sẽ bị sưng phù như có nước. Mạch Thận... nếu Nhuyễn mà Tán là bệnh thiếu máu, khó lòng hồi phục.
Can bệnh mà thấy mạch Nhu Nhược thì sẽ khỏi.
• Mạch Nhu mà Huyền là chóng mặt, hoa mắt, ngón tay tê.
• Nhu mà Tế là Tỳ hư, thấp tim.
• Nhu mà Sáp là vong huyết.
• Nhu mà Phù là phần vệ, dương hư.
• Nhu mà Trầm, Tiểu là Thận hư, di tinh.
 
8. MẠCH NHƯỢC
- Mạch Nhược thuộc Âm. Nhược là yếu ớt.Phù mà Tế gọi là Nhu, Trầm Tế mà mềm gọi là Nhược. Ấn tay mới thấy, nhấc lên thì không, Nhu mà Tế, gọi là Nhược. 
HÌNH TƯỢNG 
Mạch Nhược thì cực Nhuyễn mà Trầm, Tế, nhỏ mềm mà chìm sâu, ấn tay thấy muốn tuyệt, nhấc tay lên thì không thấy 
NGUYÊN NHÂN 
Mạch Nhược... là do tinh khí không đủ, vì vậy khí suy yếu không nhấc lên nổi.
Mạch Nhược là âm hư mà dương khí suy.
Mạch Nhược là dương khí bị hãm, chân khí suy nhược.
Mạch Nhược là triệu chứng của dương khí suy yếu.
Âm huyết bất túc, không khua động được mạch đạo, dương suy, khí thiếu, khó làm cho huyết lưu thông, khiến cho mạch thấy Trầm Tế mà mềm, sinh ra mạch Nhược.
CHỦ BỆNH
Mạch chân tạng của Tỳ hiện ra Nhược mà lúc nhanh (Sác) lúc sơ, sắc mặt vàng xanh, không bóng, lông tóc rụng là chết.
Các mạch Trầm, Sáp, Nhược, Huyền, Vi là các mạch âm... bệnh thuộc dương mà thấy mạch âm thì chết. Nếu mạch bộ xích Nhược là âm không đủ, dương khí hạ hãm vào âm phận vì vậy mà phát sốt. Mạch dương Phù mà mạch âm Nhược là huyết hư, huyết hư thì gân co rút.
Mạch ở thốn khẩu Nhược thì phát sốt.
Tiêu chảy mà cơ thể hơi sốt lại khát, mạch Nhược sẽ khỏi.
Ho đã nhiều năm mà thấy mạch Nhược thì có thể chữa được.
Mạch ở thốn khẩu Nhược là dương khí hư, mồ hôi tự ra, hụt hơi. Mạch ở bộ quan Nhược là Vị khí thiếu. Mạch ở bộ xích Nhược là dương khí thiếu, phát sốt, bứt rứt trong xương.
Bộ thốn tay trái Nhược là dương hư, hồi hộp, mồ hôi tự ra. Bộ quan bên trái Nhược là gân cơ teo, không có sức, đàn bà thì chủ sinh xong bị phong tà xâm nhập làm cho mạch bị sưng. Bộ xích tay trái Nhược là Thận hư, tai ù, đau nhức trong xương, tiểu gắt. Bộ thốn tay phải Nhược thì cơ thể lạnh, da lạnh, ngắn hơi. Bộ xích (phải) Nhược là Tỳ Vị hư, ăn không tiêu. Bộ xích (phải) Nhược là hạ tiêu lạnh đau, đại tiện lỏng.
Mạch Nhược là âm hư mà dương khí suy vì vậy sợ lạnh, phát sốt, đau trong xương, gân cơ teo, thường ra mồ hôi nhiều, tinh thần suy kém... Bộ thốn Nhược là dương hư, bộ quan Nhược là Tỳ Vị suy yếu, bộ xích Nhược là âm hư, dương khí bị hãm.
Mạch Nhược chủ hư, phong nhiệt, mồ hôi tự ra.
Mạch Nhược chủ dương bị hãm, chân khí suy nhược.  
Mạch Nhược là triệu chứng của dương khí suy vi.
Mạch Nhược thấy ở chứng dương khí bị suy.
Mạch Nhược chủ nguyên khí hư yếu, dương khí suy vi, di tinh, hư hàn, huyết hư, gân cơ bại, lạnh lâu năm, tráng nhiệt.
 
Tả Thốn NHƯỢC     Hồi hộp, hay quên.   Hữu Thốn NHƯỢC    Tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn.
Tả Quan NHƯỢC    Gân cơ co rút.   Hữu Quan NHƯỢC    Tiêu chảy.
Tả Xích NHƯỢC     Âm dịch khô kiệt.   Hữu Xích NHƯỢC      Dương khí bị hãm.
 
KIÊM MẠCH 
Mạch Tiểu, Nhược mà Sáp là bệnh đã lâu ngày.
Mạch Nhược mà Hoạt là có Vị khí, vì vậy dễ chữa.
Can bệnh mà thấy mạch Nhu, Nhược là sắp khỏi.
Mạch ở thốn khẩu Trầm mà Nhược, Trầm chủ về xương, Nhược chủ về gân. Trầm tức làThận, Nhược tức là Can. Đang khi ra mồ hôi mà lại tắm nước  lạnh, hàn thủy hại Tâm, các khớp đau, ra mồ hôi màu vàng vàng gọi là Lịch Tiết Phong ,Thiếu âm mạch Phù mà Nhược, Nhược là huyết không đủ, Phù là do phong, phong huyết tương bác vì vậy các khớp đau như bị co kéo.
Đàn ông mạch Phù, Nhược mà Sáp thì không có con, tinh khí trong mà lỏng”.-”Đàn ông bình thường mà mạch lại Hư, Nhược, Tế,Vi thì thường ra mồ hôi trộm.
Mạch chân tạng của Phế hiện ra thì Phù mà Hư, ấn tay xuống thấy Nhược, mềm rỗng như cọng hành, ở dưới không có gốc thì chết
Mạch chân tạng của Can hiện ra thì Phù mà Nhược, ấn tay xuống thấy như dây tơ, không đến hoặc cong như rắn bò thì chết.
Mạch ở thốn khẩu Động mà Nhược. Động thì kinh sợ, Nhược thì hồi hộp”.-”Người bệnh mặt không có huyết sắc, không nóng lạnh mạch Phù, Nhược, ấn tay thấy tuyệt  thì đại tiện ra máu.
Sản phụ bị chóng mặt, choáng váng, mạch Vi, Nhược, nôn mửa không ăn được, đại tiện cứng, đầu ra mồ hôi, đó là do huyết bị hư.
Mạch ở thốn khẩu mà Nhược, Trì là đầy hư, không ăn được. Mạch ở thốn khẩu Nhược mà Hoãn thì ăn không xuống, khí bị nghẹn ở ngực
Các chứng hư hoặc chứng huyết mà thấy mạch Nhược kiêm Sáp là khí và huyết đều hư
• Mạch Nhược mà Phù là hàn ở biểu hoặc khí bị hư.
• Nhược mà Sáp là huyết hư.
• Nhược mà Tế là âm hư.
• Nhược mà Trầm Sáp là di tinh (nam), băng lậu (nữ).
• Nhược mà Huyền Tế là huyết hư, gân teo.
• Nhược mà Nhuyễn là mồ hôi tự ra.
Nhược Sáp chủ huyết hư, Nhược mà Hoạt chủ Vị khí suy, Nhược mà Vi chủ dương khí suy, Nhược mà Sác chủ di tinh , băng huyết.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán