05:46 ICT Thứ bảy, 07/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thông Tin Y Học

Liên hệ

Đông y với các chứng đau ở tai, mũi

Thứ ba - 13/11/2012 14:45
Theo Đông y, tai là khiếu (lỗ thông) của thận; kinh Túc thiếu dương Đởm và Thủ thiếu dương Tam tiêu đều gặp nhau ở tai trong, vì vậy các chứng đau ở tai có quan hệ mật thiết với các tạng kinh Thận, Đởm và Tam tiêu.

Theo Đông y, tai là khiếu (lỗ thông) của thận; kinh Túc thiếu dương Đởm và Thủ thiếu dương Tam tiêu đều gặp nhau ở tai trong, vì vậy các chứng đau ở tai có quan hệ mật thiết với các tạng kinh Thận, Đởm và Tam tiêu.

 CÁC CHỨNG ĐAU Ở TAI

Sách Phùng Thị Cẩm Nang cho rằng “bệnh ở tai do 7 nhân tố gây nên là thực nhiệt, âm hư, đàm, hoả, thấp, khí bế và can phong; từ đó dẫn tới 5 chứng tai ù, tai đau, tai sưng, tai điếc, tai chảy mủ”. Nhìn chung, bệnh mới phần lớn thuộc thực chứng, bệnh lâu ngày thuộc hư chứng. Tuy nhiên, trên lâm sàng cần linh hoạt xử lý, không nên câu nệ.

Tai mọc mụn đau (Nhĩ trĩ, Nhĩ đĩnh)

Trong tai mọc ra một mụn nhỏ, hình như hạt anh đào, hư đầu vú dê, hoặc như mụn nấm, hạt táo, sờ vào đau, thậm chí đau buốt lên tận óc, hoặc thêm chảy máu, nên gọi là trĩ tai (nhĩ trĩ) hay nhĩ đỉnh. Theo Đông y, chứng này do nộ hoả kinh can, tướng hoả kinh thận, tích hoả kinh vị bốc lên, che lấp các khiếu bên trên, uất kết không tan và khí huyết ngưng tụ gây nên.

Trị liệu: Uống thang Sài hồ thanh can gia giảm: Sài hồ 5g, Hạ khô thảo 9g, Hoàng cầm 9g, Son chi tử 9g, Cúc hoa 9g, Sinh địa 12g, Xích thược 9g, Đơn bì 5g, Liên kiều 9g, Hà diệp (lá sen) 3g. Sắc uống.

Ngoài dùng Não sa tán: Não sa 3g, Khinh phấn 9g, Hùng hoàng 9g, Băng phiến 1,5g, tất cả tán bột, hoà nước, bôi lên chỗ đau.

Tai chảy mủ đau

Trong tai lở loét, chảy máu mủ, đau nhức, phần lớn do cảm thọ phong hoả thấp nhiệt, hoặc do móc ráy tai làm tổn thương ống tai gây viêm nhiễm.

Trị liệu: Trong uống Long đởm tả can thang gia giảm: Sài hồ 5g, Long đởm 5g, Ngân hoa 12g, Liên kiều 12g, Xích thược 9g, Trạch tả 9g, Sơn chi tử 12g, Hoàng cầm 9g, Mộc thông 3g, Khổ đinh trà 5g, Lá sen 3g. Sắc uống.

Trị ngoài, dùng một trong các phương sau:

- Trần bì 3g, Băng phiến 0,5g, Đăng tâm thảo 3g (đốt lấy tro), tất cả tán bột thổi vào tai.

- Xà thoát (xác Rắn) thiêu lấy tro, thổi một ít vào tai trong.

- Hẹ tươi, giã vắt nước cốt nhỏ vào tai.

Các phương trên đều rất hiệu nghiệm.

Tai sưng bít đau

Do phong nhiệt ủng tắc bên trong; tai trong; sưng, làm bít kín không thông, đau từng cơn.

Trị liệu: Lấy 1 con ốc bươu lớn cho vào cối giã, sau cho vào 0,1g Xạ hương, chờ một lúc thành nước, lấy vài giọt nhỏ vào tai, hoặc lấy1 nhân hạt gấc (Mộc miết) mài nhỏ vào tai cũng hết đau.

Tai đau do móc ráy tai

Khi tai bít tắc do đầy ráy tai, hoặc khi cắt tóc lấy ráy tai có thể làm tổn thương bên trong, nhẹ không cần điều trị, nếu đau nhiều thì dùng thuốc trị ngoài như sau:

Mật Cá trắm (Thanh ngư) 1 cái, Hồng hoa 3g, Huyền sâm 6g, Sinh địa 6g, tất cả chưng lấy nước cốt nhỏ vào

Tai đau do côn trùng chui vào

Trị liệu: Dùng Hoa tiêu, tán bột, hoà giấm, hoặc Dầu mè hoà Đồng lục (sunfat Đồng), hoặc dầu Hạnh nhân nhỏ, côn trùng chui ra sẽ hết đau.

CÁC CHỨNG ĐAU Ở MŨI

Mũi là khiếu hô hấp hậu thiên, còn gọi là phế khiếu. Các kinh dương minh vị gặp nhau ở sống mũi, chạy hai bên mũi. Vì vậy, các bệnh đau mũi lấy 2 kinh phế vị làm chủ. Các chứng đau ở mũi do ngoại nhân chủ yếu là phong hàn, phong nhiệt xâm nhập, do nội nhân, thường gặp là thấp nhiệt tích hoả, bốc lên gây đau.

Mũi đau do mọc nhọt trên sống mũi (tỵ thư)

Trên sống mũi, nhọt mọc chìm sâu, bọc cứng, màu tím tía, luôn có cảm giác đau tê dại. Chứng này do uất hoả ngưng kết ở kinh phế mà thành.

Trị liệu: Bệnh mới phát nên dùng bài Thiên kim lậu lô thang để tuyên giải tà độc. Tiếp theo dùng bài Tiên phương hoạt mệnh ẩm gia Chi tử, Mộc thông, Bạc hà, Kiết cánh để tiêu nhọt độc. Nếu sưng đau không giảm hoặc nhọt đã hoá mủ, dùng bài Thác lý thấu nùng thang điều trị.

- Thiên kim lậu lô thang: Lậu lô 10g, Chỉ xác (sao cám) 10g, Đại hoàng 12g, Sinh cam thảo 10g, Ma hoàng 6g, Hoàng cầm 10g, Bạch liễm 10g, Liên kiều 10g, Thăng ma 10g, Bạc hà 3g, Sinh khương 3g. Sắc, uống khi thuốc còn ấm.

- Tiên phương hoạt mệnh ẩm gia vị: Xuyên sơn giáp (sao phồng) 6g, Tạo giác thích 1,5g, Đương quy vĩ 5g, Cam thảo tiết 3g, Kim ngân hoa 6g, Xích thược (sao) 1,5g, Nhũ hương 1,5g, Một dược 1,5g, Thiên hoa phấn 3g, Phòng phong 2g, Bối mẫu 3g, Bạch chỉ 3g, Trần bì 5g, Chi tử 3g, Mộc thông 3g, Bạc hà 3g, Kiết cánh 3g. Sắc thang thuốc này với rượu uống.

- Thác lý thấu nùng thang: Nhân sâm 3g, Bạch truật (sao đất) 3g, Xuyên sơn giáp (sao, tán bột) 3g, Bạch chỉ 3g, Thăng ma 1,5g, Cam thảo tiết 1,5g, Đương quy 6g, Tạo giác thích 5g, Sinh hoàng kỳ 9g, Thanh bì (sao) 1,5g. Sắc 3 chén lấy 1 chén, uống trước 1 ly rượu nhỏ rồi uống thuốc đang nóng vào.

Mũi đau do nhọt mọc trong lỗ mũi (tỵ đinh)

Nhọt đinh mọc trong lỗ mũi do phế kinh hoả độc ngưng kết mà thành. Biểu hiện lỗ mũi sưng tắc, đau nhức thấu vào trong óc, nghiêm trọng hơn thì môi má đều sưng, mạch đập thực đại (mạch sức đập mạnh, sóng mạch lớn).

Trị liệu: Gấp, dùng Thiềm tô hoàn, (thuốc thành phẩm có bán ở hiệu thuốc, thành phần gồm có : Thiềm tô, Khinh phấn, Đồng lục, Khô phàn, Đởm phàn, Hàn thuỷ thạch, Nhũ hương, Một dược, Xạ hương, Châu sa, Hùng hoàng, Oa ngưu, vừa uống trong, vừa dùng ngoài, nghiền bột thổi vào lỗ mũi. Bề ngoài mũi sưng cứng thì dùng Ly cung đĩnh tử xoa bôi lên (Ly cung đĩnh tử công thức gồm Huyết kiệt, Châu sa, Đởm phàn, Kinh mặc, Thiềm tô, Xạ hương, thành phần có bán sẵn ở hiệu thuốc).

Lưu ý: Chứng này sơ phát nên trị thật nhanh, để lâu, độc khí công vào trong dẫn đến thần thái hôn mê, nôn oẹ, hậu quả khó lường.

Mũi đau do mụt lở (tỵ sang)

Do nhiệt tà ở kinh Phế công lên lỗ mũi, tụ lại, không tán mà sinh nên. Biểu hiện ban đầu: Cảm giác mũi khô táo, đau rát, kế đo sinh mụn như hạt gạo, nặng thì ngoài mũi sưng đỏ lên.

Trị liệu: Hoàng cầm thang: Hoàng cầm (sao rượu) 6g, Sinh cam thảo 1,5g, Mạch môn (bỏ lõi) 3g, Tang bạch bì 3g, Chi tử (sao rượu) 5g, Liên kiều 3g, Xích thược 3g, Kiết cánh 3g, Bạc hà 3g, Kinh giới tuệ 3g. Sắc uống sau khi ăn.

4. Mũi sưng đau nhức

Mũi từ từ sưng lên, do hoả tà ở phế thịnh gây nên. Trị liệu dùng phương Giải uất thang: Kiết cánh 10g, Mạch môn 15g, Hoàng cầm 12g, Thiên môn 12g, Cam thảo 6g, Thiên hoa phấn 12g, Tử uyển 10g, Tử tô 6g, Bách bộ 12g. Sắc uống.

(Trích dịch từ Phương đáo thống trừ NXB Cổ tịch Trung y – Bắc kinh, 1997).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán