00:34 EST Thứ hai, 11/12/2023

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Bệnh học » XEM THEO VẦN » BỆNH VẦN T

Liên hệ

TỴ TỦNG

Thứ hai - 27/06/2011 03:35

TỴ TỦNG

 

Chỉ mũi không ngửi thấy mùi. Còn gọi là ‘Điếc Mũi’, ‘Mất Ngửi’.

Sách ‘Ngoại Khoa Đại Thành’ (Q. 3) ghi: “Chứng tỵ tủng, không ngửi thấy mùi vậy”.

Tùy theo mức độ, có khi chỉ ngửi kém một ít, có khi hoàn toàn  không thể ngửi thấy mùi thơm, hôi…

Có nhiều trạng thái điếc mũi khác nhau:

+ Tạm thời: do mũi bị viêm cấp, niêm mạc mũi sưng, tiết ra na nhiều dịch làm cho khe mũi bị nghẹt, không khí không đưa lên trên vùng ngửi được, nên sinh ra mất cảm giác ngửi. Trường hợp này, khi bệnh khỏi, niêm mạc mũi xẹp xuống, mũi được thông thì sẽ ngửi ngửi lại được như thường.

+ Điếc mũi hoàn toàn do vùng ngửi ở mũi bị thoái hóa do chấn thương mũi, trĩ mũi, hít phải hơi xăng , hóa chất…), chứng này thường khó trị khỏi. Cũng có khi do não bị tổn thương ở vùng ngửi do U não, Lao màng não… cũng làm cho không ngửi thấy mùi.

Cần tìm cho đúng nguyên nhân mà điều trị mới có hiệu quả.

 

Điều trị:

 

+ Do Phong hàn: Tuyên Phế, tán hàn. Dùng bài Sâm Tô Ẩm (36) gia giảm.

 

+ Do Phế có phục nhiệt kèm cảm phong hàn gây nên: Sơ phong, thanh nhiệt. Dùng bài Tang Cúc Ẩm (38) gia giảm.

 

+ Do Phế Tỳ Khí Hư, Tà Trệ Ở Tỵ Khiếu gây nên: Bổ ích Phế, tỳ, khứ tà, thông khiếu.

Dùng bài Ôn Phế Chỉ Lưu Đơn (32).

 

+ Do Tà Độc Lưu Lại Lâu Ngày, Khí Trệ, Huyết Ngưng gây nên: Điều hòa khí huyết, hành trệ, hóa ứ.

Dùng bài Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang (47) thêm Tế tân, Mộc thông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán