02:51 +07 Thứ ba, 12/12/2023

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Y Lý Đông Phương

Liên hệ

NGUYÊN LÝ CỦA NGŨ HÀNH

Thứ năm - 09/06/2011 15:04

A.- ĐẠI CƯƠNG


Học thuyết Ngũ hành là học thuyết Âm Dương liên hệ cụ thể trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên.
Ngũ hành là tên gọi của 5 sự vật : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các tác giả nước ngoài đã dùng 5 yếu tố vật chất : Kim loại (Kim), Gỗ (Mộc), Nước (Thủy), Lửa (Hỏa) và Đất (Thổ) để giải thích ý nghĩa của Ngũ hành. Cách giải thích này không đủ nói lên toàn bộ ý nghĩa mà người xưa muốn nói về Ngũ hành. Như vậy, có thể hiểu Ngũ hành là 5 tên gọi, 5 khái niệm về triết học thì đúng hơn.
Không rõ tác giả và nguồn gốc của học thuyết Ngũ hành, chỉ biết là Ngũ hành đã có từ thế kỷ XX trước Công nguyên.
Trong sách "Xuân Thu Phồn Lộ" có ghi : "Âm dương sinh Ngũ Hành", như thế Ngũ Hành được xây dựng trên cơ sở học thuyết Âm dương.


B.- QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG CỦA NGŨ HÀNH


1. Tương sinh


Tương sinh là quan hệ hỗ trợ để sinh trưởng, thúc đẩy nhau cùng phát triển : Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổs, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, cứ như vậy mà tái diễn. Mỗi hành đều có 2 mặt tương quan về hành sinh ra nó và hành nó sinh ra. Thí dụ : Đối với hành Mộc, thì Hỏa là hành nó sinh ra và thủy là hành sinh ra nó Thủy --- Mộc --- Hỏa (Sinh nó) (Nó sinh).
Suy rộng ra thì : Đối với Mộc, Thủy sinh Mộc, vậy Thủy là Mẹ (Mẫu) còn Mộc là con (tử). Mộc sinh Hỏa thì Mộc là mẹ và Hỏa là con. Cần nhớ quy luật này để áp dụng các nguyên tắc chữa trị  "Hư bổ mẫu và thực tả tử", là 2 nguyên tắc thường được dùng.


2. Tương khắc


Quan hệ hạn chế sự thái quá : Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.
Mỗi hành cũng có 2 mặt tương quan về hành khắc được nó và hành nó khắc được.
Cụ thể là, gọi Mộc là Ta thì, Kim khắc Mộc, Kim là cái khắc Ta, Mộc khắc Thổ, Thổ là cái Ta khắc.


3. Phản sinh, Phản khắc


Từ trước, khi nói đến Sinh Khắc, hầu như người ta chỉ nói đến sinh khắc 1 chiều : Mộc sinh Hỏa, Kim khắc Mộc. Tuy nhiên đào sâu vào từng hoạt động  ) không sinh được Kimâ) làm không Thổ suy (ácủa Ngũ hành ta thấy : Mộc vượng (  ).á) và Thủy vượng (â) làm Kim suy (ávà không khắc được thủy. Vậy Mộc vượng ( Nói cách khác, Mộc phản khắc Kim (thay vì Kim khắc Mộc) và Mộc phản sinh Thủy (thay vì Thủy sinh Mộc).


4. Tương thừa


Là quan hệ tương khắc không bình thường : Mạnh quá lấn yếu.
- Một hành nào đó, nếu quá mạnh sẽ khắc hành bị nó khắc mạnh hơn. Thí dụ : Bình thường, Can Mộc khắc Tỳ Thổ, vì giận dữ, làm Mộc gia tăng nhiều hơn sẽ khắc thổ nhiều hơn bình thường gây bụng đau, bao tử loét... Khi điều chỉnh, phải điều chỉnh ở Can Mộc.
- Ngược lại, nếu nó quá yếu sẽ bị khắc chế mạnh hơn bởi hành khắc được nó.
Thí dụ : Trong chứng Lao Phổi, người bệnh hay sốt về chiều, phổi bệnh do Phế Kim suy yếu, theo Ngũ hành, Hỏa khắc Kim, nay Kim suy yếu, Hỏa nhân cơ hội Kim suy, khắc mạnh hơn gây sốt kéo dài, nhất là từ trưa đến chiều tối (là giờ của Hỏa vượng, Kim suy). Khi điều trị, chủ yếu phải điều trị ở Phế Kim chứ không phải ở Tâm Hỏa, cho dù có dấu hiệu của Tâm hỏa.


5. Tương vũ


Đây cũng là 1 quan hệ tương khắc không bình thường, yếu chống lại mạnh.
- Một hành nào đó, nếu mạnh quá, sẽ ức chế ngược lại hành khắc được nó.
Thí dụ : Bình thường thì Thủy khắc Hỏa, trong trường hợp bị trúng nắng, sức nóng (nhiệt) bên ngoài làm cho Hỏa khí bị kéo theo, mạnh hơn, bùng lên, khắc ngược lại Thủy làm cho Thủy suy, gây đổ mồ hôi, sợ lạnh... Khi điều trị, phải điều chỉnh ở Hỏa chứ không phải ở Thủy.
- Ngược lại, nếu nó quá yếu, sẽ bị hành mà nó khắc trở nên khắc ngược lại nó.
Thí dụ : Trong trường hợp Trụy Mạch, Hỏa suy kém gây lạnh người, huyết áp thấp, Kim nhân cơ hội Hỏa suy, bùng lên khắc ngược trở lại Hỏa, làm cho thở nhanh hơn, tim đập chậm hơn, có khi gây ngưng đập.
Như vậy, Ngũ Hành Sinh Khắc qua lại 2 chiều chứ không phải chỉ có 1 chiều.


C.- SỰ QUAN HỆ GIỮA NGŨ HÀNH


Nhìn vào đồ hình Ngũ Hành sinh khắc ta thấy, Ngũ Hành liên hệ với nhau 1 cách chặt chẽ, biện chứng.


C1. Sự xáo trộn, thay đổi của 1 hành thường đưa đến sự thay đổi, xáo trộn của 4 hành kia, nghĩa là, gây ra 4 hậu quả.
Thí dụ 1 : Mộc vượng đưa tới Hỏa vượng, Thủy vượng Thổ suy và Kim suy.
Thí dụ 2 : Người đang giận dữ (Mộc vượng) thấy mặt bừng nóng, mắt đỏ (Hỏa vượng), người run rẩy (Thủy vượng), nhói đau vùng thượng vị (Thổ suy), thở khó (Kim suy)...


C2. Ngược lại, có thể có 4 nguyên nhân làm cho 1 hành thay đổi:
Thí dụ 1 : Hỏa vượng, có thể do :
- Mộc vượng làm Hỏa vượng (tương sinh).
- Thổ vượng kéo theo Hỏa vượng (Phản sinh).
- Kim suy làm hỏa vượng (Tương thừa).
- Thủy suy làm Hỏa vượng (Tương khắc).
Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng cho thấy, nhiều khi các mối quan hệ sinh khắc của Ngũ Hành không thuần túy như Mộc sinh Hỏa hoặc Thổ khắc thủy... Mà nhiều khi có những hội chứng trái ngược lại như Hỏa vượng mà Mộc suy (thay vì Mộc vượng làm Hỏa vượng hoặc Hỏa vượng phản sinh Mộc vượng) hoặc Thủy vượng mà hỏa cũng vượng (thay vì Thủy vượng thì Hỏa phải suy vì Thủy khắc Hỏa)...
Trong trường hợp trên, phải phân tích thật kỹ để tìm ra sự khác thường.


Thí dụ 2 : Một hội chứng Hỏa vượng, Thổ vượng, Kim suy, Thủy suy, Mộc suy. Trong trường hợp này, có sự bất thường : Chính ra Mộc và Hỏa phải cùng  ) nhưng Hỏa lạiâchiều với nhau (vì Mộc sinh Hỏa), trái lại ở đây, Mộc suy (  ). Thổ và Kim cũng phải cùng thay đổi như nhau (vì Thổ sinh Kim) thìávượng (  ) thìâ), Kim và Mộc khắc nhau. Kim suy (â) mà kim Lại suy (áThổ lại vượng (  ), ở đây 2 hành này lại cùng suy.áMộc phải vượng )
Phân tích hội chứng trên ta thấy : Nguyên nhân gây bệnh ở đây là Thủy suy làm Kim suy và Mộc suy, (Theo nguyên tắc Tương sinh và phản sinh). Thủy suy làm Hỏa vượng (Tương khắc) và Thổ vượng (Tương thừa).


Các hành sinh khắc, chính ra phải biến chuyển theo cùng chiều : cùng vượng hoặc cùng suy nhưng nếu có biến chuyển khác thường hoặc khác chiều thì đó chỉ là hậu quả của 1 nguyên nhân sinh khắc với nó. Nói khác đi, sự xáo trộn đó phải được tìm nơi hành khác.
Để dễ nhớ, có thể theo cách thức sau : 3 hành liên tiếp biến chuyển cùng chiều, hành ở giữa chính là nguyên nhân.
Thí dụ : Kim suy, Thủy suy, Mộc suy thì Thủy suy là nguyên nhân.
Mộc vượng, Hỏa vượng, Thổ vượng thì nguyên nhân do Hỏa vượng.

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán