Khởi cư: Xuất nhập (1) hàng đầu
Thuận theo động tĩnh của bầu thiên nhiên
Âm dương (2) vận chuyển ngày đêm
Bốn mùa thời tiết luân phiên chẳng nhầm
Xưa rằng : "sáng dậy đêm nằm
Ngày làm tối nghỉ là vâng mệnh trời
Cũng là cương kỷ của người
Khuyên ai dậy sớm, chớ ngồi thâu canh"
Cần lao cung ứng nhu cầu Ở đời muốn sống dễ hầu ngồi dưng Cần lao thân thể khang cường Tinh thần vui vẻ gân xương chuyển đều Nhàn cư bất thiện mọi điều Nghĩ thầm làm bậy, đói nghèo theo thân Nhàn cư ủ rũ tinh thần Nằm nhiều khí huyết kém phần lưu thông Còn như làm việc không chừng
Cũng là trái với lẽ thường chẳng nên
Ham mê, mưu lự thâu đêm
Lao tâm, lao lực, không quên phòng ngừa
Thuận theo thời tiết bốn mùa
Xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng (3)
Mùa xuân khai thái dương thăng (4)
Giữ mình khoan khoái chí càng phát sinh
Mùa hè muôn vật trưởng thành
Chẳng lười hoạt động thân mình mạnh thêm
Mùa thu khe khắt im lìm
Khởi cư thận trọng chớ nên xuề xoà
Mùa đông nấp náu trong nhà
Đừng quên tiết lậu (5) xông pha quá chừng
Tiết trời biến đổi là thường
Nhưng ta phải biết đề phòng mới yên
Mùa xuân kiêng gió trước tiên
Mùa hạ nắng nóng lại xen mưa rào
Mùa thu sương xuống hanh hao
Mùa đông gió rét khi nào khỏi mưa
Chớ quên ẩm thấp bốn mùa
Hư tà rất dễ thừa cơ lấn vào
Lục dâm (6) tuy gió dẫn đầu
Ai ngờ hàn thấp theo sau hại mình
Nắng thì hao khí rành rành
Hàn thấp lưu lại thương hình (7) chẳng sai
Ví bằng bệnh chữa phát ngay
Đến khi tiết đổi lúc rày bệnh sinh
Mùa đông chẳng biết giữ tinh
Sang xuân cảm gió biến thành bệnh ôn
Mùa hè hạ chí âm sinh(8)
Không kiêng sống lạnh, thu thành rét cơn
Mùa thu phong thấp không kiêng
Sang hè sinh bệnh sống phần ỉa phòng
Mùa thu khí táo chẳng ròng
Mùa đông ho hắng vì chưng phục tà (9)
Muốn cho chân khí điều hoà
Ta nên kiêng cữ xông pha lỗi thời
Thích nghi khí hậu của trời
Âm dương hoà hợp trong ngoài mới yên
1) Xuất tác nhập tức mặt trời mọc thì đi làm, mặt trời lặn thì về nghỉ
2) Khí dương Nóng tính động, khí âm lạnh tính tĩnh làm ngưng lại. Âm dương là hai hiện tượng mâu thuấn và thống nhất của một sự vật trong vũ trụ cũng như trong sinh lý và bệnh lý. Danh từ âm dương còn dùng để chỉ trời đất: Dương là trời, âm là đất
3) Mùa xuân thì sinh, hạ thì lớn lên, mùa thu thì thu về, mùa đông thì cất giấu
4) Mùa xuân mở đầu ấm áp (Khí dương mạnh lên)
5) Sơ hở, tiết mất tinh khí
6) Phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả
7) Thương tổn đến hình thể : Cảm khí thấp vào hại đến da thịt, gân mạch, lạnh nhiều thì nhức xương, rút gân
8) Tiết hạ chí vào giữa mùa hè (22 tháng 6 dương lịch) thì khí âm bắt đầu sinh (Hạ chí nhất âm sinh) bớt nóng dần
9) Tà khí xâm vào người nhưng chưa phát bệnh ngay mà còn nấp náu ở trong người, đợi khi người yếu hoặc cảm thêm mới phát bệnh (
Bệnh năng-Nội kinh)