23:19 ICT Thứ tư, 15/01/2025

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu khoa học

Liên hệ

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH HÀNH NGHỀ Y DƯỢC TƯ NHÂN ĐANG ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

Thứ năm - 21/07/2011 08:15
Hành nghề y tư nhân được phép hoạt động từ năm 1989, chỉ sau một thời gian ngắn, loại hình dịch vụ này đã phát triển nhanh chóng về số lượng trên phạm vi cả nước
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Xã hội hoá Y tế là sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của nhân dân là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành các đoàn thể, các tổ chức xã hội. Đa dạng hoá các loại hình chăm sóc sức khoẻ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, trong điều kiện nguồn lực Nhà nước đầu tư cho y tế còn có hạn [1].

Hành nghề y tư nhân được phép hoạt động từ năm 1989, chỉ sau một thời gian ngắn, loại hình dịch vụ này đã phát triển nhanh chóng về số lượng trên phạm vi cả nước, thích ứng với những điều kiện mới của kinh tế thị trường. Với phương châm đảm bảo an toàn về sức khoẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám chữa bệnh của nhân dân, đồng thời để thống nhất việc quản lý và đưa các hoạt động hành nghề y dược tư nhân theo đúng pháp luật, ngày 13/10/1993, Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện được quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong cải cách hành chính, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho hành nghề y, dược tư nhân phát triển, trở thành một bộ phận của ngành y tế, góp phần cùng y tế Nhà nước hoàn thành tốt mục tiêu chiến lược chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010 [7].

Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt tồn tại trong lĩnh vực hoạt động hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn thành phố Huế, chúng tôi nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu tình hình hành nghề y dược tư nhân đang được quản lý tại thành phố Huế"

Với các mục tiêu sau:

1. Mô tả thực trạng hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược tư  nhân đang được quản lý trên địa bàn thành phố Huế;

2. Đánh giá công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn thành phố Huế.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

            - Các cơ sở và người hành nghề y, dược tư nhân đang được quản lý tại thành phố Huế

- Cán bộ trực tiếp tham gia công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân tại thành phố Huế

- Người bệnh sử dụng dịch vụ y tế tư nhân ở các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân ở Thành phố Huế

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            Nghiên cứu ngang

2.2.1. Phương pháp chọn mẫu

            - Đối với nhóm đối tượng cán bộ trực tiếp tham gia công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân tại thành phố Huế là chọn tất cả những cán bộ được phân công trực tiếp theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động hành nghề y dược tư nhân .

-  Đối với nhóm đối tượng người hành nghề y, dược tư nhân: chọn tất cả các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân đang hoạt động hành nghề tại  Thành phố Huế.

- Đối với nhóm đối tượng sử dụng dịch vụ y tế

 Chọn ngẫu nhiên 100 người dân ở độ tuổi từ 18 đến 70 tuổi.

Cỡ mẫu áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ngang

 

 

Trong đó:

n là cỡ mẫu, với khoảng tin cậy 95%, Z(1-a/2) = 1,96;

p là tỷ lệ người dân sử dụng cơ sở y tế tư, ước tính bằng 50%, p = 0,5;

e là độ chính xác mong muốn được chọn là 0,06;

Trong quá trình thu thập thông tin đã phỏng vấn được 600 đối tượng.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Dùng bộ câu hỏi đã soạn sẵn phỏng vấn cá nhân trực tiếp sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở hành nghề y dược tư nhân.

- Phỏng vấn cán bộ quản lý hành nghề y dược tư nhân.

- Quan sát các hoạt động của các cơ sở hành nghề y dược tư nhân.

- Phỏng vấn các chủ cơ sở người hành nghề y dược tư nhân.

- Thu thập số liệu lưu trữ tại Sở Y tế và Trung tâm y tế thành phố Huế.

2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU

      Các số liệu được mã hóa và xử lý trên máy vi tính, phần mềm EPI INFO version 6,04b

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

 

3.1. ThỰc trẠng hoẠt đỘng cỦa các cơ sỞ hành nghỀ y, dưỢc tư nhân đang đưỢc quẢn lý trên đỊa bàn thành phỐ HuẾ

3.1.1. Hình thức tổ chức cơ sở hành nghề

Bảng 3.1. Các cơ sở được cấp chứng chỉ và giấy phép hành nghề

Biểu đồ 3.1. Các cơ sở đươc cấp chứng chỉ và giấy phép hành nghề

Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu chung về hành nghề thì hình thức hành nghề y cao nhất chiếm tỷ lệ 50,7% và thấp nhất là hành nghề dược chiếm tỷ lệ 20,7%; nghề y học cổ truyền là 28,6 %. Tỷ lệ này  gần tương đương với liệu của toàn quốc: hành nghề y 48,87%; hành nghề y học cổ truyền 15,659%; hành nghề dược 31,63% trên tổng cơ sở được cấp giấy phép hành nghề là 56070 [3].

Bảng 3.2. Các loại hình  hành nghề Y tư nhân

Bảng 3.3. Các loại hình hành nghề Y  học cổ truyền tư nhân

Bảng 3.4. Các loại hình hành nghề Dược tư nhân

So sánh các số liệu trên cho thấy sự phân bố các hình thức hành nghề và các loại hình hành nghề là không đều. Bệnh viện tư nhân ở Huế vẫn còn hạn chế về mặt số lượng và qui mô, có lĩnh vực không có bệnh viện tư như y học cổ truyền, mặc dù nơi đây có tiềm năng to lớn là đất kinh đô xưa có nhiều lương y, Ngự y triều Nguyễn. Có nhiều nguyên nhân tuy nhiên có một số nguyên nhân làm bệnh viện tư nhân khó phát triển. Đó là, sự thiếu ổn định trong chính sách thuế, thiếu chính sách rõ ràng về trách nhiệm, và đặc biệt là khả năng cạnh tranh thấp về giá với các bệnh viện công được Nhà nước bao cấp một phần.

3.1.2. Trình độ chuyên môn của người hành nghề

Bảng 3.5. Trình độ chuyên môn của người hành nghề y

Bảng 3.6. Trình độ chuyên môn của người hành nghề

Bảng 3.7.  Trình độ chuyên môn của người hành nghề Dược

Về chức danh nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của người hành nghề y dược tư nhân cho thấy chủ yếu là các cán bộ có trình độ đại học và sau đại học. Chúng tôi cho rằng cần phải có quy định rõ ràng về đội ngũ chuyên gia trong y tế tham gia vào hệ thống y tế tư nhân để tránh tình trạng “chảy máu chất xám nội địa” Chúng tôi nghĩ, đã đến lúc cần thiết phải đưa các quy định pháp luật để yêu cầu cán bộ y tế hoặc là chỉ làm việc tại cơ sở y tế công hoặc là hoạt động ở lĩnh vực tư nhân theo pháp luật. Có như vậy mới hạn chế các thầy thuốc công tác tại bệnh viện công đưa bệnh nhân ra cơ sở hành nghề y tư nhân hoặc tranh thủ thời gian giờ hành chính...Để làm lành mạnh hóa từ bên trong hệ thống y tế tư nhân, làm cho lực lượng này phát triển ổn định và phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Điều này cũng phù hợp với quy định hiện nay của nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Philippin [9], [10].

3.1.4. Kết quả phỏng vấn người sử dụng dịch vụ cơ sở HNYDTN

Bảng 3.8. Lý do người bệnh chọn cơ sở dịch vụ y tư nhân để KCB

 

Với 8 lý do đặt ra, lý do không phải chờ đợi lâu của cơ sở dịch vụ được người bệnh quan tâm lựa chọn chiếm tỷ lệ cao nhất 56,2%;  tiếp đến là Gần nhà, thuận tiện 37,5% và giá cả hợp lý 12,2%.

3.1.5. Tình hình thực hiện quy chế kê đơn thuốc ở một số PK tư nhân

Bảng 3.9.  Đơn thuốc ở các cơ sở dịch vụ y tư nhân

Bảng 3.16.  Số thuốc kháng sinh kê trong đơn

Biểu đồ 3.2.  Số thuốc kháng sinh kê trong đơn

            Nghiên cứu của chúng tôi trong 297 đơn thuốc do các bác sĩ của các cơ sở hành nghề y dược tư nhân kê cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh cho thấy số tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh trung bình là 72%, trong đó có tỷ lệ đơn thuốc kê 1 loại kháng sinh chiếm 48%, số còn lại là dùng phối hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên 32% và 12% đơn thuốc kê từ 3 loại kháng sinh trở lên. Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, hệ thống cung ứng thuốc đã thay đổi và thuốc cũng như các loại hàng hóa khác rất dễ mua bán. Mỗi người bệnh đều có thể tự mua tất cả các loại thuốc (không cần đơn của bác sĩ) khi họ có nhu cầu sử dụng (trừ một số thuốc độc bảng A và thuốc gây nghiện cấm bán). Đã có một số nghiên cứu trước đây đề cập đến tình hình thuốc kê trong đơn ở một số cơ sở khám chữa bệnh công và tư: Lê văn Bào (2002) [2] đã phân tích chất lượng 198 đơn thuốc cho thấy số chủng loại thuốc trung bình/1 đơn là 4,38. Đơn có số lượng thuốc nhiều nhất là (9 loại), đơn ít thuốc nhất (2 loại), tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh trung bình là 71,72% trong đó có gần 50% đơn kết hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên. Nghiên cứu của Trương Việt Dũng, Đặng Thế Tháp và Đào Xuân Vinh (1994) ở 8 xã đồng bằng và trung du Bắc Bộ [5] cho thấy: Đơn thuốc do Trạm y tế xã kê có tỷ lệ kháng sinh là 50,98% trong khi đối với y tế tư nhân là 54,35%. về thực hành kê đơn thuốc của thầy thuốc tại một số phòng khám của bệnh viện huyện cho biết trung bình một đơn thuốc có 4,2 loại thuốc, 62% đơn thuốc có ít nhất một loại kháng sinh và chỉ có 38% số thuốc được kê trong đơn nằm trong danh mục thuốc thiết yếu ban hàng năm 1995 [14], [33]. Cùng thời điểm 1998, Bộ Y tế điều tra ở 9 bệnh viện lớn tuyến Trung ương trong cả nước cho thấy cứ 100 đơn thuốc có kháng sinh thì tỷ lệ đơn dùng kết hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên là 61,20% trong đó có đơn dùng tới 7 loại kháng sinh trong một đợt điều trị, số đơn còn lại (38,80%) dùng 1 loại kháng sinh [4].

Bảng 3.10.  Kết quả khám chữa bệnh của các cơ sở hành nghề

 

Qua số liệu trên cho thấy y tế tư nhân cũng đã phát huy được vai tro của mình ở mức độ nhất định, góp phần khám chữa bệnh và đưa các dịch vụ y tế đến với người dân, tạo điều kiện cho người dân được lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh phù hợp với từng loại bệnh và khả năng kinh tế, thực hiện được "quyền khám chữa bệnh" của người dân được quy định tại điều 23, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989.

3.2. Công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân trên đỊa bàn thành phố Huế

           

 Hoạt động thanh kiểm tra các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân

 Bảng 3.11. Số lượng cơ sở có giấp phép và không có giấy phép

 

Biểu đồ  3.3. Tỷ lệ cơ sở có giấp phép và không có giấy phép

 

Mạng lưới hành nghề y, dược tư nhân tại Thành phố có 419 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân. Trong đó có 377 cơ sở hành nghề có giấy phép còn 42 cơ sở hành nghề không có giấy phép, nhưng nếu so sánh con số này trong toàn tỉnh thì  với 565 cơ sở có giấy phép thì thành phố có 337 cơ sở chiếm tỷ lệ 66,7%, 8 huyện còn lại chỉ có 188 cơ sở chiếm tỷ lệ 33,3%; ngược lại đối với 425 các cơ sở hành nghề không giấy phép thì thành phố chỉ chiếm 9,9%, 8 huyện còn lại chiếm tỷ lệ 90,1%; Nghiên cứu của tác giả Lê Huy [6] ở Quảng Ngãi cho biết số cơ sở hành nghề có giấy phép ở thành phố các huyện đồng bằng là  95,7% và cơ sở không có giấy phép hành nghề là 10,05%; Như vậy tại các địa phương tỷ lệ hành nghề không giấy phép còn khá cao và đây là tồn tại phổ biến nhất của các cơ sở hành nghề y dược tư nhân. Điều đó cho thấy còn rất nhiều đối tượng hành nghề ngoài pháp luật, vấn đề cần được quan tâm không chỉ riêng ngành y tế mà còn có sự quan tâm của các cấp chính quyền, các ban ngành liên quan.

Bảng 3.12.  Số lượt cơ sở được thanh kiểm tra

Chúng tôi thấy rằng, nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trên, chủ yếu từ phía người hành nghề y dược tư nhân chưa tự giác chấp hành và tuân thủ các qui định của pháp luật nói chung, Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân và các văn bản qui phạm pháp luật về hành nghề y dược tư nhân  nói riêng, chưa nâng cao y đức cũng như trách nhiệm nghề nghiệp, quen lối tác phong làm việc theo kiểu đại khái, ỷ lại tập thể trong các cơ sở y tế nhà nước dưới thời kỳ bao cấp, không được chấn chỉnh nên sai phạm của các phòng khám tư cũng bao gồm các sai phạm đã và đang xảy ra khi họ làm việc tại các cơ sở y tế Nhà nước. Hơn nữa, qui luật của kinh tế thị trường đã tác động đến từng hoạt động của mỗi cán bộ y tế hành nghề y dược tư nhân, đặc biệt là tính cạnh tranh và chạy theo lợi nhuận.

Bảng 3.13. Danh mục thuốc cấp cứu  quy định tại các cơ sở hành nghề

Kết quả điều tra cho thấy 100% cơ sở có cơ số thuốc cấp cứu thông thường, thuốc chống sốc, thuốc cấp cứu chuyên khoa. Tuy nhiên số cơ sở có đủ danh mục thuốc cấp cứu và thuốc còn hạn sử dụng tại thời điểm điều tra chỉ đạt 90,91%. Như vậy là một quy định có tính bắt buộc nhất đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh và bảo vệ thầy thuốc khi hành nghề vẫn không được các cơ sở hành nghề y dược tư nhân chấp hành triệt để.

Bảng 3.14. Tình hình thực hiện điều kiện cơ sở vật chất ở các cơ sở

Bảng 3.15.  Tình hình thực hiện một số quy định hành chính ở các cơ sở

Qua các chỉ tiêu đánh giá cho thấy không có chỉ tiêu nào đạt 100% thực hiện đúng quy định hành chính ở các cơ sở thuộc điều kiện và tiêu chuẩn hành nghề

 

KẾT LUẬN 

1. Thực trạng hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược tư  nhân đang được quản lý trên địa bàn thành phố Huế

Cơ cấu chung về các loại hình hành nghề có tỷ lệ: hành nghề y 50,7%; hành nghề y học cổ truyền 28,6%; hành nghề dược 20,7% trên tổng số cơ sở được cấp giấy phép hành nghề là 377.

            Nhân lực chất lượng cao: Trên 50% có trình độ chuyên môn đại hoc và trên đại học tỷ lệ cán bộ y tế nhà nước đương chức tham gia hành nghề y dược tư nhân (74,3%;13,9%;66,7%) cao hơn cán bộ y tế nghỉ hưu (17,8%; 3,7%; 20,5%).

            Việc kê đơn thuốc trong điều trị: đơn thuốc có kháng sinh chiếm tỷ lệ 71,7%; Giảm đau hạ sốt chiếm tỷ lệ 55,6%; Đơn thuốc có vitamin chiếm tỷ lệ 47,5%

            2. Đánh giá công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn thành phố Huế

            Công tác quản lý đã đem lại kết quả tích cực: Trên 80% cơ sở chấp hành đầy đủ các điều kiện hành nghề và quản lý hành chính.

            Thanh kiểm tra 947 lượt cơ sở hành nghề y dược tư nhân thì có 302 lượt cơ sở vi phạm pháp luật bị xử phạt hành chính.

            Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn thành phố Huế hiện có 42 cơ sở hành nghề không có giấy phép chiếm tỷ lệ là 10,0% và 377 cơ sở hành nghề được cấp phép chiếm tỷ lệ là 90,0% .

            100% cơ sở có cơ số thuốc cấp cứu thông thường, thuốc chống sốc, thuốc cấp cứu chuyên khoa có ở, số cơ sở có đủ danh mục thuốc cấp cứu và còn hạn sử dụng tại thời điểm điều tra là 91,6 %

           

KIẾN NGHỊ

           

                        1. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý hành nghề y tư nhân bằng biện pháp giám sát, thanh tra và kiểm tra thường xuyên. Có văn bản hướng dẫn cụ thể để Trạm y tế xã tham gia quản lý hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn xã.

            2. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và y đức đối với người hành nghề y dược tư nhân .

            3. Có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển phòng khám đa khoa tư nhân và phát triển bệnh viện tư nhân để giảm tải lưu lượng bệnh nhân vào nội thành và bệnh nhân nội trú ở khu vực bệnh viện công.

            4. Tiếp tục tăng cường đưa bác sĩ về xã và đào tạo nguồn nhân lực cho y tế xã, củng cố Trạm y tế xã để trạm y tế có đủ uy tín chuyên môn và khả năng quản lý Nhà nước đối với y tế tư nhân ngay ở xã.

5. Tăng cường công tác đào và cung cấp thông tin về các bệnh mới, thuốc mới nên tổ chức một cách thường kỳ cho HNYDTN.

Tác giả bài viết: Sở Y tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán