1. MẠCH HƯ
Hư là không Thực, nghĩa là ở giữa bất túc,nhược mà không lực, vì vậy gọi là Hư. Mạch Đại như cũ mà không cứng là hư
HÌNH TƯỢNG Mạch Hư là tổng hợp 4 mạch , ấn vào không thấy, Phù,Trì, Đại mà Nhuyễn, đè tay xuống, nhấc tay lên đều thấy trống không .
Mạch Hư, 3 bộ mạch ấn nhẹ tay thì vô lực, ấn nặng tay thì mất.
NGUYÊN NHÂN
Khí không đủ để khua động huyết thì mạch đến vô lực (hư)- Huyết không đủ để nuôi dương khí thì mạch cũng Hư.
Do khí hư không vận chuyển được huyết, mạch khí hư, huyết hư không thúc đẩy được huyết mạch, cho nên ấn tay xuống thấy trống rỗng. Do khí hư không thu liễm được nên mạch khí tràn ra ngoài. Huyết hư, khí không phù trợ được nên phù ra ngoài, vì vậy bắt mạch thấy lớn mà nhuyễn.
CHỦ BỆNH
Mạch của Can và Thận đều Hư thì chết
Mạch Thực thì huyết thực, mạch Hư thì huyết hư, đó là lẽ thường. Trái nghịch như trên là bệnh.
Mạch Hư mà cơ thể sốt đó là do thương thử - Mạch ở bộ xích và thốn đều Hư, nóng không bớt thì chết.
Mạch ở thốn khẩu Hư ắt sinh hàn ở Tỳ Vị, gây ra ăn không tiêu.
Mạch Hư là cơ thể sốt (do thương thử ), trống ngực hồi hộp, tự ra mồ hôi, phát nóng, âm hư. Mạch bộ thốn Hư là huyết không nuôi Tâm - Bộ quan Hư là bụng trướng, ăn không tiêu - Bộ xích Hư là nóng âm ỉ ở trong xương, chân tê bại, tinh huyết bị tổn thương”.
Mạch Hư chủ chính khí hư, không lực.huyết hư, thương thử,khí huyết đều hư
Phù chẩn thấy mạch Hư là huyết hư, trầm chẩn thấy mạch Hư là khí hư.
Trẻ nhỏ thấy mạch Hư là có kinh phong, người mạnh khỏe có mạch Hư là bị thương thử.
Mạch Hư chủ khí và huyết đều hư, phế nuy, thương thử, mồ hôi ra nhiều, hồi hộp, chân mềm, ăn không tiêu.
Tả Thốn HƯ Hồi hộp. Hữu Thốn HƯ Khí suy, tự ra mồ hôi.
Tả Quan HƯ Huyết không nuôi gân. Hữu Quán HƯ Hư trướng, ăn không tiêu.
Tả Xích HƯ Thắt lưng đau, đầu gối tê bại. Hữu Xích HƯ Dương suy hoặc trầm hàn.
KIÊM MẠCH
Bệnh do phong thì mạch phải Phù Hư.
Đàn ông bình thường mà thấy mạch cực Hư là bị hư lao. Đàn ông mà mạch lại Hư, Trầm, Huyền, không nóng lạnh... là do hư lao gây ra. Đàn ông bình thường mà mạch Tế, Nhược, Vi thì thường ra mồ hôi trộm.
Mạch Sác, Hư là chứng phế nuy.
Mạch chân tạng của Phế hiện ra thì Phù mà phải Hư, ấn tay xuống thấy mềm rỗng như cọng hành, ở dưới không có gốc thì chết.
-Mạch Hoạt mà thịnh là bệnh đang tiến,- Mạch Hư mà Tế là bệnh đã lâu ngày.
• Mạch Hư mà Phù là khí hư.
• Hư mà Sáp là huyết hư .
• Hư mà Sác là âm hư, phế nuy.
• Hư mà Trì là dương hư .
• Hư mà Nhuyễn là mồ hôi tự ra.
• Hư mà Tiểu là chân đau, tê bại .
2. MẠCH XÚC
Xúc là gấp rút, mau, nhanh. Mạch chí đi rất nhanh, cùng ở thốn khẩu,
Mạch Sác mà thỉnh thoảng ngừng 1 cái cũng gọi là mạch Xúc.
HÌNH TƯỢNG
Mạch Xúc đập gấp rút ở thốn khẩu ra đến ngư tế, đến rồi đi nhanh vội, có khi ngừng rồi lại tiếp tục.đập rất nhanh dưới ngón tay, có lúc giống như ngừng không có số nhất định, cấp bách, trong nhanh có thấy cả đập nho nhỏ”.
NGUYÊN NHÂN
Dương thịnh mà âm không hòa được, hoặc nộ khí nghịch lên... gây ra mạch Xúc.
Do vinh vệ bị rối loạn không còn độ số, âm khí thúc dương... gây ra mạch Xúc.
Mạch Xúc do lo lắng nghĩ ngợi, khí trệ uất kết, tích tụ gây ra, hoặc do nóng sốt quá mà không hạ xuống được... cũng gây ra mạch Xúc.
CHỦ BỆNH
Thái Dương bệnh mà thầy thuốc lại dùng phép hạ, gây ra đi lỵ không ngừng, mạch Xúc
Thương hàn mà mạch Xúc, tay chân quyết nghịch, nên dùng phép cứu (bằng ngải nhung)”.
Mạch Xúc đập dồn dập trên thốn khẩu là đau ở vùng bả vai sau lưng.
Giận dữ làm cho khí xông ngược lên gây ra mạch Xúc, khí thô, người bệnh sinh ra nóng nảy, buồn bực, có khi trong người máu dồn lại phát cuồng.
Mạch Xúc chủ dương thịnh nhiệt thực, huyết khí, đờm ẩm, thức ăn ngừng trệ, sưng đau.
Mạch Xúc chủ khí nghịch lên, suyễn thở, vai lưng đau, kết hung, di tinh, kiết lỵ, nhiệt cao, đờm ứ, thương thực, vong dương.
Tả Thốn XÚC Nhiệt hỏa bốc lên cao. Hữu Thốn XÚC Khí nghịch, suyễn, phế khò khè.
Tả Quan XÚC Huyết táo. Hữu Quan XÚC Thương thực.
Tả Xích XÚC Di tinh. Hữu Xích XÚC Vong dương.
KIÊM MẠCH
• Xúc mà Hồng, Thực, có lực là nhiệt, là tà trệ ở kinh lạc.
• Xúc mà Tiểu, vô lực là hư thoát.
3. MẠCH KẾT
Mạch KẾT thuộc loại mạch âm Mạch đến Hoãn có lúc ngừng rồi lại tiếp, gọi là mạch KẾT.
HÌNH TƯỢNG
Kết là mạch qua lại có lúc ngừng, số lần đập không nhất định.Kết là đá kết tụ, mạch qua lại có lúc ngưng nghỉ gián đoạn như dây có thắt nút. Mạch Kết...số lần đập không đều, hoặc đập 5-7 lần thì ngưng hoặc đập 10-20 lần mới ngưng.
NGUYÊN NHÂN
Mạch Kết là do khí huyết ngưng kết, táo đờm ủng trệ.
Mạch Kết do phần nhiều khí huyết suy dần, tinh lực sút kém, vì vậy, mạch ngưng rồi lại đập, đập rồi lại ngưng.
Mạch Kết do khí bị hư, huyết bị Sáp, tà khí kết tụ ở kinh mạch. Hư suy thì khí lực kém, kết tụ thì làm cho kinh mạch bị trở ngại, vì vậy mạch khí trôi chảy không được lưu lợi mà lại có gián đoạn”.
Mạch Kết do âm thịnh, dương khí không thể điều hòa, vì vậy mà mạch đến từ từ mà thỉnh thoảng lại ngừng.
CHỦ BỆNH
Mạch Kết ở bộ quan là trong bụng có tích tụ.
Người bệnh chân tay quyết lãnh, mạch bất thình lình thấy Kết là tà khí tích tụ ở ngực, vì vậy mà ngực đầy tức, đói mà không ăn được.
Mạch Kết... âm thịnh mà dương không vào được, là trưng kết, uất do thất tình.
Mạch Kết... trong là tích tụ, ngoài là ung nhọt, sán, hà.
Mạch Kết thấy ở chứng tích trệ, ngừng kết bên trong.
Mạch Kết chủ âm thịnh, khí kết, khí ủng tắc, đờm trệ, tích tụ, ứ huyết, trưng hà, hàn đàm, khí uất.
Mạch Kết chủ khí huyết ngưng trệ, ngoan đờm nội kết, túc thực đình trệ, trưng hà, tích tụ, sán thống, thất tình uất khí .
Tả Thốn KẾT Tim đau. Hữu Thốn KẾT Khí trệ.
Tả Thốn KẾT Sán hà. Hữu Quan KẾT Đờm trệ.
Tả Xích KẾT Tiểu không thông. Hữu Xích KẾT Trưng hà.
KIÊM MẠCH
Mạch Phù Kết là hàn tà trở trệ ở kinh lạc. Trầm Kết là tích tụ ở trong, Hoãn mà Kết là dương hư, Sác mà Kết là âm hư.
• Mạch Kết mà Phù là hàn tà ủng trệ ở kinh lạc .
• Kết mà Trầm là khí tích ở bên trong .
• Kết mà Sác là nhiệt.
• Kết mà Hoạt là háo đờm, thủy ẩm.
• Kết mà Sáp là tích ứ ở trong .
4 . MẠCH LAO
Lao là vững bền. Ấn tay thấy mạch khí thực mạnh, giống như Trầm, giống như Phục, rất cứng gọi là LAO”.
HÌNH TƯỢNG
Mạch Lao là Huyền, Đại mà Trường, nhấc tay thấy giảm, ấn xuống thì thực mạnh .cứng, bền chặt,Trầm mà có lực, chuyển động mà không thay đổi, lớn mà Huyền, Thực, ấn nặng xuống mới thấy, ấn nhẹ hoặc ấn vừa đều không thấy
NGUYÊN NHÂN
Do bệnh khí kết tụ lâu ngày, âm hàn tích đọng gây ra mạch Lao.
Mạch Lao phát sinh do khí bị kết lâu ngày, âm hàn tích bên trong, dương khí bị trầm xuống dưới vì vậy mà mạch mới Trầm mà Thực, Đại, Huyền, Trường, cứng, không xê dịch.
CHỦ BỆNH
Mạch ở bộ quan Lao là khí của Tỳ Vị bị bế tắc”.-”Mạch ở bộ xích Lao là bụng đầy.
Mạch ở bộ xích và thốn đều Lao, thẳng lên thẳng xuống, đó là mạch Xung bị bệnh, trong ngực có hàn. là chứng sán.
Mạch Lao là hàn ở lý có thừa, ngực bụng lạnh đau, Mộc khắc Tỳ, là sán khí, trưng hà.
Mạch Lao chủ các bệnh thuộc âm hàn, kiên tích.
Mạch Lao chủ về đầy (trướng).
Mạch Lao chủ âm hàn thực ở trong, sán khí, trưng hà.
Mạch Lao chủ 5 chứng tích, hàn nhiệt ngưng kết, ngực bụng đau, sán khí, trưng hà, kinh phong
.
Tả Thốn LAO Chứng phục lương. Hữu Thốn LAO Chứng tức phần.
Tả Quan LAO Huyết bị tích tụ. Hữu Quan LAO Chứng bỉ tích.
Tả Xích LAO Chứng bôn đồn. Hữu Xích LAO Chứng sán khí, trưng hà.
• Thốn bộ Lao : ho, kéo suyễn.
• Quan bộ Lao : bụng đau, tiết tả do hàn tà phạm Vị.
• Xích bộ Lao : sán khí.
Mạch Lao gặp trong các bệnh động mạch bị xơ cứng : Thận viêm mạn tính, động mạch xơ cứng, huyết áp cao lâu ngày.
KIÊM MẠCH
• Lao mà cứng thì hàn thủy đình trệ.
• Lao mà Trì là lạnh lâu ngày.
• Lao mà Sác là nhiệt tích.
5 . MẠCH ĐẠI
Là thay đổi
HÌNH DẠNG
Mạch Đại cũng gần như Mạch Sắc Mạch Nhu . Nhưng Sắc và Nhu thị chỉ dít không nhão, mềm mà không nghỉ, Còn mạch Đại thì đã dít khó nhãomềm mà chốc chốc lại nghỉ. Mạch Đại gần như Mạch Xúc và Mạch Kết. Ngưng Xúc và Kết mỗi lần nghỉ thì tới nhiều, ít không nhất định. Còn Đại thì mỗi lần nghỉ, mạch tới có số nhất định .Thí dụ nhưn: Khi đầu 1o lần động 1 lần nghỉ thì sau đó đều 10 lần động 1 lần nghỉ .
NGUYÊN NHÂN
Khi tạng khí tuyệt thì thấy Mạch Đại.
CHỦ BỆNH
Đại là tạng khí tuyệt. Người khỏe thấy Mạch Đại ắt chết, người bệnh thấy Mạch Đại thì may còn chữa được,Bệnh đau như: Tâm thống, Phúc thống, cảm gió, trúng gió, bệnh đờm, bệnh thấp, và đàn bà có thai 3 tháng mà thấy Mạch Đại thì không việc gì. Có người khí huyết thình lình bị
6. MẠCH ĐỘNG
Là lăn chuyễn
HÌNH DẠNG
Mạch Động nghĩa là lăn chuyển. Mạch nhấc tay lên thấy như không có nhưng luôn đó lại có ngay. Khi có thì như hạt đậu lúc lắc, không ra khỏi không đi cũng không lại.
NGUYÊN NHÂN
Cơ thể bị hư lao thì thấy Mạch Đại.
CHỦ BỆNH
Mạch Động phần nhiều thấy ở Quan bộ, Nếu thấy ở Nhân nghênh thì vì lạnh mà đau, Thấy ở Khí Khẩu là có sự kinh sợ. Mạch Động thường thân thể hư lao hoặc băng huyết , nhiều đờm, lị ra huyết hay là chân tay co quắp, Phế khô vỵ tuyệt
7 . MẠCH TẾ
Tế hoặc Tiểu là dựa theo hình tượng mà nói, tự nghĩa của nó không khác biệt nhiều.Tiểu tương phản với Đại, gọi là Tế thì mạch Tiểu tức là mạch Tế.
HÌNH TƯỢNG
Mạch Tế thì nhỏ, thẳng mà mềm, ứng dưới tay như sợi tơ, chỉ.Lớn hơn mạch Vi, mạch Vi thì lờ mờ khó thấy còn Tế thì rõ ràng, dễ thấy.
NGUYÊN NHÂN
Mạch Tế do khí huyết đều hư, không đủ để thúc đẩy mạch hoặc do thấp tà ngăn trở mạch đạo gây ra.
CHỦ BỆNH.
Mạch ở bộ xích lạnh mà Tế là chứng ăn xong thì đi tả ngay.
Mạch Tế, da lạnh, hơi thở ngắn, đại tiểu tiện đều tiết lợi, không ăn uống được là chứng Ngũ Hư.
Thương hàn đã 5-6 ngày, đầu ra mồ hôi, hơi sợ lạnh, tay chân lạnh, vị quản đầy, miệng không muốn ăn, đại tiện bón, mạch Tế, đó là dương hơi bị kết.
Mạch đến Tế mà nép vào xương là chứng tích.
Mạch Thiếu dương Tiểu, mạch Thiếu âm Tế, nam thì tiểu khó, nữ thì kinh nguyệt không thông”
Mạch ở thốn khẩu mà Tế thì phát sốt, nôn mửa.
Mạch ở bộ quan dao động mà ở bộ xích và thốn lại Tế là có tích lãnh ở ngực, bụng, trưng hà, tích tụ, muốn ăn thức ăn nóng.
Mạch Tế chủ huyết hư, thiếu hơi, tiêu chảy, kiết lỵ, thấp tý, xương đau, bụng và dạ dầy đau, nôn mửa, sán hà, tích lãnh, hồi hộp
Tả Thốn TẾ Hồi hộp, mất ngủ. Hữu Thốn TẾ Nôn mửa
Tả Quan TẾ Can âm khô kiệt. Hữu Quan TẾ Tỳ hư, đầy trướng.
Tả Xích TẾ Tiêu chảy, kiết lỵ, di tinh. Hữu Xích TẾ Hạ tiêu lạnh, suy.
KIÊM MẠCH
Mạch Tiểu, Thực mà cứng là bệnh ở bên trong . Mạch Tiểu Nhược mà Sáp là bệnh đã lâu ngày.
Mạch của Thận thấy Tiểu mà Cấp, mạch của Tâm thấy Tiểu mà Cấp, không bật lên, đều là chứng hà. Mạch của Thận thấy Tiểu, bật lên tay mà lại Trầm là chứng trường tiết có máu. Mạch của Can thấy Tiểu và Cấp sẽ phát ra chứng giản khiết và co quắp. Tâm và Can... thấy mạch Tiểu, Trầm, Sáp là chứng trường tiết.
Mạch ở 2 bộ xích và thốn đều Trầm Tế là kinh Thái âm bị bệnh. Nói xàm, cơ thể hơi sốt, mạch Phù Đại, tay chân nóng thì sống, tay chân lạnh thì chết.
Thái dương bệnh phát sốt, mạch Trầm mà Tế là chứng kính (co rút). Thái dương bệnh, các khớp đau nhức mà phiền táo, mạch Trầm Tế là chứng thấp tý.
Thái dương bệnh thì phải sợ lạnh, phát sốt, nay lại tự ra mồ hôi mà không sợ lạnh, phát sốt, mạch ở bộ quan lại Tế Sác, đó là do thầy thuốc dùng phép thổ (làm cho ói) mà gây ra. Trường hợp bị kết hung, ăn uống như thường, kiết lỵ, mạch thốn Phù, mạch quan Tiểu (Tế) Trầm, Khẩn là chứng tạng bị kết, trên lưỡi có rêu trắng trơn thì khó chữa. Thái dương bệnh, dùng phép hạ để chữa... nếu thấy mạch Tế Sác thì đầu chưa hết đau.
Thương hàn mà mạch Huyền Tế, đầu đau, phát sốt là thuộc về Thiếu dương.
Thiếu âm mắc bệnh, thấy mạch Trầm, Tế, Sác là bệnh ở lưng, vì vậy, không thể phát hãn. Thiếu âm mạch Vi, Tế, Trầm chỉ muốn nằm, ra mồ hôi, không phiền táo, 5-6 ngày sau lại đi lỵ, phiền táo mà không ngủ được thì chết.
Thái dương bệnh, các khớp đau nhức mà phiền táo, mạch Trầm mà Tế là chứng thấp tý.
Đàn ông bình thường mà thấy mạch Hư, Nhược, Tế, Vi thì thường ra mồ hôi trộm.
Mạch Thiếu dương Tiểu, mạch Thiếu âm Tế, đàn ông thì tiểu khó, đàn bà thì kinh nguyệt không thông.
Mạch Tế chủ bệnh khí suy, hư lao, - Tả thốn Tế thì hồi hộp, mất ngủ .- Tả quan Tế là Can âm bị hao mòn .- Tả xích Tế là tiết tả, kiết lỵ, di tinh. Hữu thốn Tế là khí suy, nôn mửa - Hữu quan Tế thì Vị bị hư, đầy trướng. Hữu xích Tế là hạ nguyên bị lạnh.
8 . MẠCH SÁC
- Sác nguyên nghĩa là nhanh, nhiều lần, Mạch Sác là mạch thuộc dương, đi nhanh, nhiều lần (tính theo hơi thở hoặc nhịp đập của mạch ).
HÌNH TƯỢNG
Mạch Sác là thái quá, Mạch đến rồi đi cấp bách,cứ lấy 1 hơi thở của thầy thuốc bình thường thì mạch người bệnh chạy 6 lần đến hơn mạch bình thường 2 lần đập.tương đương với 90 đập /phút.
NGUYÊN NHÂN
Sác là dương thịnh, tà nhiệt kích động, mạch vận hành nhanh hơn, vì vậy mạch đi Sác
Bệnh lâu ngày âm hư, dương thiên thắng cũng gây ra mạch Sác
CHỦ BỆNH
Mồ hôi đã ra rồi mà mạch vẫn còn táo thịnh (Sác) thì sẽ chết.
Mỗi hơi thở mạch đập 10 lần trở lên, đó là kinh khí bất túc, nếu thấy mạch đó, trong vòng 9-10 ngày thì chết.
Mạch Sác là phiền nhiệt .Sau 3 ngày lại thấy mạch Sác mà nhiệt không giảm, đó là nhiệt khí có dư, ắt sinh ra nhọt mủ”-”Kiết lỵ mạch Sác mà lại khát nước, bệnh tự khỏi.
Người bệnh ho, mạch ở thốn khẩu Sác trong miệng lại có nước miếng dơ là là bệnh phế nuy
Chứng trường ung, ấn tay thấy mềm như bị sưng, bụng không có tích tụ, cơ thể không nóng, mạch Sác, đó là trong ruột có ung mủ.
Mạch Sác là ói ra máu.Mạch Sác là bệnh ở phủ
Mạch ở thốn khẩu mà Sác thì muốn nôn vì có nhiệt ở Vị quản, nung nấu trong ngực. Mạch bộ quan mà Sác là trong vị có tà nhiệt -Mạch bộ xích Sác thì sợ lạnh, dưới rốn nóng đau, tiểu tiện vàng đỏ.
Sác... là phiền mãn. Bộ thốn Sác là đầu đau, nóng ở trên, Bộ quan Sác là Tỳ nhiệt, miệng hôi, nôn mửa. Bộ quan bên trái Sác là Can bị nhiệt, mắt đỏ. Bộ xích tay phải Sác thì tiểu vàng đỏ, táo bón.
Vào mùa thu, bệnh ở phế mà thấy mạch Sác thì rất đáng sợ. Bộ thốn mạch Sác thì họng và miệng lưỡi lở loét, Phế sinh ung nhọt. Bộ Can Sác là can hỏa, vị hỏa.
Mạch Sác... là hàn nhiệt, là hư lao, là ngoại tà, ung nhọt.
Mạch Sác chủ bệnh ở phủ, nhiệt. Bộ thốn Sác là ho suyễn, miệng lở, phế ung. Bộ quan Sác là vị nhiệt, tà hỏa công lên trên. Bộ xích Sác là do tướng hỏa gây bệnh, vì thế, thấy các chứng trọc khí ở vị, tiểu buốt, tiểu bí.
Mạch Sác vô lực là hư nhiệt, Sác có lực là thực nhiệt. Nếu mạch Nhân Nghinh cũng Sác có lực thì đó là ngoại cảm nhiệt tà.
Tả Thốn SÁC Hỏa thịnh, tâm phiền. Hữu Thốn SÁC Ho suyễn, phế nuy.
Tả Quan SÁC Can Đởm hỏa vượng. Hữu Quan SÁC Tỳ Vị thực nhiệt.
Tả Xích SÁC Đái gắt, bí, di tinh, xích bạch trọc. Hữu Xích SÁC Đại tiện ra máu.
KIÊM MẠCH
Mạch Huyền Sác là có đờm ẩm, vào mùa đông, mùa hạ thì khó chữa.
Mạch Thiếu âm Hoạt mà Sác là lở loét ở âm bộ.
Phù Sác là biểu nhiệt, Trầm Sác là lý nhiệt. Mạch ở khí khẩu Sác Thực là phế ung.
• Mạch Sác mà Phù là nhiệt ở biểu.
• Sác mà Trầm là nhiệt ở lý.
• Sác mà Thực là phế ung.
• Sác mà Hư là phế nuy.
• Sác mà Tế là âm hư lao nhiệt.
• Sác mà Hồng, Trường là ung nhọt.
• Sác mà Hoạt Thực là đờm hỏa.
• Sác mà Hồng là vong huyết.
• Sác mà thịnh, Đại, ấn tay thấy Sáp thì bên ngoài tuy có chứng nhiệt nhưng bên trong lại hàn.
Sác + Trầm là nhiệt ở phần lý, nhiệt từ trong bốc ra. Bốc lên thượng tiêu thì đầu đau, nóng nẩy, nhiệt này xông vào trung tiêu sẽ gây ra ợ chua, miệng hôi, nôn mửa. Nếu nhiệt bốc sang bên trái thì Can hỏa xông lên gây ra mắt đỏ. Nhiệt bốc sang bên phải thì tiểu đỏ, táo bón.
9 . MẠCH CÁCH
Cách là đầy, là cấp, Cách là da thuộc, ý nói tượng mạch cố kết không di động.
HÌNH TƯỢNG
Mạch Cách là da thuộc, là Phù, Huyền, Đại, Hư, như ấn tay lên da trống, trong hư, ngoài cấp.
Mạch Cách đi nổi mà dán vào tay, trong rỗng ngoài cứng, như đè lên mặt trống
NGUYÊN NHÂN
Mạch Cách là sự tương hợp giữa mạch Huyền và Khổng, do tinh huyết bên trong bị hư, Do khí hư không kiên cố, tinh huyết không tàng được, làm cho khí không có chỗ dựa mà phù việt ra ngoài
CHỦ BỆNH
Mạch cách chủ biểu hàn, trung hư,đàn bà thì xảy thai,rong huyết, băng huyết.đàn ông thì mất tinh, mất huyết,
Tả Thốn CÁCH Tâm hư, đau. Hữu Thốn CÁCH Phế hư, khí ủng trệ.
Tả Quan CÁCH Sán Hà. Hữu Quan CÁCH Tỳ hư, dạ dầy đau.
Tả Xích CÁCH Di tinh. Hữu Xích CÁCH Xẩy thai, lậu hạ.
KIÊM MẠCH BỆNH
• Cách mà phù cứng là biểu tà cực thịnh.
• Cách mà Hoãn, không có thần là âm khí tiêu tan, khó chữa.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn