20:34 ICT Thứ bảy, 05/10/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Cây thuốc - Vị thuốc » Vần N

Liên hệ

NGƯ TINH THẢO 魚 腥 草

Thứ ba - 08/03/2011 08:16
Loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, thích chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng, cao 40cm, có lông hoặc ít lông.

NGƯ TINH THẢO    魚 腥  草

Houttuynia cordata Thunb.

Xuất xứ : Phục Quy Nham Bản Thảo.

Tên khác : Sầm thảo (Ngô Việt Xuân Thu), Tập (Biệt Lục), Tử bối ngư tinh thảo (Phục Quy Nham Bản Thảo), Tử sầm (Cứu Cấp Dị Phương), Xú trư sào (Y Lâm Toản Yếu), Xú tinh thảo (Tuyền Châu Bản Thảo), Cửu tiết liên (Lãnh Nam Thái Dược Lục).

Tên khoa học : Houttuynia cordata Thunb.

Họ khoa học : Lá Giấp (Saururaceae).

Mô Tả : Loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, thích chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng, cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá hơi nhọn hoặc nhọn hẳn. Hoa nhỏ mầu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc mầu trắng. Trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc. Toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở vào mùa hạ, vào các tháng 5-8.

Địa lý : Mọc hoang ở những nơi ẩm thấp.

Bộ phận dùng : Toàn cây.

Thu hái, Sơ chế : Thu hái vào mùa hè, thu, lúc cây xanh tốt. Hái về, bỏ hết rễ, phơi khô là được.

Bào chế : Nhặt bỏ tạp chất và rễ tàn, rửa mềm rồi cắt từng đoạn, phơi khô dùng dần.

Bảo quản : Để chỗ khô ráo, thoáng gió.

Thành phần hóa học :

+ Decanoyl acetaldehyde, Lauric aldehyde, Methyl - n - Nonykelton, Myrcene, Capric aldehyde, Capric acid, Cordarine, Calcium sulfate, Calcium Chloride, Isoquercitrin, Quercitrin, Reynoutrin, Hyperin (Trung Dược Học).

+ Methyl-n-nonylketone, Camphene, Myrrcene, Limonene, Borrnyl acetate, Carryophellene (Lưu Vĩnh Giám, Thực vật Học Báo 1979, 21 (3) : 244).

+ Afzelin, Hyperin, Rutin, Chlorogenic acid, Beta-Sitosterol, Stearic acid, Oleic acid, Linoleic acid (Takagi Shugo và cộng sự, C A 1979, 91 : 62628y).

+ Quercitrin, Isoquercitrin (Thôn Hùng Tứ Lang, Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1953, 73 (3) : 196).

Tác dụng dược lý :

+ Tác dụng kháng khuẩn: Nước  sắc Ngư tinh thảo in vitro có tác dụng kháng Streptoccocus pneumonia và Staphylococcus aureus nhưng kém hiệu quả đối với Shigella, Salmonella và E. Coli. Nước  sắc Ngư tinh thảo cho chuột bị lao uống thấy giảm mức tử vong (Trung Dược Học).

+ Tác dụng kháng Virus: Nước  sắc Ngư tinh thảo có tác dụng kháng sự phát triển   của cúm và virus Echo ở người (Trung Dược Học).

+ Tác dụng đối với hệ sinh dục - tiết niệu: Nước  sắc Ngư tinh thảo được dùng cho thận cóc bị tổn thương hoặc  chân ếch bị tổn thương thấy có tác dụng giãn mạch và tăng bài tiết nước  tiểu (Trung Dược Học).

+ Tác dụng đối với hệ hô hấp: Chích dưới da dịch Ngư tinh thảo thấy có tác dụng giảm ho nhưng không long đờm hoặc  giãn phế quản (Trung Dược Học).

+ Điều trị da liễu: dịch chiết Ngư tinh thảo bôi tại chỗ có tác dụng đối với bệnh ngoài da, đặc biệt là với Herpes đơn thuần (Trung Dược Học).

+ Điều trị bệnh hệ hô hấp: Năng suất sắc Ngư tinh thảo dùng có hiệu quả trong nhiều nghiên cứu  về phế cầu khuẩn. Nước  sắc Ngư tinh thảo liều cao (đến 80g) dùng có hiệu quả  đối với áp xe phổi. Nước  sắc Ngư tinh thảo được dùng trị bệnh ứ trệ ở phổi. Nhiều kết quả tương tự trong điều trị với chất Decanoyl acetaldehyde. Nhiều kết quả khả quan hơn được thực hiện bằng cách chích dịch Ngư tinh thảo vào các huyệt Khúc trì (Đtr. 11), Định suyễn, kèm giác hơi các huyệt Thận du (Bq.23) và Cao hoang du (Bq. 38) (Trung Dược Học).

Tính vị :

+ Vị cay, tính hơi ấm (Biệt Lục).

+ Vị đắng cay, tính hàn (Trấn Nam Bản Thảo).

+ Vị đắng, tính ôn (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Vị cay, tính hơi hàn (Bản Thảo Tùng Tân)

+ Vị chua, tính mát (Trung Dược Học).

Quy kinh :

+ Vào kinh Phế, Can (Trung Dược Học).

Tác dụng, Chủ trị :

+ Trị trúng thử, phục nhiệt, phiền loạn hôn mê bất tỉnh (Phúc Quy Nhai Bản Thảo).

+ Trị phế ung, ho có mủ máu, đờm tanh hôi, đại trường có nhiệt độc, trĩ lở loét (Trấn Nam Bản Thảo).

+ Tán nhiệt độc ung thũng, trĩ, thoát giang (Bản Thảo Cương Mục).

+ Trị họng sưng, nhũ nga [amiđan] (Bản Kinh Phùng Nguyên).

+ Tiêu thũng, tiệt ngược (Dược Tính Khảo).

+ Thanh nhiệt độc, tiêu thủng, thấm thấp nhiệt (Trung Dược Học).

+ Lợi thấp, thanh nhiệt,hoá đờm, chỉ khái. Trị phế ung, phế quản viêm, sốt rét, ho gà, kiết lỵ, ruột dư viêm, đường tiểu viêm, trẻ nhỏ bị phúc tả (tiêu chảy), trúng thử, cảm, amiđan viêm, túi mật viêm, mụn nhọt, trùng thú độc cắn (Phúc Kiến Dược Vật Chí).

Kiêng kỵ :

+ Ăn Dấp cá nhiều quá gây nên khí suyễn (Biệt Lục).

+Ăn Dấp các lâu ngày, phát ra hư yếu, dương khí bị tổn thương, tinh tuỷ bị tiêu hao (Thực Liệu Bản Thảo).

+ Người chân vốn bị yếu, không nên dùng (Bản Thảo Đồ Kinh).

+ Có chứng hư hàn và mụn nhọt thể âm chứng: không dùng (Trung Quốc Dược vật Đại Toàn).

+ Hư hàn, Mụn nhọt thể âm: không dùng (Trung Dược Học).

Liều dùng : 12-16g hoặc 30-60g tươi giã lấy nước uống.

Đơn thuốc kinh nghiệm :

+ Trị phế ung [áp xe phổi ]: Ngư tinh thảo, giã nát vắt lấy nước cốt, thêm Giới thái, uống (Bản Thảo Kinh Sơ).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán