18:59 ICT Thứ sáu, 17/01/2025

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Bệnh học » XEM THEO VẦN » BỆNH VẦN T

Liên hệ

TỬU TRA TỴ

Thứ hai - 27/06/2011 14:49
Bệnh lâu ngày sẽ biến thành mầu đỏ tím, da vùng đó dầy lên, đầu mũi sưng to, sần sùi trông giống như những cục bướu nhỏ.

TỬU TRA TỴ

Còn gọi là Tỵ Xích, Tỵ Tra, Tao Tỵ Tử, Xích Tỵ, Phế phong, Phấn thích.

Thường gặp ở thanh niên, nam giới.

Bệnh thường trở thành mạn tính, nếu để lâu không chữa, tái đi tái lại nhiều lần sẽ khó chữa khỏi được.

 

Nguyên nhân

 

+ Sách ‘Mạch Nhân Chứng Trị’ viết: “Chứng tửu tra tỵ, do huyết nhiệt nhập vào Phế gây nên”.

+ Sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’ viết: “ Chứng Phế phong, Phấn thích, Tửu tra tỵ tuy 3 tên gọi nhưng cùng một loại. Chứng Phế phong, Phấn thích thuộc về Phế, chứng Tửu tra tỵ thuộc về Tỳ, đều do huyết nhiệt uất trệ không tan”.

+ Sách ‘Y Học Nhập Môn, Q. 4’ viết: “Chứng Tửu tra, đầu mũi và 2 cánh mũi đỏ, nếu nặng thì có mầu tím đen. Do uống rượu, nhiệt nhập vào Phế, hợp với phong lạnh uất kết lâu ngày gây nên mầu đỏ hoặc không phải do uống rượu mà do Phế bị phong, huyết bị nhiệt gây nên”.

+ Do Tỳ Vị có thấp nhiệt nung đốt Phế, thông lên khiếu của Phế là mũi làm cho huyết ứ ngưng kết gây nên bệnh.

+ Do tửu thấp (rượu và thấp) uẩn nhiệt tụ lại ở mũi: Thường do uống rượu, ăn những thức ăn cay, nóng, cao lương mỹ vị nhiều quá là những thức ăn nhiều nhiệt, nhiệt khí bốc lên vùng đầu mặt.

Hoặc do ăn uống cao lương mỹ vị nhiều quá làm cho Tỳ Vị tích nhiệt, rồi lại uống rượu, rượu hợp với nhiệt  ở Tỳ Vị vào phần huyết làm cho huyết nhiệt  bốc lên vùng mặt, mũi.

Hoặc do cảm phong tà vào Phế, âm lạnh, rồi phong tà, âm lạnh và huyết nhiệt tương tranh với nhau kết lại không tan đi được lâu ngày độc tà ngưng trệ lại gây nên bệnh.

 

Triệu chứng

 

Các mạch máu ở đầu mũi dãn nở làm cho da đầu mũi đỏ nhưng không đau. Bệnh lâu ngày sẽ biến thành mầu đỏ tím, da vùng đó dầy lên, đầu mũi sưng to, sần sùi trông giống như những cục bướu nhỏ. Lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt.

 

Điều trị: Thanh Tỳ, tuyên Phế, hành khí, hoạt huyết, tán trọc.

Dùng bài:

+ Hoàng Cầm Thanh Phế Ẩm (10b) thêm Xích thược, Xuyên khung, Đương quy, Phòng phong, Can yết, Hạ khô thảo, Ty qua lạc, Tế tân (Dùng Xuyên khung, Đương quy, Xích thược để dưỡng huyết, hoạt huyết, hành khí, thông lạc; Hợp với Hạ khô thảo, Ty qua lạc để tán kết, thông lạc; Phòng phong, Sinh địa thanh tán phong nhiệt ở phần huyết; Can yết, Thiên hoa phấn để dưỡng Vị, thanh nhiệt, sinh tân).

Có thể thêm Cát hoa để giải rượu độc.

+ Dưỡng Âm Thanh Nhiệt Thang (07).

+ Lương Huyết Tứ Vật Thang (18) gia vị

+ Đương quy 3g, Sinh địa 9g, Xích thược 9g, Xuyên khung 6g, Hoàng cầm 9g, Sơn chi 9g, Địa cốt bì 15g, Đào nhân 9g, Hồng hoa 5g. Sắc uống (Trung Y Cương Mục).

 

Phương Thuốc Đơn Giản:

 

+ Phèn phi, tán  nhuyễn, hòa với mỡ heo, bọc vào vải mỏng, nhét vào lỗ mũi, 3 ngày sau thịt sẽ rụng ra. Nếu thịt đã thò ra  goài, lấy Băng phiến hòa với nước, bôi (Gia Y Trị Nghiệm).

+ Mật Gấu, hòa với nước, bôi (Gia Y Trị Nghiệm).

+ Lưư hoàng, Bạch phàn đều 4g, Cà trắng (giã vắt lấy nước) 1 trái. Hai vị trên tán nhỏ, hòa với nước cà, khi đi ngủ, xức vào lỗ mũi rồi ngủ. Vài lần sẽ khỏi (Gia Y Trị Nghiệm).

+ Cây Cứt lợn tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, tẩm vào bông nhét vào mũi bên đau (Kinh Nghiệm Dân Gian).

 

CHÂM CỨU

 

+ Phế Vị Tích Nhiệt: Vùng mũi bóng như bôi dầu, da mũi ửng đỏ, giống như những vết ban đỏ. Mỗi khi gặp viêm nhiệt, phong hàn hoặc tình chí không thoải mái thì mạch máu nổi rõ, trong lỗ mũi khô, miệng khô muốn uống, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.

Điều trị: Thanh tiết nhiệt tích ở Phế Vị, Hoạt huyết, hóa ứ.

Châm Tố liêu, Nghinh hương, Thừa khấp, Đại nghinh, Hợp cốc, Xích trạch, Nội đình (Tố liêu thanh nhiệt, sơ kinh; Thừa tương trợ âm, ức (chế) dương, làm cho dương đang bị nung nấu ở trên đi xuống; Đại nghinh, Nghinh hương thanh tiết tà khí ở cục bộ; Hợp cốc, Nội đình tiết nhiệt ở phần lý của dương minh (Trung Y Cương Mục).

 

+ Nhiệt Ngưng, Huyết Ứ: Mạch máu ở đầu mũi mờ như sương, giống như sợi tơ buộc dây cương, nơi chỗ vết ban mọc ra thấy có những vết mờ nhỏ, hoặc vết bọc mủ, vùng quanh mũi đau, da vùng bệnh đỏ tươi, phiền khát, miệng đắng, táo bón, lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, khứ ứ.

Châm Khúc trì, Nội đình, Thiếu thương, Thương dương, Cách du, Ấn đường (Khúc trì hợp với Nội đình để thanh tiết nhiệt ở kinh Dương minh; Thiếu thương, Thương dương châm ra máu để thanh giáng hỏa độc ở vùng mũi, lương huyết, hoạt huyết, tán kết; Tả huyệt hội của huyết là Cách du để lương huyết, tán ứ, thanh tiết nhiệt độc ở trong huyết; Ấn đường ở gốc mũi để sơ lợi kinh khí  ở vùng mũi (Trung Y Cương Mục).

 

+ Huyết Ngưng, Mạch Kết: Vùng mũi có mầu tím tối, dần dần sưng to hoặc kết lại thành bướu, mặt da chỗ đó lồi lõm giống như mũi con khỉ, lưỡi đỏ tối hoặc có điểm ứ huyết, mạch Huyền, Khẩn.

Điều trị: Hoạt huyết, khứ ứ, tán kết, thông lạc.

Châm Hợp cốc, Tố liêu, Những điểm ứ huyết ở mũi (Tố liêu sơ điều kinh khí mạch Đốc, điều hòa khí huyết cục bộ; Hợp cốc hoạt huyết, thông lạc ở mặt; Châm ra máu các lạc mạch để khứ ứ, sinh tân, hoạt huyết, tán kết (Trung Y Cương Mục).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán