ĐỊA KHÔ NGƯU 地 牯 牛
Acanthaclisis Sp.
Tên Việt Nam:
Tên khác: Giao linh ấu trùng, Đáo thối ngưu, Hắc cổ ngưu, Giao thanh linh, Giao linh, Sa noa tử, Nghĩ sư (Trung Quốc Dược học Đại Từ Điển), Địa cổ ngưu (Việt Nam).
Tên khoa học: Acanthaclisis Sp (Myrme-Loenmicans).
Họ khoa học: Myrmeleonidae.
Mô tả: Địa khô ngưu là loại ấu trùng của loài Chuồn chuồn (Acanthaclisis Sp). Mình dài 12mm, mềm, dẹt, mặt đầu tới lưng cong queo, mình có dạng con nhện, đầu ngực nhỏ, bụng lớn, miệng có 2 hàm dạng như lưỡi câu, ở vùng bụng có 3 đôi chân, bụng lưng có những vằn ngang đầy dẫy lông cứng, thường sống ở đất cát dưới cây cổ thụ hay điềm nhà, tạo thành những lỗ hổng cạn và nằm ở dưới đáy huyệt, nếu chẳng may có kiến nào đó vào huyệt thì nó dùng càng ở hàm bắt rồi hút dịch, nên còn gọi là ‘Kiến chúa’ (Nghĩ sư). Khi ấu trùng trưởng thành thì có cánh và hóa thành chuồn chuồn thì có dạng như chuồn chuồn kim.
Địa lý: Sinh hoạt ở trên đất cát, tạo thành những huyệt rò để ở, hay ở dưới đáy huyệt.
Thu bắt: Vào tháng 4, bỏ trên ngói, sấ vàng khô rồi nghiền bột hoặc dùng tươi.
Tính vị: Vị cay hơi đắng, Tính lạnh, Có độc.
Tác dụng: Khử ứ, tán kết.
Chủ trị:
+ Trị đinh nhọt sưng tấy, ngứa lở sủi vẩy thành từng đám ở hai bờ xương cẳng chân (Liêm sang), viêm xương tủy, lấy dị vật ra.
Liều dùng: tùy ý, dùng tươi đâm nát đắp lên, hoặc tán bột trộn với dầu thực vật bôi vào.
Chú ý: Vị này không uống được, ngộ độc.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn