(Trích trong ‘Đông Y Lược Khảo’ của Đỗ Đình Tuân, Việt Nam)
Ông chánh Hương, ở Thái Bình, nhà giầu, năm ngoài bốn mươi tuổi, đi cầu tự sinh được một con trai. Hơn mười tháng đã lẫm chẫm biết đi, vợ chồng quý hơn vàng ngọc, nuôi riêng một người vú giao cho trông coi.
Một hôm đứa nhỏ tự nhiên không ăn được, kêu đau ở cổ, mặt sưng phù lên. Vợ chồng lo sợ, tìm hết thầy thuốc danh tiếng đến xem nhưng không ai biết là bệnh gì và đành chịu bó tay. Sau đó, ông chánh Hương phải lên Hà Nội mời bác sĩ Leroy des Barres về Thái Bình để chữa. Bác sĩ Barres xem bệnh rồi bảo: Phải đem lên Hà Nội mới đủ phương tiện chữa trị, nhưng chưa chắc có khỏi được không.
Ông đang phân vân nghĩ ngợi thì có người bạn đến hỏi thăm và nói: Bệnh này phải tìm ông lang Thạch Cầu may ra mới chữa khỏi.
Chủ nhà lập tức nhờ bạn lên Bắc Ninh mời ông Nguyễn Văn Khoan (ông Lang Thạch Cầu) đến. Hôm sau, ông Khoan đến xem bệnh. Nhìn sắc mặt và ngửi nước miếng đứa trẻ, ông biết là bị hóc vỏ ốc.
Xem xong, ông ra nhà ngoài uống nước.. chủ nhà hỏi: “Thưa Cụ, bệnh của cháu như thế nào, liệu có chữa được không?”. Ông đáp: “Tôi chữa được nhưng ông bà phải cho nhiều tiền mới bõ công khó nhọc”. Chủ nhà nói: “ Cụ cứ hết sức chữa cho cháu khỏi, dẫu tốn kém bao nhiêu chúng tôi cũng không dám tiếc”. Ông cười nói: “Ông bà cứ chồng đủ ba ngàn bạc, xin cam đoan chữa khỏi, nếu kém một đồng tôi cũng không chữa”. Chủ nhà nghe nói giật mình vì tiền lúc đó rất có giá trị, ba ngàn bạc là một số tiềnấttt lớn. Nhưng vì nóng lòng muốn cho con khỏi bệnh, vợ chồng phải đi vay mượn các nơi được ba ngàn, đem về để trên bàn sách. Ông kiểm lại đủ số tiền, nói: “Xin hãy cất đi, khi nào cháu khỏi, tôi sẽ lấy”. Rồi bảo đi mua 10 con vịt, đem buộc tréo cánh, mỗi con treo lên một cái cọc, cách mặt đất hơn gang tay, ở dưới để một cái chậu bằng sành để hứng nước miếng vịt. Vịt bị treo ngược nên nước miếng chảy xuống ậuuu. Sau một giờ, dồn cả 10 chậu được gần nửa bát nước miếng vịt. Ông cùng người nhà ra vườn, lấy một nắm đất giun đùn lên, đem về trộn chung với nước miếng vịt và một ít thuốc bột trắng cho đều rồi đắp chung quanh cổ đứa bé. Đắp xong ông lấy một ít bột có mùi thơm, hòa với nước nóng, dặn người nhà cứ nhỏ dần vào miệng đứa bé.
Ông ra nhà ngoài ngồi chờ, chưa được nửa tiếngoồng hồ, bống nghe đứa bé ở trong nhà sặc lên một tiếng và khóc òa lên. Ông chạy vào thì trong miệng đứa bé bắn ra một cục máu to bằng đầu ngón tay cái. Ông cầm cục máu bỏ vào cái đĩa, đem ra cho mọi người xem và nói: “ Trong cục máu này có con ốc, thế là bệnh đứa bé khỏi rồi”. Mọi người không tin, lấy dao rạch ra thì qủa nhiên trong máu có con ốc.
Ông bảo nấu cháo, lấy nước cháo cho đứa bé uống. Sáng hôm sau đứa bé khỏi hẳn, ăn uống như thường. Ông giải thích căn bệnh cho mọi người nghe: “Người nhà bế đứa bé đi chơi, vô ý để đứa bé nhặt con ốc ngậm vào miệng và bị chết hóc mà không biết”. Chủ nhà gọi vú em đến hỏi, người vú nhận hôm đó có bế đứa bé ra chợ chơi, vú mua ốc ăn, rồi em bé về nhà thì bị bệnh. Chủ nhà giữ ông ở lại chơi mấy ngày. Lúc ông từ biệt ra về, chủ nhà đưa đủ ba ngàn đồng và một cân trà tầu để tạ ơn. Ông nói: “Muốn cho ông bà khỏi lo sợ, tin chắc là tôi chữa khỏi bệnh cháu, nên tôi làm ra như vậy. Nay cháu khỏi bệnh, số tiền này xin hoàn lại, có lý nào tôi lại lấy nhiều quá thế!”.
Vợ chồng chủ nhà khẩn khoản xin thành tâm kính biếu, ông chỉ nhận có 10 đồng và hai bình trà.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn