(Trích trong ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ của Trương Cảnh Nhạc, Trung Quốc)
Con trai của người họ Vương, vừa đầy một tuổi, cái gì cũng đòi để chơi. Một hôm đứa nhỏ cầm cây đinh sắt nhỏ để nghịch, ngậm vào miệng rồi nuốt luôn vào họng. Bấy giờ cả nhà hoảng hốt lên làm đủ mọi cách nhưng không làm sao lấy được cây đinh ra. Ông Vương liền mời tôi đến thăm bệnh. Khi đến nơi, thấy bà mẹ đang nắm chân đứa bé dốc ngược lên ý muốn cho cây đinh theo mũi, miệng rơi ra. Miệng của đứa nhỏ dính máu đỏ. Tôi liền bảo: “Cuống họng người ta không phải là cái ống tre, đinh đã vào trong họng,không phải cứ dốc ngược cháu lên là nó rơi ra được, làm như thế chẳng những không ích lợi gì mà còn có hại cho cháu”. Người mẹ nghe lời, đặt cháu ngồi xuống trên ghế. Một lát cháu khóc to lên, biết là cái đinh đã xuống sâu, không còn ở họng nữa. Tôi liền nhớ trong sách ‘Bản Thảo’ có câu ‘Thiết úy Phác tiêu’ (Sắt kỵ vị Phác tiêu), liền dùng ngay phương thuốc sau:
Hai vị tán nhỏ, thêm mỡ heo và ít mật làm thành viên rồi dỗ cho cháu nhỏ cố nuốt dần cho hết.
Ngày hôm sau, ông Vương hớn hở tìm tôi khoe rằng: “ Hôm qua, chứng canh ba, cháu đại tiện ra một khối to như củ khoai, tròn và láng, không có góc cạnh gì cả, bẻ ra ở trong có cái đinh, chẳng hiểu tại sao?”
Tôi đáp: Sở dĩ tôi dùng Phác tiêu lẫn với Từ thạch là để đinh bám vào thuốc vì Từ thạch có tính hút sắt. Phác tiêu để tống cái đinh ra cho nhanh; Mỡ heo để cho nhuận. Vì thế, vị vị hút vào, vị trục ra, vị tư nhuận, tất cả đều công, hợp lực đẩy cái đinh theo đường đại tiện ra ngoài:.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn