TỴ TRĨ
Chứng: Lúc mới phát bệnh thường không rõ. Lúc đầu trong lỗ mũi có cục thịt, kết lại to bằng hạt lựu, mầu hồng nhạt hoặc trắng như vôi, dần dần to ra và rũ xuống làm cho khó thở, khí không thông được.
Nguyên nhân:
+ Do Phế kinh có thấp nhiệt.
+ Do ăn uống nhiều thức ăn cay, béo... làm tổn thương Tỳ Vị, khiến cho thấp nhiệt sinh ra, thấp nhiệt đưa lên mũi gây nên bệnh.
+ Do phong, thấp, nhiệt bên ngoài xâm nhapạ vào mũi, chữa không khỏi khiến cho Phế kinh có uẩn nhiệt làm cho Phế mất chức năng tuyên giáng, thấp trọc làm tổn thương mũi, ngưng trệ
Sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông, Q.4) ghi: “Chứng tỵ trĩ, do Phế khí không thanh, phong thấp uất trệ gây nên”.
Điều trị: Thanh Phế, tả nhiệt, thông lạc, khai khiếu.
Dùng bài Tân Di Thanh Phế Ẩm (40).
Tỵ Khiếu Viêm Phương (58).
Bên ngoài dùng Não Sa Tán (22) bôi, mụn vỡ ra thì khỏi.
CHÂM CỨU
Châm tả Liệt Khuyết, Hợp cốc, Nghinh hương, Thượng tinh, Ấn đường, Phong trì (Liệtkhuyết là huyệt Lạc của kinh Phế, Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Đại trường, dùng hai huyệt này theo cách phối huyệt Nguye và Lạc để thanh tả nhiệt ở Phế; Nghinh hương là huyệt ở gần mũi; Ấn đường cũng ở gần mũi, dùng hai huyệt này để thông mũi; Thượng tinh để tả khí dương nhiệt, trừ thịt dư ở mũi; Phong trì để sơ phong, tán nhiệt).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn