03:36 ICT Thứ tư, 04/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Y Lý Đông Phương

Liên hệ

HỌC THUYẾT THUỶ HOẢ TRONG ĐÔNG Y HỌC

Thứ năm - 09/06/2011 14:57

Khi bàn về hoả tiên thiên và hậu tiên thiên, Hải Thượng Lãn Ông viết: "Loài người sinh ra ở hội dần, mà dần tức là hoả. Hoả là thế của dương khí, tạo hoá lấy dương khí làm chủ bản để sinh ra muôn vật, người ta lấy hoả làm cửa của sinh mệnh. Vì thế cần thiết nhất phải nuôi dưỡng chân hoả. Khí trời mở đầu ở hội tý, là gốc của hậu thiên. Hoả là gốc của sự sống, dương là công dụng của hoả. Cho nên có câu: "Trời không có hoả thì không sinh được muôn vật, người không có hoả thì không sinh sống được".

Trong cơ thể con người thứ hoả ở trên là quân hoả, thứ hoả ở dưới, là tướng hoả; Trong thiên nhiên hoả ở mặt trời là hoả phần trên, hoả ở trong lòng đất là hoả ở phần dưới. Có hoả thì mới có quang, có nhiệt, có động, có chưng bốc, có cũng như không có nước thì không có hoá sinh, không có sự sống. Người ta là một vũ trụ nhỏ nằm trong vũ trụ lớn, cho nên mỗi sự hoá sinh trong cơ thể cũng cần có hoả. Trong cơ thể người tâm hoả ở phần trên là

Quân hoả, chủ về thần minh; mệnh môn hoá là hoả của thận ở phần dưới, là tướng hoả và chủ về sinh thành.

Như chúng ta đã biết, nội kinh viết: "Tâm là quân chủ chi quan, thần minh xuất yên" Tâm là quân hoả, có tâm hoả tác động vào thận thuỷ thì mới có sáng suốt, minh mẫn được. Thần sinh ra ở tịnh khí của thận lên quy vào tâm hợp thành quẻ ly, là khi âm tinh tàng ở trong, dương tinh bọc ra ngoài thì hoả của tâm mới quang minh, sáng rực và soi được muôn vật. "Như vậy thần là tâm hoả được thận âm giúp đỡ vào, đó cũng là con đường "thuỷ tế hoả".

Đường Dung Xuyên nói: "Khi mà chân tinh hợp được bên trong thì chân quang phát sáng ra ngoài, thể là thần minh xuất ra vậy. Vì tâm thuộc hoả có ánh sáng, tuỳ thuộc thận có khả năng thu nhận và dẫn rộng ra khi sáng cùng soi nhau, vạn vật được sáng ra".

Não là bể tuỷ do thận sinh ra. Trong người ta, não được ví như mặt trăng; tâm được ví như mặt trời ánh sáng của mặt trời có chiếu vào thì mặt trăng mới sáng lên. Nói cách khác đi "thần" chính là tâm hoả đắc được thận thuỷ làm cho tâm xuất ra thần, tuỷ là cái dụng của tâm, tuỷ là tinh khí của thận tuỷ, nó đã được tâm hoả soi sáng, từ đó sinh ra tri giác.

Đường Dung Xuyên lại nói: "Con người sở dĩ có tri giác là do thần làm chủ, mà tâm là nơi tàng thần".

Có thần thì mới có minh và có minh thì mới có thần. Tâm thời quan chủ có thần minh thời 12 cơ quan đầu yên, nếu tân chủ không giống thời 12 cơ quan sẽ không yên. Nội kinh viết: "Tâm là một cơ quan quân chủ, nếu chủ minh thời dưới yên. Chủ không minh thời 12 cơ quan sẽ nguy".

Trong thần còn chia ra 2 phần: hồn và phách. Hồn là phần dương của tinh, phần linh của khí. Can chủ huyết mà trong đó có dương khí, dương khí đó tức là hồn. Nguồn gốc của hồn sinh ra ở hào dương trong quẻ khảm, nhưng lại ở can, "can tàng hồn", không ở thận mà ở can là âm ra dương và ở can là dương chìm trong âm. Ban ngày thì hồn đi ra mắt mới trông được, ban đêm hồn quay về can mà sinh ra ngủ. Hồn không yên thì hay chiêm bao, hồn không mạnh thì hay khiếp sợ.

Phách là thứ linh nhất của âm tinh. Can chủ huyết bồn là âm mà lại tàng hồn là dương, phế chủ khí là dương tàng phách là âm. Đó là trong âm có dương và trong dương có âm.

Chí là thần sinh ra ở tinh, chí sinh ra ở tâm cũng là cái lẽ tâm thận giao nhau. Trương Chí Thống nói: "Lối thoát của tâm gọi là chí, thần sinh ra tử tinh, chí sinh ra tử tâm: Đây cũng là trường hợp giao nhau và tế nhau".

Đường Dung Xuyên thì nói: "Chỉ lấy tác dụng của gốc ở tâm để tàng chữa trong thận, đây là dương tạng chứa trong tâm. Thận sinh tinh được xem là cáo gốc của ngũ tạng, tinh sinh ra tuỷ được xem như cái gốc của xương. Khi mà tinh và tuỷ được sung túc thì kỹ xảo xuất hiện, đó là cáo dụng của chí. Chữ chí có nghĩa là ghi nhớ, được ghi vào thận vì thận sinh tinh, tinh hoá thành tuỷ để rồi tàng trữ trong não. Sự vật qua vào mắt vào tai, vào tâm du nhập vào não. Tuỷ trong não giữ lại những sự vật đó. Khi ta muốn nghĩ đến vật nào đó thì tâm nghĩ ra trước rồi sự vật trong não sẽ xuất hiện ra. Bởi vì tâm hoả như ánh sáng mặt trời, như tấm gương... Âm thấp trong não tuỷ như phần ghi hình...".

Như vậy thủy hoả giao nhau tốt thì người đó có trí nhớ tốt, tâm thận phải giao nhau thì mới có sự sống và mệnh môn hoả phải thường được bổ sung nhờ tâm.

Khi nói về quan hệ của tạng tâm và tạng thận, Nội kinh viết: "Tâm hợp với mạch, vinh ra sắc nó, chủ ở thận".

Đường Dung Xuyên chú giải: "Cái lý của ngũ hành tương sinh, tương chế, chế thì sinh hoá. Tâm thuộc hoả tạng và chịu chế bởi thận thuỷ. Đây là thận đóng vai trò chủ đạo cho sự sinh hoá của tâm. Tâm thuộc ly hoả ()", hào âm ở trong quẻ ly hàm chứa thuỷ của quẻ khảm, tâm sở dĩ sinh huyết cũng nhờ thuỷ đến giao với hoả. Chỉ khi nào thuỷ có "tế" được hoả thì công dụng của hoả mới thành".

Thận là tạng thuộc thuỷ hoá, chủ và tiên thiên, vì thận thuộc thuỷ trong cơ mệnh môn hoả. Hiểu thận thuỷ ở đây: Thuỷ không phải là nước mà là chất. "Thuỷ là vạn vật chi nguyên", là cái mở đầu cho mọi cáo hình hiện, khí hoá chất phải thông qua thuỷ, nên thận thuộc thủy. Thuỷ sinh ở phía bắc dưới nên thận nam ở dưới nhất, nên tinh của thuỷ nằm ở thận. Trong thuỷ không có hoả thì thành bằng, nên trong thuỷ phải có hoả đó là hào dương trong quẻ khảm.

Thiên là chỉ ông tổ, bà tổ loài người, tinh là nguồn dòng của sinh tồn tử.

Khi sinh ra và lưu truyền nòi giống nên thận tàng tinh, nên nói chủ về tiên thiên và nơi tàng tinh.

Tiên thiên quyết định sự sống, khí của thận là nguyên khi, âm dương của thận gọi là chân âm, chân dương hoặc chân thủy chân hoả của nguyên dương (nguyên là cái ban đầu) chân tả chí có cái đó mà thôi không có cái nào thay thế được). Người ta sở dĩ không ai giống ai và có tính khác nhau là nhờ ở cái chân nhất này, cái tiên thiên này và đó là chân của nguyên...

Thuỷ là âm (tĩnh), tụ lại tạo thành hình chất. Hoả là dương (động), tạo thành khí. Con người có 2 phần, phần khí thuộc dương sinh ra dụng, hình chất thuộc âm sinh ra thể. Người ta sinh ra từ 4: Thuỷ, hoả, âm và dương của cha mẹ; thận là giữ nguồn gốc. Sự hoá sinh đều lấy gốc ở thận, thận là gốc của sinh mạng. Thận thuỷ không được tách rời hoả, đó là hào quang trong quẻ khảm.

Mệnh môn hoả là thận dương, ta hình dung mệnh môn hoả đối với sự sinh hoá của người giống như lửa trong lòng đất. Lòng lòng nước đối với sự hoá sinh. Hoả là vô hình, ta chỉ thấy hoả diệm sơn, càng đi vào lòng đất càng nóng; trời càng lạnh đất càng nóng. Hoả này được nuôi dưỡng bởi ánh sáng mặt trời.

Mệnh môn hoả là vô hình, khi ta thở khí trời là ta bổ sung cho nguồn hoả này. Hoả của mặt trời trung ương ở tâm, rồi đưa xuống thận. Vì vậy tâm thận phải giao nhau. Mệnh môn hoả chỉ đạo khe đọng, là nguồn động lực cho vận động nội tạng. Thiếu thứ hoả này thì các tạng ngưng đọng không hoạt động. Mệnh môn hoả phân bổ hoả đi đến các tạng qua đường kinh tam tiêu. Tam tiêu đưa hơi nóng thông qua các màng để chuyển dịch đi.

Tam tiêu là biệt xứ của nguyên khí, các tạng phủ hoạt động được là nhờ hoả khí của tam tiêu mà gốc là hoả của thận khí.

Nội kinh viết: "Tam tiêu là quyết độc chi quan, thuỷ đạo xuất ra từ đây. Gốc của tam tiêu là cơ quan có nhiệm vụ khai ngòi lạch nước, thuỷ đạo xuất ra từ đây. Gốc của tam tiêu là mệnh môn. Tam tiêu có bản khí là tướng hoả, có đường kinh thủ thiếu dương, đường kinh này biểu lý với quyết âm tâm bào lạc, như thế là tướng hoả có sự tương thông với quân hoả. Quân hoả và tướng hoả luôn luôn du hành trong tam tiêu, nhờ đó mà cho đường nước được lưu thông, khuyếch tán ra và không có sự ùn tắc. Người xưa nói: "Tam tiêu là quyết đoán chi quan, thuỷ đạo xuất yên"".

Tóm lại học thuyết thuỷ hoả được bắt nguồn từ vũ trụ quan theo dịch học của người xưa, trong đó quan niệm của con người là vũ trụ nhỏ. Trong con người quẻ khảm là tâm và thận tương ứng với trục nam bắc của trời đất thuộc ly (lửa) và tâm hoá, ích thận thuỷ để điều hoà 2 quá trình "thuỷ hoả".

III. Ứng dụng của học thuyết thuỷ hoả trong điều trị bệnh:

Tất cả bệnh tật của con người, chưa có lệnh nào là không có âm dương mất cân bằng; thuỷ hoả thiên lệch. Cho nên việc điều trị phải đạt được điều hoà âm dương thuỷ hoả đến mức thăng bằng mới thôi.

Hải Thượng Lãn Ông là người đã hoàn thiện học thuyết thuỷ hoả và ông đã sử dụng 2 bài thuốc "lục vị" và "bát vị" và biến phương của nó một cách tinh thông để điều chỉnh lại sự mất thăng bằng âm dương thuỷ hoả, nguyên nhân của các chứng bệnh.

Theo Hải Thượng Lãn Ông: "Chữa bệnh nặng không biết đến thuỷ hoả chữa bệnh nhẹ mà không biết đến khí huyết thì cũng như trèo cây tìm cá".

Âm dương thuỷ hoả là những khái niệm vô hình nhưng rất trọng yếu của học thuyết thuỷ hoả nói riêng và lý luận của y học cổ truyền nói chung. Dựa theo lý thuyết của dịch học Hải Thượng Lãn Ông đã chú ý đặc biệt vận dụng nó vào trong điều trị. Theo ông: "Tính của hoả thơi bốc lên, thời phải bắt cho nó đi xuống, tính thuỷ thấm xuống nên khiến cho đi lên, thuỷ lên hoả xuống gọi là giao nhau tức thuỷ hoả ký tế (quẻ ký tế). Hoả ấy tức là dương khí, thuỷ tức là âm tinh" hai bên hỗ căn thời gọi là âm dương hoà bình. Người chân âm thịnh thì phải bổ dương hưng khí âm phải theo khí dương mà lên, nay thời chỉ bổ âm thì sẽ ảnh hưởng đến tỳ vị, lại tuyệt mất nguồn sinh hoá của hậu thiên, như vậy thì bổ âm phải dùng thời thêm vào vị bổ dương".

Thông thường để bổ âm, củng cố chân thuỷ khuyên nên dùng lục vị. Còn để bổ nguyên khí, củng cố chân hoả của thận (nhất là những người hoả lực yếu hoặc thuỷ không thăng, hoả không giáng) thì dùng bát vị. Với những người mà bệnh âm dương đều hư yếu thì nên dùng bài "thập bổ hoàn" để không thiên lệch. Theo Hải Thượng Lãn Ông "người làm thuốc chỉ biết chăm chú về khí huyết, lấp chỗ trống ở chỗ hao, loanh quanh bào chí vật tứ quân; tuyệt nhiên không biết thuỷ hoả ở chỗ nào, sợ thục địa là nê trệ, nhục quế nóng và phụ tử mạnh mà không dám dùng nhiều thì đó chỉ là thầy thuốc tầm thường".

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán