CÁC PHƯƠNG THUỐC THANH NHIỆT
Là các phương thuốc được tạo thành chủ yếu do các vị thuốc tính lạnh, mát có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, lương huyết, giải độc được dùng để chữa các chứng bệnh cảm sốt ở phần trong cơ thể ( lý nhiệt).
Nguyên nhân do:
* Hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt, thử nhiệt thuộc chứng lý thực nhiệt.
* Âm hư, tân dịch giảm thuốc chứng hư nhiệt.
- Vị trí gây bệnh ở phần dịnh, khí huyết ( thuộc ôn bệnh) hoặc ở các tạng phủ, kinh lạc.
- Các phương thuốc thanh nhiệt được phân loại như sau:
* Thanh nhiệt ở phần khí.
* Thanh nhiệt lương huyết ở phần dinh, huyết.
* Thanh nhiệt giải độc.
* Thanh nhiệt giải thử.
* Thanh nhiệt ở tạng phủ.
* Thanh hư nhiệt.
- Những điểm cần lưu ý khi dùng thuốc Thanh nhiệt:
* Không dùng thuốc Thanh nhiệt khi bệnh còn ở biểu.
* Nếu đã hết sốt thì ngừng uống, vì các vị thuốc thanh nhiệt đều có tính mát lạnh nên dễ làm tổn thương đến vị khí, dương khí.
* Dùng rất thận trọng cho những người có bẩm tố hư hàn vì dễ tổn thương đến phần dương khí.
* Bệnh thuộc chứng chân hàn giả nhiệt không dùng các bài thuốc này.
CÁC PHƯƠNG THUỐC THANH NHIỆT Ở PHẦN KHÍ
( THANH NHIỆT TẢ HỎA)
- Các bài thuốc Thanh nhiệt ở phần khí có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, được dùng để chữa các chứng bệnh gây ra khi nhiệt ở phần khí: Sốt cao, phiền khát, ra mồ hôi nhiều, rêu lưỡi vàng, mạch hồng, đại, hoạt, sác.
Trên lâm sàng được dùng để chữa ôn bệnh ở giai đoạn ở phần khí, chứng Dương minh kinh chứng thuộc hội chứng Lục kinh ( Bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng ở giai đoạn toàn phát chưa có biến chứng: mất nước, mất điện giải, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch).
THANH NHIỆT TIẾT NHIỆT Ở PHẦN KHÍ
BẠCH HỔ THANG
白虎汤
(TÊN KHÁC CỦA VỊ THẠCH CAO)
( THẠCH CAO TRI MẪU THANG)
( Thương hàn luận)
- Thanh nhiệt ( ở phần khí)
- Tả vị hỏa – Sinh tân dịch, chỉ khát
Vị thuốc | Liều lượng | Tính năng |
Thạch cao (Bạch hổ) (石膏) | 40-100g | Tả vị hỏa, hạ sốt (quân) |
Tri mẫu(知母) | 12-20g | Thanh phế vị nhiệt, nhuận tràng sinh tân dịch (thần) |
Cam thảo(甘草) | 4-8g | Ích bổ trung khí (tá và sứ) |
Gạo tẻ (Ngạnh mễ) | 20-40g | Ích vị, sinh tân dịch (tá và sứ) |
Cách dùng: Sắc thuốc đến khi gạo nhừ, bỏ bã, uống ấm, chia làm 3 lần/ ngày.
Ứng dụng lâm sàng:
Chữa chứng nhiệt ở kinh Dương minh (thuộc kinh chứng) hay nhiệt ở phần khí (ôn bệnh): sốt cao, nhức đầu, miệng lưỡi khô, phiền khát, thích uống, mặt đỏ, sợ nóng, rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng đại hữu lực hay hoạt sác. Hay gặp ở bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng giai đoạn toàn phát chưa có biến chứng (nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch).
Chữa sốt rét, thấp khớp cấp dùng bài này gia Quế chi, có tác dụng ôn thông kinh lạc, điều hòa vinh vệ gọi là bài Bạch hổ gia Quế chi thang.
Chữa viêm khớp dạng thấp có sưng, nóng, đỏ, đau dùng bài này gia Thương truật.
Chữa viêm lợi, lở loét chân răng, loét miệng dùng bài này bỏ Ngạnh mễ gia Mạch môn, Thiên hoa phấn, Thanh hao, Huyền sâm.
Chữa viêm não Nhật bản B, hội chứng não cấp dùng bài này gia Rễ sậy, Trúc lịch, Thiên hoa phấn.
TRÚC DIỆP THẠCH CAO THANG
竹叶石膏汤
Xuất xứ: “Thương hàn luận”
- Thanh nhiệt trừ phiền
- Sinh tân, ích khí hòa vị
Vị thuốc | Liều lượng | Tính năng |
Trúc diệp(竹叶) | 12g | Thanh nhiệt trừ phiền (quân) |
Thạch cao (石膏) | 40g | Thanh nhiệt trừ phiền (quân) |
Bán hạ chế(半夏制) | 12g | Giáng nghịch chỉ ẩu (thần) |
Nhân sâm(仁参) | 8g | Ích khí dưỡng âm, an trung hòa vi |
Mạch môn(麦门) | 24g | Ích khí dưỡng âm, an trung hòa vị |
Cam thảo(甘草) | 4g | Ích khí dưỡng âm, an trung hòa vị |
Ngạnh mễ(硬米) | 40g | Ích khí, an trung hòa vị (tá và sứ) |
Cách dùng: Ngày uống 1 thang, chia đều 3 lần, uống nguội, trước khi ăn.
Ứng dụng lâm sàng:
Chữa chứng nhiệt sốt, ra nhiều mồ hôi, làm cho khí và âm tổn thương, xuất hiện các chứng trạng miệng khô, môi ráo, tâm phiền muộn, lưỡi hồng, mạch tế sác.
Chữa chứng vị âm bất túc, vị hỏa thượng nghịch mà thấy xuất hiện các triệu chứng miệng khát, lưỡi khô, đỏ, mạch tế sác. Khứ Thạch cao, gia Thiên hoa phấn để sinh tân tăng dịch.
Chữa chứng tiêu khát do vị hỏa thịnh làm người gầy, tiểu nhiều có các triệu chứng Thận suy thì khứ Thạch cao, gia Hoàng tinh, Thiên hoa phấn, Thục địa, Sơn thù nhục.
CÁC PHƯƠNG THUỐC THANH NHIỆT
LƯƠNG HUYẾT Ở PHẦN DINH VÀ HUYẾT
- Các phương thuốc Thanh nhiệt lương huyết ở phần và huyết có tác dụng thanh nhiệt tà phạm vào phần dinh, huyết: người sốt cao, phiền táo, mất ngủ, tinh thần mê sảng, chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, phát ban.
- Được dùng trong ôn bệnh thuộc giai đoạn dinh và huyết (bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng ở giai đoạn toàn phát có biến chứng nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch.
THANH DINH THANG
Xuất xứ: “Ôn bệnh điều biên”
- Thanh dinh giải độc
- Dưỡng âm thấu nhiệt
Vị thuốc | Liều lượng | Tính năng |
Bột sừng trâu (tê giác) | 12g | Thanh nhiệt giải độc ở phần dinh (quân) |
Sinh địa(生地) | 1-4g | Thanh nhiệt dưỡng âm (thần) |
Huyền sâm(玄参) | 12g | Thanh nhiệt dưỡng âm (thần) |
Mạch môn(麦门) | 12g | Thanh nhiệt dưỡng âm (thần) |
Hoàng liên(黄连) | 6g | Thanh nhiệt giải độc (tá) |
Liên kiều(连翘) | 12g | Thanh nhiệt giải độc (tá) |
Trúc diệp(竹叶) | 10g | Thanh nhiệt giải độc (tá) |
K.ngân hoa(金银花) | 12g | Thanh nhiệt giải độc (tá) |
Đan sâm(丹参) | 8g | Hoạt huyết tán ứ (sứ) |
Cách dùng: Sắc, chia uống 3 lần trong ngày, uống nguội
Ứng dụng lâm sàng:
Chữa chứng nhiệt ở phần dinh (bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn toàn phát do mất nước, mất điện giải gây nhiễm độc thần kinh): Người sốt, đêm sốt cao hơn, mê sảng, phiền táo, không ngủ, phát ban, lưỡi đỏ mà khô, mạch tế sác.
Sốt xuất huyết: dùng cỏ mật 1 nắm dã nát lấy nước cho uống, bỏ xác quanh mình.
TÊ GIÁC ĐỊA HOÀNG THANG
Xuất xứ: “Thiên kim phương”
- Thanh nhiệt lương huyết
- Tán ứ chỉ huyết – giải độc
Vị thuốc | Liều lượng | Tính năng |
Tê giác (Bột sừng trâu) | 1,5-4g 12g | Thanh nhiệt giải độc, lương huyết (quân) |
Sinh địa(生地) | 24g | Thanh nhiệt lương huyết (thần) |
Bạch thược(白芍) | 16g | Điều hòa phần dinh, tiết nhiệt (tá và sứ) |
Đơn bì(丹皮) | 16g | Lương huyết tán ứ (tá và sứ) |
Cách dùng: Sắc, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Ứng dụng lâm sàng:
Chữa chứng nhiệt vào phần huyết trong ôn bệnh (bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn toàn phát có biến chứng nhiễm độc thần kinh và rối loạn thành mạch gây chảy máu): nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu... tinh thần mê sảng, hôn mê, ban chẩn tím, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Chữa viêm gan nặng, hôn mê gan, chứng urê huyết gây chảy máu, nhiễm trùng huyết, đinh râu, bạch cầu cấp.
Chữa chứng xuất huyết tử ban do giảm tiểu cầu (thêm thuốc cầm máu, thanh nhiệt, dưỡng âm).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn