22:24 ICT Thứ tư, 15/01/2025

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu khoa học

Liên hệ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐIỆN CHÂM VÀ THUỐC ĐÔNG Y TRONG ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN DO LẠNH

Thứ năm - 21/07/2011 09:01
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là một bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và khả năng lao động của bệnh nhân.
TÓM TẮT

            Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là một bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và khả năng lao động của bệnh nhân. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đánh giá  hiệu quả của phương pháp điện châm và thuốc Đông y  trong điều trị Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh. Nghiên cứu đã được thực hiện trên 55 bệnh nhân vào điều trị tại Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Huế và đã thu được kết quả sau:

Điện châm là phương pháp đơn giản, ít tốn kém, tỷ lệ hồi phục cao 83,6 % .

Phương pháp điện châm kết hợp với thuốc Đông y đem lại kết quả cao hơn điện châm đơn thuần tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể.

SUMMARY

            The peripheral paralysis of the VII nerve is a  most frequent disease. This trouble affects working capacity and living of patient. In this research, we estimate the result of electrical acupuncture and traditional medicine in the patients who have a peripheral paralysis of the VII nerve.

These are some remarks:

Electrical acupuncture was well recovered in the peripheral paralysis of the VII nerve (83,6%). This is a simple method , easy to apply on practice.

The combine of electrical acupuncture and traditional medicine has no more result than  isolated electrical acupuncture.

 

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là một tổn thương thường gặp nhất của dây thần kinh sọ não số VII. Bệnh thường xảy ra ở mọi giới, mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở tuổi thanh niên. Theo " Châm cứu thực hành" của Lưu Hán Ngân:" Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị, phần lớn là tuổi thanh niên, phần nhiều bị 1 bên" [6].

  Bệnh khởi phát đột ngột làm liệt cơ mặt và mắt bên liệt không nhắm được, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và thẫm mỹ của người bệnh. Lâm sàng của Liệt dây thần kinh VII ngoại biên có nhiều thể , tuy nhiên nguyên nhân do lạnh chiếm đa số [1],[2].

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, liệt dây thần kinh VII ngoại biên gọi là chứng "Khẩu nhãn oa tà". Nguyên nhân do lạnh tương ứng với thể phong hàn. Phong và hàn tác động vào các kinh dương ở mặt làm cản trở sự lưu thông khí huyết gây nên các biểu hiện lâm sàng [7].

 Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên theo Y học cổ truyền có nhiều phương pháp. Sử dụng điện châm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và dễ áp dụng trên lâm sàng.   

Mục tiêu của đề tài:

Đánh giá hiệu quả của điện châm trong điều trị Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh.

So sánh kết quả của phương pháp điện châm  có phối hợp và không phối hợp thuốc thang.

 

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

Đối tượng :

Gồm 55 bệnh nhân vào điều trị nội trú và ngoại trú tại  khoa Y Học Cổ Truyền  Bệnh viện Trung Ương Huế được chẩn đoán xác định Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh.

 

2. Tiêu chuẩn chọn bệnh : dựa vào các biểu hiện lâm sàng sau:

+ Khởi phát đột ngột

+ Rối loạn vận động: mất nếp nhăn trán, mất rãnh mũi má, lêch nhân trung, méo miệng, Charle - Bells (+).

+ Rối loạn thần kinh thực vật (khô mắt, chảy nước mắt, giảm vị giác, giảm  tiết nước bọt.).

+  Rối loạn cảm giác: nghe vang đau, đau vùng sau tai [3].

Chẩn đoán ph ân biệt loại trừ:

+  Liệt VII trung ương

+  Liệt VII ngoại biên do nhiễm trùng, sang chấn.

 

Phương pháp nghiên cứu:

 

a.Châm cứu:[ 7], [4]    

+ Sử dụng máy điện châm KWD - 808II do Trung quốc chế tạo.

    Kim châm cứu 4- 8cm.

+ Huyệt vị sử dụng:

   Dương bạch  xuyên Ngư yêu

   Toản trúc xuyên Tình minh

   Đồng tử liêu xuyên Thái dương

   Địa thương xuyên Giáp xa

   Kết hợp với Nhân trung và  Hợp cốc bên đối diện.

+ Kỹ thuật châm: Sử dụng kênh tả trên máy điện châm với thời gian lưu kim 20 phút, cường độ dòng điện 6mV, tần số 3 -6 Hz (180 -360 chu kỳ/phút)   

+ Điện châm ngày một lần.

 

b.Thuốc thang: áp dụng bài thuốc nam có tác dụng Khu phong, tán hàn, hoạt huyết [ 5].

Khu phong : Độc hoạt       08g Tán hàn:Sinh khương     04g

                  Tần giao         08g             Quế chi             08g                      

                  Tang ký sinh  12g  Hoạt huyết: Ngưu tất      08g                

                  Khương hoạt  12g                  Xuyên khung 08g

                  Phòng phong   08g Bổ huyết:Đương quy   08g                       

4. Tiêu chuẩn đánh giá: chia làm 4 mức độ:

+ Tốt: khỏi bệnh hoàn toàn và nhanh (7 -15 ngày)

Mắt nhắm kín, Charler - bells (-).

            Nhân trung cân đối cả khi cười và nói.

            Nếp nhăn trán rõ.

+ Khá: khỏi chậm và thời gian điều trị kéo dài (> 15 ngày)

             Charler bells (-)

             Có nếp nhăn trán

             Miệng hết méo, thổi lửa, thổi sáo được.

+ Trung bình:

            Các dấu hiệu trên đỡ nhiều hoặc hết được 2 hay 3 triệu chứng còn để lại di chứng nhẹ như: khi cười, nói nhân trung còn lệch ít hoặc mắt nhắm chưa kín hoàn toàn.

            Miệng còn méo ít.

+ Kém :

           Không đáp ứng với điều trị.

 

KẾT QUẢ:

Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi và giới:

 

 

 Tuổi nhỏ nhất:                3 tuổi

Tuổi lớn nhất:                78 tuổi

Lứa tuổi 21 - 40 chiếm tỷ lệ: 38,2%

Tỷ lệ mắc bệnh theo mùa:         

 

 

 

 

Tỷ lệ mắc bệnh vào mùa Đông Xuân:   73.8%

Tỷ lệ mắc bệnh theo nghề nghiệp:             

            

Tỷ lệ mắc bệnh ở tầng lớp  nhân dân lao động:  45.5%

Thời gian điều trị bệnh nhân:          

             

      Số bệnh nhân điều trị từ 8 -15 ngày:     45.5%     

 5.  Tỷ lệ bệnh nhân điều trị điện châm có kết hợp thuốc thang và không kết hợp thuốc thang:

 

 

     Số bệnh nhân điều trị bằng điện châm có phối hợp thuốc thang chiếm tỷ lệ:  61.8%

6.  Tỷ lệ khỏi bệnh theo phương pháp điều trị bằng điện châm có phối hợp thuốc thang hay không phối hợp thuốc thang:

 

 

p>0.05

            Tỷ lệ khỏi bệnh theo phương pháp  điều trị bằng điện châm có phối hợp thuốc thang:         43.7%

            Tỷ lệ khỏi bệnh theo phương pháp  điều trị bằng điện châm không phối hợp thuốc thang:    40.0%

 

So sánh với một số kết quả khác:

             

         

   Kết quả khỏi bệnh ( tốt + khá) trong nghiên cứu của chúng tôi:  83. 6%.

 

IV. BÀN LUẬN

1. Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi và giới:

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, sự phân bố bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu bao gồm mọi lứa tuổi. Tuổi mắc bệnh nhỏ nhất là 3 tuổi, lớn nhất là 78 tuổi. Tuy nhiên lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là thanh niên: 38,2%. Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Theo Châm cứu thực hành của Lưu Hán Ngân:" Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể bị, phần lớn là tuổi thanh niên".  

Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ  chênh lệch không đáng kể.

 

2.  Tỷ lệ mắc bệnh theo mùa: 

Bệnh xảy ra rải rác trong năm nhưng hay gặp nhất vào mùa Đông Xuân. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là do lạnh. Do đó mùa Đông vẫn là mùa có tỷ lệ bệnh lý này cao nhất.

 

3. Tỷ lệ mắc bệnh theo nghề nghiệp:

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ mắc bệnh tập trung đa số ở tầng lớp nhân dân lao động (45.5 %). Có lẽ do họ chưa có ý thức cao trong việc phòng bệnh  và dễ tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh hơn giới trí thức.

 

4.  Thời gian điều trị bệnh nhân:

Số bệnh nhân điều trị từ  8 - 15 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (45. 5%) so với nhóm điều trị 1 tuần   Do bệnh nhân thường vào viện muộn  hoặc đã điều trị bằng các phương pháp khác mà không hiệu quả ( cúng bái, đắp lá …). 

 

5.  Tỷ lệ bệnh nhân điều trị điện châm có kết hợp thuốc thang và không kết hợp thuốc thang:

Số bệnh nhân điều trị  bằng điện châm  có phối hợp  thuốc thang chiếm tỷ lệ cao 61.8%. Do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các bệnh nhân vào điều trị Nội

trú và ngoại trú. Tất cả các bệnh Nội trú  thường kết thuốc thang trong điều trị.

 

Tỷ lệ khỏi bệnh theo phương pháp điều trị bằng điện châm có phối hợp thuốc thang hay không phối hợp thuốc thang:

 

Kêt quả trên cho thấy, tỷ lệ khỏi bệnh theo phương pháp điều trị bằng điện châm có phối hợp thuốc thang cao hơn  phương pháp điện châm không phối hợp thuốc thang. Tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê ( p>0,05).

 

So sánh với một số kết quả khác:

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy,  kết quả khỏi bệnh ( tốt + khá) trong nghiên cứu của chúng tôi khá khả quan ( 83.6%). Kết quả này cũng phù hợp vơi báo cáo của Bộ môn Y học cổ truyền Đại học Y Hà Nội và thấp hơn của BS Nguyễn Thị Khuyên.

Theo chúng tôi vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị đó là sự hợp tác chặt chẽ giữa bệnh nhân và thầy thuốc. Cần tuyên truyền giáo dục ý thức phòng và chữa bệnh của người dân, tránh bỏ dở fđiều trị nửa chừng để khỏi ảnh hưởng đến kết quả điều trị. 

 

IV . KẾT LUẬN

Qua 50 bệnh nhân  Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh vào  điều trị tại Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện trung ương Huế, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

Điện châm là phương pháp điều trị đơn giản, ít tốn kém, dễ thực hiện để điều trị Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh.

Điều trị Liệt dây thần kinh VII ngoại biên bằng điện châm đem lại kết quả rất khả quan, tỷ lệ hồi phục cao (83,6%).

Phương pháp điều trị bằng điện châm có phối hợp thuốc thang có kết quả tương đối cao hơn điện châm không phối hợp thuốc thang. Tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ môn Nôi - Trường đại học Y Hà Nội ( 1989), Triệu chứng học Nội khoa, Tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Nguyễn Văn Đăng ( 2000), "Liệt mặt", Bách khoa thư bệnh học, Tập III, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa. 

Đinh văn Đính - Chu Quốc Trường ( 1999), "Nghiên cứu tác dụng điều trị Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh bằng phương phap kích thích xung điện qua điện cực hút trên huyệt", Tạp chí châm cứu Việt nam, số 4- 1999, trang 22- 29).

Nguyễn Thị Khuyên (1991), "Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh bằng châm cứu", Tập san nghiên cứu và thông tin Y học, số 2- 1991, trang 170 -173.

 Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học ,Hà Nội.

Lưu Hán Ngân(1992), Châm cứu thực hành, Nhà xuất bản Y học,Hà Nội. (tài liệu dịch).

Viện Đông Y (1994), Châm cứu học, Nhà xuất bản Y học , Hà Nội.

Tác giả bài viết: ThS. NGUYỄN THỊ TÂN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán