02:48 ICT Thứ tư, 15/01/2025

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Cây thuốc - Vị thuốc

Liên hệ

ĐIỀN CƠ HOÀNG 田 基 黃

Thứ sáu - 04/03/2011 07:36
Cỏ cứng, hình chỉ, mọc thẳng năm hay hai năm. Thân nhẵn. Lá mọc đối hình trái xoan, hơi hình tim gốc, không cuống có nhiều điểm trong mờ

ĐIỀN CƠ HOÀNG   田 基 黃

Hybericum japonicum Thunb.

Tên Việt Nam: Cây Cỏ Ban, Nọc Sởi, Ban Nhật.

Tên khác: Địa nhĩ thảo, Tước thiệt thảo, Sa tử thảo, Hợp chưởng thảo, Giáng long thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa họcHybericum japonicum Thunb.

Họ khoa học: Hybericaceae.

Mô tả: Cỏ cứng, hình chỉ, mọc thẳng năm hay hai năm. Thân nhẵn. Lá mọc đối hình trái xoan, hơi hình tim gốc, không cuống có nhiều điểm trong mờ, phiến dài 7-10mm, rộng 3-5mm. Cụm hoa phân nhánh lưỡng phân, thưa hoa, mọc ở ngọn thân hoặc cành. Hoa màu vàng. Đài 5, hình mũi mác tù, thuôn ở gốc. Tràng 5, cánh hoa hình bầu dục, dài hơn đài một ít, có cuống dài 4-5mm. Nhị rất nhiều, họp thành 3 nhóm, chỉ nhị hình chỉ hơi dính nhau ở góc, các bao phấn bé, hình mắt chim. Vòi nhụy hình chỉ, đầu nhụy bé, bầu hình trứng thuôn, dài gấp đôi vòi nhụy. Quả nang hình trứng, mở bằng 3 mảnh dọc. Hạt hình trụ hơi thuôn ở hai đầu. Ra hoa tháng 2-4, quả chín tháng 8-10.

Phân biệt:

1-  Phân biệt với cây Cỏ Ban lá dính (Hypericum sampsoni Hance) còn gọi là Nguyên bảo thảo

2- Phân biệt với các loại cây Ban thuộc chi Bauhinia thuộc họ Caesalpiniaceae, dùng để chữa sởi.

Địa lý: Cây rất thường gặp ở Bắc bộ và Trung bộ ở những nơi đất ẩm, trên các thửa ruộng đã hết nước. Mọc vào mùa xuân, mùa hè nở hoa mùa đông cây tàn.

Thu hái, sơ chế: Thu hái vào hè thu, rửa sạch, phơi nắng, cất dùng.

Phần dùng làm thuốc: Toàn cây.

Tính vị: Vị ngọt, nhạt, Tính bình.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, thấm thấp lợi thủy, tiêu thũng, chỉ thống.

Chủ trị: Trị viêm gan cấp mãn tính, xơ gan thời kỳ đầu, đau nhức ở vùng gam, viêm ruột thừa, đinh nhọt, sưng tấy, rắn độc cắn, đỉa cắn, chấn thương té ngã, trẻ em lên sởi.

Liều dùng: Dùng khô từ 15g -30g sắc uống. Dùng tươi từ 30-60g sắc uống. Trong trường hợp đắp nơi sưng tấy, chấn thương, rắn độc cắn thì dùng tươi giã nát đắp lên nơi đau.

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hình chỉ, thảo, hình, dùng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán