22:21 EDT Thứ hai, 18/03/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Y Lý Đông Phương

Liên hệ

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG (Phần đọc thêm)

Thứ năm - 09/06/2011 03:53

A. ĐẠI CƯƠNG


9; - Thiên : "Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" (TVấn 5) ghi : "Âm Dương giả, thiên địa chi đạo dã, vạn vật chi kỷ cương, biến hóa chi phụ mẫu, Sinh sát chi bản thủy, Thần minh chi phủ dã, Trị bệnh tất cầu kỳ bản" (Âm Dương là quy luật của trời đất, cương kỷ của vạn vật, nguồn gốc của mọi biến hóa, Căn cội của sự sinh trưởng và hủy diệt, là kho tàng chứa đựng thần minh, trị bệnh phải tìm rõ căn bản của bệnh).
- Trong thiên 'Thiên Địa Âm Dương' sách 'Xuân Thu Phồn Lộ', Đổng Trọng Thư viết : "Thiên địa chi gian, hữu Âm Dương chi khí, thường tiệm nhân giả, nhược thủy thường tiệm ngư dã" (Trong khoảng thiên địa, có khí Âm Dương thường bao phủ con người như nước thường bao phủ cá vậy).
- Sách "Y Học Nhập Môn", thiên "Thiên Địa Nhân Vật Tương Ứng Thuyết" viết : "Sát Âm Dương, quyết sinh tử" (Xét lẽ Âm Dương để có thể quyết đoán sống chết).
Như vậy, cơ sở của mọi sự vật và hiện tượng, căn nguyên của mọi vận động biến hóa là 2 khí Âm Dương.


B. TÍNH CHẤT CỦA ÂM DƯƠNG


1. Âm Dương đối lập
Khi quan sát các hiện tượng, luôn thấy từng cặp đối nghịch nhưng gắn bó nhau : Sáng tối - Động tĩnh... Tuy đối nghịch nhưng luôn gắn bó nhau, do đó, đây chỉ là 2 mặt của 1 quá trình thống nhất.
Người xưa đã biểu thị quan niệm trên bằng đồ hình Thái Cực : Một âm (màu đen) và 1 dương (màu đỏ hoặc trắng) trong 1 vòng tròn không bao giờ tách rời nhau. Thiếu 1 trong 2 yếu tố Âm Dương, không thể hình thành sự vật.
Thí dụ : Vấn đề dinh dưỡng trong cơ thể.
Cơ thể cần dinh dưỡng (Âm) và hoạt động (Dương). Muốn có chất dinh dưỡng (Âm), cần tiêu hao 1 số năng lượng (Dương). Ngược lại, để có năng lượng cung cấp cho hoạt động (Dương) cần tiêu hao 1 số chất dinh dưỡng (âm)...
2. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm
Đào sâu vào từng hiện tượng, từng vật, người ta thấy : Mỗi mặt Âm hay Dương lại có mặt đối lập ở trong, người xưa gọi là trong Âm có Dương và trong Dương có Âm.
Nhờ vậy, vũ trụ chia nhỏ dần thành 1 chuỗi 2 mặt Âm Dương vô cùng tận.
Có thể lấy thời gian 1 ngày 1 đêm làm thí dụ :
- Thiên "Kim Quỹ Chân Ngôn Luận" ghi : "Bình đán chi nhật trung, dương trung chi dương giả, Nhật trung chi hoàng hôn, thiên chi dương, dương trung chi âm giả, Hợp dạ chí kê minh, thiên chi âm, Âm trung chi dương giả, Kê minh chi bình đán, thiên chi âm, âm trung chi dương giả" (Từ sáng sớm đến giữa trưa là dương trong ngày, dương trong dương, từ giữa trưa đến sẫm tối, là dương trong ngày, âm trong dương; từ chập tối đến gà gáy là âm trong ngày. Âm trong âm, từ gà gáy đến sáng sớm là âm trong ngày, Âm trong dương) (TVấn 4).


 C. QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA ÂM DƯƠNG


1. Âm Dương Hỗ Căn
Hỗ căn là bắt rễ, bám víu với nhau.Âm dương luôn hỗ trợ cho nhau.
YHCT cho rằng : Âm sinh bởi Dương, Dương sinh bởi Âm, Âm lẻ loi không sinh ra được, Dương trơ trọi không thể phát triển (cô dương bất sinh, độc âm bất thành).
2. Âm Dương Tiêu Trưởng
Tiêu là mất đi - Trưởng là lớn lên. Âm Dương không ngừng phát triển, lớn lên và mất đi rồi lại lớn lên.
Trong quá trình vận động, nếu 1 mặt nào đó không ngừng phát triển về phía đối lập thì đến 1 giai đoạn nào đó nhất định, Âm có thể biến thành Dương và Dương có thể biến thành Âm.
Thí dụ : Hiện tượng bốc hơi nước và mưa. Nước (Âm) bốc hơi lên, gặp khí nóng (Dương) tạo thành mây, là âm tiêu dương trưởng - Mây (Dương) gặp khí lạnh (Âm) hóa thành mưa rơi xuống là dương tiêu âm trưởng.
3. Âm Dương Bình Hoành (Thăng bằng)
Bình hoành : Cùng song song, cùng tồn tại. Âm Dương luôn giữ thế quân bình.
Thiên "Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" (TVấn 5) ghi : Âm thắng thì Dương bệnh, Dương thắng thì Âm bệnh, dương thắng thì nhiệt, âm thắng thì hàn". Bất cứ mặt nào của Âm Dương nếu mạnh hơn sẽ gây nên bệnh, do đó Âm Dương phải luôn quân bình nhau


D. PHÂN LOẠI ÂM DƯƠNG


Việc phân loại âm dương cho sự vật tương đối khó vì Âm Dương chỉ là 2 đặc tính của mỗi sự vật, đặc tính này không hoàn toàn tuyệt đối vì có những vật tuy là dương nhưng so với cái dương hơn lại hóa ra âm.
Thí dụ : Củ Sắn dây (Cát Căn) có nhiều dương tính hơn củ khoai mì tức dương đối với củ khoai mì nhưng lại ít hơn củ Sâm, có nghĩa là âm đối với củ Sâm.
Vì thế, tạm thời gọi là Dương những gì có nhiều dương tính hơn âm và gọi là Âm những gì có nhiều dương tính hơn dương. Ngoài ra, còn dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau để xác định đặc tính âm dương của sự vật. Ở đây, chúng cố gắng đưa ra 1 số tiêu chuẩn để có thể giúp việc phân chia âm dương được nhanh và dễ dàng hơn.
Tính Chất    ÂM   DƯƠNG
Hình thể
Màu sắc
Trọng lượng
Vị
Hóa học
Trạng thái    Ly tâm, Dài, Cao
Dịu, xẫm, tối (đen, lam, chàm, tím)
Nhẹ, Xốp (Bông mốp...)
Chua, mặn, đắng.
Nhiều nước, Oxy, Potassium (K), Azốt, Lưu huỳnh...
Dưới mức sinh lý bình thường (dưới 370) áp huyết dưới 90/60, mạch dưới 60/phút, ức chế thần kinh.   Hướng tâm, Tròn, Thấp.
Chói sáng, (đỏ hồng, vàng)
Nặng, cứng (Sắt thép...)
Cay, ngọt, nhạt.
Ít nước, Sodium (Na), Hydro, Magnesium...
Trên mức sinh lý bình thường (thân nhiệt trên 380), mạch trên 90/phút, Hưng phấn thần kinh.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán