17:38 ICT Thứ ba, 22/04/2025

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Bạn đọc viết

Liên hệ

Thầy Tuệ Tâm: “CNTT cũng giúp trị bệnh, cứu người”

Chủ nhật - 27/02/2011 18:02
“Một phần mềm hay một cơ sở dữ liệu hỗ trợ chẩn trị Đông y phải là một chương trình cấp quốc gia, với sự tham gia đóng góp của rất nhiều chuyên gia. Trong đó, dù biết là khó khăn và tốn thời gian nhưng việc chính các Đông y sĩ đi học lập trình vẫn tốt hơn.” - thây Thích Tuệ Tâm, một nhà sư lương y xứ Huê, nói vậy.

NGÀY XƯA, TRÊN ĐÈO HảI VÂN có một ngôi chùa mang tên Huyền Không. Khói lửa chiến tranh đã làm cho chùa phải dời đi nơi khác, còn những nhà sư ở chùa này phân tán thành ba chi hệ. Chi hệ thứ nhất hành đạo bằng cách thoát tục, sống ẩn dật trên núi làm thơ, gọi là Huyền Không Sơn Thượng. Chi hệ thứ hai chọn con đường trung dung giữa đạo và đời, gọi là Huyền Không Sơn Trung. Còn chi hệ thứ ba tích cực nhập thế, hành đạo bằng cách chữa bệnh cứu người, gọi là Huyền Không Sơn Hạ. Thầy Thích Tuệ Tâm ở Tuệ Tĩnh Đường Diệu Đế, thành phô Huế, thuộc chi hệ thứ ba này.


Tiền thân là một phòng chẩn trị Đông y do thầy Thích Tuệ Tâm lập ra ở chùa Diệu Đế từ năm 1982, đến năm 1989 nơi này trở thành một Tuệ Tĩnh Đường trong hệ thống Tuệ Tĩnh Đường do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam xây dựng ở nhiều nơi trên cả nước, với mục đích chữa bệnh nhân đạo. Với 18 nhân viên chính thức có hưởng lương và chừng mười người phụ tá, thầy Tuệ Tâm đã biến Tuệ Tĩnh Đường Diệu Đế thành một địa chỉ đem lại hy vọng cho nhiều người. Mỗi ngày có trung bình hơn 200 lượt bệnh nhân đến chữa bệnh tại đây, đa số là những người nghèo. Chọn con đường chữa bệnh cứu người để hành đạo, thầy Tuệ Tâm là một người hết sức giản dị và khiêm tốn, đúng cốt cách của một vị chân tu. Nhưng nhà sư kiêm lương y này không chỉ hành đạo bằng đức độ, bằng tài trị bệnh, mà bằng cả một tầm nhìn dự phóng đi trước thời đại: ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào việc chẩn trị Đông y.


Khi những lớp tin học căn bản bắt đầu xuất hiện ở Huế vào khoảng những năm đầu của thập niên 1990, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi thấy trong số những học viên đầu tiên lại có mặt một nhà sư: thầy Tuệ Tâm. Trong Hội Đông y Thừa Thiên-Huế hiện nay có hơn 300 hội viên thì số người thật sự quan tâm đến ứng dụng CNNT vào Đông y và có nghiên cứu cụ thể chỉ vẻn vẹn bằng... số ngón của một bàn tay. Thầy Tuệ Tâm là một trong năm người đó. “Tôi mê tin học lắm, cho dù khả năng và thời gian của tôi cũng có hạn.” - thầy nói với giọng ôn tồn, chậm rãi - “Nhưng khi đã hiện đại hóa Đông y bằng cách kết hợp với Tây y thì không thể không nhắm tới những khả năng ứng dụng của CNTT. Nói cách khác, CNTT cũng có thể giúp trị bệnh, cứu người.”


Chiếc máy tính lâu nay đã là công cụ hỗ trợ cho nhà sư-lương y này trong việc soạn giáo án giảng dạy lớp Đông y ngay tại Tuệ Tĩnh Đường Diệu Đế. Nối với Internet, chiếc máy tính trở thành chiếc cầu đưa thầy tìm đến những trang web y học cổ truyền Trung Quốc để tiếp thu những thành tựu của thế giới, liên lạc với các đồng nghiệp trong và ngoài nước nhằm chia sẻ kinh nghiệm. Luôn luôn khiêm nhường, thầy Tuệ Tâm tự nhận mình kém cỏi trong lãnh vực CNTT và lúc nào cũng khen ngợi những thành công của các đồng nghiệp như lương y Lê Quý Ngưu ở Huế, hay lương y Hoàng Duy Tân ở Đồng Nai. Tuy vậy, vốn tri thức chắc chắn của thầy Tuệ Tâm luôn là nguồn đóng góp ý tưởng và những nhận định quý báu giúp cho các đồng nghiệp hoàn thiện những thành quả của họ.


Thầy nói: “Một phần mềm hay một cơ sở dữ liệu hỗ trợ chẩn trị Đông y phải là một chương trình cấp quốc gia với sự tham gia đóng góp của rất nhiều chuyên gia thì mới có hiệu quả trong ứng dụng. Dù biết là khó khăn và tốn thời gian, tôi vẫn thấy việc chính các Đông y sĩ đi học lập trình vẫn tốt hơn. Tôi không có khả năng thì tôi tạo điều kiện cho các môn sinh của tôi đi học để về ứng dụng ngay ở Tuệ Tĩnh Đường Điệu Đế này.”


Có tầm nhìn xa nhưng không hề ảo tưởng, thầy Tuệ Tâm chỉ đặt ra những mục tiêu khả thi trong khả năng của mình và những người cộng sự. Dự án trước mắt là ứng dụng CNTT để quản lý tất cả các hồ sơ bệnh án tại Tuệ Tĩnh Đường. Một y sĩ của thầy đang được hỗ trợ theo học một chương trình đào tạo lập trình viên để thực hiện dự án này. Bước kế tiếp sẽ là xây dựng một cơ sở dữ liệu tập hợp các bài thuốc Đông y. Nhưng chỉ với hai việc này thôi thì thầy cũng sẽ phải mất bao nhiêu công sức. Nhìn những nét mặt tràn trề hy vọng của các bệnh nhân lẫn người thân đang chờ tới lượt khám chữa bệnh, chúng tôi hiểu: chính lòng nhân ái là động lực để vị tu sĩ này góp phân vạch ra những hướng đi mới, góp phần hiện đại hóa y học cổ truyền Việt Nam.

Tác giả bài viết: Báo Echip NGUYỄN HỮU THIỆN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán