ĐIỀM HẠNH NHÂN 甜 杏 仁
Prunus amyggdalus Strok.
Tên Việt Nam: Hạnh Nhân Ngọt.
Tên khác: Bát đởm hạnh, Thông lộc ma (Bản Thảo Cương Mục), Bản lãm hạnh, Ba đán hạnh, Nam hạnh nhân (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Prunus amyggdalus Strok.
Họ khoa học: Rosaceae.
Mô tả: Điềm hạnh nhân là một loại quả như cây Hạnh nhưng lá nhỏ hơn, quả cũng nhỏ nhọn mà thịt mỏng, Hạch như hạch quả mai, Xác mỏng mà nhân tương đối lớn hơn Hạnh, Vị của nó ngọt.
Địa lý: Ít thấy ở Việt Nam.
Phân biệt: Hạnh nhân gồm 2 loại, Loại có nhân đắng gọi là Khổ hạnh-nhân hoặc Bắc hạnh-nhân (Prunus ameniaca Lin, Var ansu Maxim) là loại có nhân ngọt gọi là Điềm hạnh nhân (Xem thêm: Hạnh nhân).
Tính vị: Vị ngọt, Tính bình.
Tác dụng: Nhuận Phế, khứ đờm, chỉ khái, bình suyễn.
Chủ trị: Trị ho suyễn do Phế táo, bón.
Liều dùng: 2-15g.
Phần dùng làm thuốc: Hạch nhân.
Tham khảo: Điềm hạnh nhân và Khổ hạnh nhân ngoài khác nhau về tính vị, trên lâm sàng lúc dùng người ta chia ra: Khổ hạnh nhân vị đắng tính ấm, tiết Phế, thường được hay dùng trong những chứng ho đờm suyễn thuộc thực tà. Còn Điềm hạnh nhân trị chứng ho do Phế nuy (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn