00:40 ICT Thứ sáu, 04/10/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Châm cứu » Châm cứu học

Liên hệ

NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP HUYỆT

Thứ ba - 19/07/2011 08:15

1- Về Kinh

a - Có thể chỉ dùng 1 kinh và phối hợp của kinh đó theo nguyên tắc lấy huyệt tại chỗ (chủ yếu) với huyệt ở gần hoặc xa (theo lý luận biện chứng hoặc theo nguyên tắc “Tuần Kinh Thủ Huyệt”.

Thí dụ: Mũi nghẹt

Chọn huyệt ở kinh Đại trường (theo nguyên tắc “Kinh lạc sở qua chủ trị sở cập”, dùng huyệt Nghênh Hương [Đtr.20] (cục bộ) và Hợp Cốc [Đtr.4] (ở xa).

Ghi chú: Huyệt ở xa, có thể chọn huyệt Nguyên hoặc huyệt Hợp vì ở 2 huyệt này thường qui tụ khí mạnh nhất của đường kinh đó.

b- Dùng nhiều kinh, nhưng trừ trường hợp đặc biệt, thường không quá 3 kinh.

Thí dụ: Thần kinh toạ đau.

Có thể dùng huyệt của 2 đường kinh Đởm và Bàng quang là đu? như huyệt Hoàn Khiêu (Đởm), Côn Lôn (Bàng quang).

- Đầu đau có thể chọn Bá Hội (mạch Đốc), Phong Trì (Đởm), Đầu Duy (Vị)...

Tuy nhiên, cần dùng lý luận biện chứng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh thì việc chọn huyệt và điều trị mới có kết quả.

 

2- Về Huyệt

a- Phối Huyệt Ở Gần Và Xa

-Có thể phối hợp các huyệt tại chỗ (cục bộ) hoặc gần chỗ bệnh với các huyệt ở xa, theo mối tương quan kinh lạc hoặc liên hệ với nhau. Vì kinh lạc có tác dụng vận hành khí huyết, kinh lạc thông thì bệnh sẽ giảm. Đồng thời kinh lạc vận hành khí huyết có xu hướng chuyển kinh khí đến vùng đang bị bệnh, do đó, sau khi dùng phương pháp phối huyệt này, tác dụng của điều trị càng mạnh hơn.

Ở tại chỗ, thường phối hợp huyệt của kinh chính với một số huyệt của các kinh khác liên hệ đến vùng bệnh.

 

Thí dụ: Bướu cổ: Có thể chọn huyệt ở mạch Nhâm (Thiên Đột, Liêm Tuyền) và Vị kinh (Thu?y Đột, Nhân Nghênh)...

- Đối với các nội tạng ở thân mình, phối hợp thêm các huyệt chẩn đoán (Mộ) hoặc Bối du huyệt.

Tuy nhiên, có thể theo nguyên tắc sau:

· Bệnh ở tay chân và vùng đầu: chọn huyệt ở gần là chính, huyệt ở xa là phụ. Vì bệnh ở tay chân thường ở chỗ cơ nhục, gân mạc...

· Bệnh vùng ngực, bụng (đặc biệt là nội tạng): chọn huyệt ở xa là chính, huyệt ở gần là phụ.

Dựa theo ý trong thiên ‘Kinh Cân’ (LKhu.13): chọn huyệt cục bộ để giải trừ chứng trạng cục bộ, làm thông sự trở trệ ở cục bộ.

 

Thí dụ: Khớp vai đau nhức: chọn huyệt Kiên Ngung, Dưỡng Lão. Trước hết châm huyệt Kiên Ngung, sau khi châm và kích thích đúng yêu cầu, châm tiếp huyệt Dưỡng Lão, vừa tiên cho việc lưu châm kích thích vừa đạt hiệu quả tương đối tốt trong điều trị.

* Huyệt ở gần chỗ bệnh: dùng huyệt của kinh chính làm chủ yếu, phối hợp với huyệt của kinh phụ.

Thí dụ: Lưỡi cứng, khó nói.

Dùng huyệt Liêm Tuyền (mạch Nhâm - kinh chính thông với lưỡi) là chính, phối hợp với Thông Lý (lạc của Tâm khai khiếu ở lưỡi, kinh phụ).

* Huyệt ở xa chỗ bệnh: có thể lấy huyệt Hợp hoặc Nguyên của kinh chính, ngoài ra, có thể phối hợp dùng huyệt Lạc của kinh có quan hệ Biểu - Lý với kinh chính đó để tăng thêm tác dụng cho huyệt Nguyên.

Thí dụ: Kiết l.

Có thể dùng huyệt Hợp Cốc, (Nguyên huyệt của Đại Trường), phối hợp với Liệt Khuyết (Lạc của Phế), Phế và Đại Trường quan hệ Biểu Lý với nhau.

 

b-Phối Huyệt Trước - Sau

Trước là ngực, Sau là lưng. Chọn dùng Du huyệt ở phía trước và Bối du huyệt ở sau lưng cùng lúc để điều trị, vì Lưng thuộc Dương, Bụng thuộc Âm theo nguyên tắc ‘Âm Dương song dẫn‘ . Phương pháp phối Du + Mộ huyệt cũng theo nguyên tắc này.

Phương pháp này dùng để:

1- Điều trị bệnh ở Tạng Phủ là chính.

2- Điều chỉnh Âm Dương.

 

Tuy nhiên, trên lâm sàng cần lưu ý:

-Trị bệnh ở Tạng: dùng Du huyệt làm chính, Mộ huyệt (ngực) là phụ.

-Trị bệnh ở Phủ: lấy Mộ huyệt làm chính, Du huyệt là phụ, để phối hợp.

Có thể dùng Mộ huyệt ở các đường kinh khác để xử dụng.

Thí dụ: Hành tá tràng đau, loét: có thể chọn huyệt Lương Môn [Vi.21] (Mộ - bụng) phối hợp với huyệt Vị Thương [Bq.50] (Bối du - lưng).

 

Thiên ‘Quan Châm’ ghi:"Thứ nhất: gọi là Ngẫu Thích, là phép châm bằng cách dùng ngón tay án ngay chỗ Tâm ở phía trước cũng như ở sau lưng chỗ đang đau. châm phía trước 1 kim, phía sau 1 kim, nhằm trị chứng Tâm tý. châm theo phương pháp này phải châm kim nghiêng" (L.Khu 7, 33).

Thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận’ ghi: “Cho nên đối với người giỏi, bệnh ở phần dương thì châm thích ở phần âm để dẫn dụ bệnh, bệnh ở phần âm thì châm từ phần âm để dẫn dụ bệnh” (TVấn 5, 113).

 

c-Phối Huyệt Trên - Dưới

Chọn dùng huyệt ở trên và huyệt ở dưới. Vì dương khí tụ ở trên, âm khí tụ ở dưới. Dương khí giáng xuống hóa thành âm, âm khíthăng lên hóa thành dương, vì vậy phương pháp phối huyệt này có tác dụng điều hòa âm dương. Cách dùng Bát Mạch Giao Hội cũng thuộc loại này.cách chọn huyệt trên dưới không chỉ giới hạn vào Bát Mạch Giao Hội huyệt mà có thể dùng đối với các huyệt khác. Thí dụ: Chứng đầu đau do Can phong : ở trên có thể chọn huyệt Phong Trì, bên dưới chọn huyệt Thái Xung. Răng đau có thể chọn Giáp Xa (ở trên) và Hợp Cốc (ở dưới). Dạ dày đau có thể chọn Nội Quan (ở trên) và Túc Tam Lý (ở dưới)...

Trong thiên ‘Vệ Khí’ (Linh Khu 52), có nêu lên nguyên tắc chọn huyệt Trên - Dưới theo nguyên tắc Tiêu-Bản, được dùng khi ‘Nếu phía dưới hư thì bị choáng váng, nếu phía trên thịnh thì bị thịnh thì bị nhiệt mà đau” (LKhu.52, 26 ).

 

BẢNG HUYỆT TIÊU BẢN

 

Đường Kinh

Huyệt Bản

Huyệt Tiêu

Thủ Thái Dương

Dưỡng Lão (Ttr.6)

Huyền Khu (Đc.5)

Thủ Thiếu Dương

Dịch Môn (Ttu.3)

Ty Trúc Không (Ttu.23)

Thủ Dương Minh

Khúc Trì (Đtr.11)

Đầu Duy (Vi.8)

Thủ Thái Âm

Thái Uyên (P.9)

Trung Phủ (P.1)

Thủ Thiếu Âm

Thần Môn (Tm.7)

Tâm Du (Bq.15)

Thủ Quyết Âm

Nội Quan (Tb.6)

Thiên Trì (Tb.1)

Túc Thái Dương

Phụ Dương (Bq.50)

Tinh Minh (Bq.1)

Túc Thiếu Dương

Túc Khiếu Âm (Đ.44)

Thính Cung (Ttr.19)

Túc Dương Minh

Lệ Đoài (Vi.45)

Nhân Nghênh (Vi.9)

Túc Thái Âm

Ẩn Bạch (Ty.1)

Trung Quản (Nh.12)

Túc Thiếu Âm

Giao Tín (Th.8)

Thận Du (Bq.23)

Túc Quyết Âm

Trung Phong (C.4)

Can Du (Bq.18)

 

Thí dụ:

+ Người bệnh bị tiểu nhiều, lưng đau, tai ù, tai lùng bùng như ve kêu... Là dấu hiệu của Thận khí bị rối loạn gây ra bên dưới bị hư (tiểu nhiều, lưng đau), bên trên nhiệt (tai ù...). Theo bảng trên, chọn châm huyệt Giao Tín (bản) + Thận Du (tiêu) để điều chỉnh lại Thận khí...

Thiên ‘Căn Kết ‘(LKhu.5) có nêu lên sự liên hệ giữa huyệt Trên - Dưới với tên gọi là huyệt Căn Kết. Theo đó, nơi các đường kinh đều có huyệt bắt đầu (Căn) và huyệt chấm dứt (Kết) nhưng cách kết ở đây lại không giống với cách kết thúc của đường kinh chính đó. Thường các huyệt này xếp theo cấu hình 1 ở trên và 1 ở dưới.

Khi 1 đường kinh nào đó bị rối loạn, có thể chọn huyệt huyệt ở trên để chữa bệnh ở dưới hoặc huyệt ở dưới để chữa bệnh ở trên ...

 

Đường Kinh

Huyệt Căn

Huyệt Kết

Túc Thái Dương

Chí Âm (Bq.67)

Tinh Minh (Bq.1)

Túc Thiếu Dương

Túc Khiếu Âm (Đ.44)

Thính Cung (Ttr.19)

Túc Dương Minh

Lệ Đoài (Vi.45)

Đầu Duy (Vi.8)

Túc Thái Âm

Ẩn Bạch (Ty.1)

Trung Quản (Nh.12)

Túc Thiếu Âm

Dũng Tuyền (Th.1)

Liêm Tuyền (Nh.23)

Túc Quyết Âm

Đại Đôn (C.1)

Ngọc Đường (Nh.18)

 

Sự liên hệ này giải thích được tại sao có trường hợp bệnh ở 1 nơi, chữa ở nơi khác lại có kết quả.

Thí dụ: Bệnh lý rối loạn ở Tỳ, chọn châm huyệt Trung Quản lại có khả năng trục tà khí ra khỏi Tỳ, dù huyệt Trung Quản thuộc Nhâm Mạch chứ không thuộc Tỳ kinh. Bệnh lý do Đởm gây ra tai đau... châm huyệt Thính Cung có kết quả tốt, dù huyệt Thính Cung thuộc kinh Tiểu trường chứ không phải thuộc kinh Đởm.

Việc điều trị Âm Dương nghịch khí cũng theo phương pháp này.

Theo sách ‘Châm Cứu Tụ Anh’ khi giải quyết các rối loạn kinh khí giữa các cặp nghịch khí này, người ta thường dùng các huyệt Nguyên của Tạng phối với huyệt Nguyên của Phủ, một ở trên và 1 ở dưới (Thủ + Túc và ngược lại):

 

Quan Hệ Âm Dương (Nghịch Khí)

Huyệt Điều Chỉnh

Tác Dụng

· Thủ Thiếu Âm - Túc Thiếu Dương.

· Túc Thiếu Âm - Thủ Thiếu Dương .

* Thần Môn (Tm.7) + Khâu Khư (Đ.40).

* Thái Khê (Th.3) + Dương Trì (Ttu.4).

. Trị Tâm phiền, mất ngủ.

. Trị tiêu khát.

· Thủ Thái Âm - Thủ Thái Dương.

· Túc Thái Âm - Thủ Thái Dương.

* Thái Uyên (P.7) + Kinh Cốt (Bq.64).

* Thái Bạch (Ty.3) + Uyển Cốt (Ttr.4).

. Trị đầu đau, gáy cứng.

 

. Trị ruột sôi, bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy.

· Thủ Quyết Âm - Túc Dương Minh.

· Túc Quyết Âm - Thủ Dương Minh.

* Đại Lăng (Tb.7) + Xung Dương (Vi.42).

* Thái Xung (C.3) + Hợp Cốc (Đtr.4).

. Trị chóng mặt, đầu đau.

. Trị hay cười, hay sợ, cuồng.

d-Phối Huyệt Bên Phải - Trái

Là phương pháp chọn dùng huyệt ở bên trái phối hợp với huyệt ở bên phải. Bên trái là dương, bên phải là âm, quân bình và điều hòa âm dương, phải trái đều có ảnh hưởng tương đối lớn hơn đối với sự thăng giáng của khí cơ và sự vận hành khí huyết toàn thân. Tác dụng của sự phối hợp bên phải, trái là làm cho âm dương bên trái và phải đạt đến mức quân bình tương đối. Phương pháp Mậu Thích cũng thuộc loại này.

Tuy nhiên, nên lưu ý:

· Bệnh bên trái: châm bên phải, nên lấy huyệt bên phải làm huyệt chủ yếu, huyệt bên trái là phụ.

· Bệnh bên phải: châm bên trái, nên lấy huyệt bên trái làm chính, huyệt bên phải là phụ.

Trong điều trị Liệt Mặt, thường lấy huyệt bên bệnh làm chính, đồng thời phối hợp với huyệt bên lành, phương pháp này đạt được hiệu quả tốt trước lâm sàng. Đó là vì sau khi bên bệnh bị liệt 1 thời gian thì bên lành rất dễ ở trong trạng thái căng cứng, co rút, sự thiên thịnh thiên suy của âm dương, phải trái tương đối rõ. Sau khi dùng cách châm này, làm cho âm dương, phải trái được quân bình, do đó đạt hiệu quả tốt.

 

Ngoài ra cũng cần lưu ý là chọn huyệt cùng tên ở 2 bên cũng thuộc phương pháp chọn huyệt bên phải trái. Thí dụ điều trị chứng bụng đau, chọn huyệt Túc Tam Lý ở cả 2 bên phải và trái, vì tuy ở bên phải hoặc trái nhưng là huyệt cùng tên, tác dụng như nhau, dù có chia ra bên phải bên trái nhưng nguyên lý về âm dương thăng giáng không hẳn giống nhau, do đó, phối hợp lẫn nhau sẽ có tác dụng bổ ích.

Tác giả Jnohue Keirei (Tỉnh Thượng Huệ Lý) [Nhật Bản], việc ứng dụng phối huyệt Phải - Trái được ứng dụng trong 1 phương pháp khác được gọi là: ‘Nguyên Tắc Phu - Thê’. Nguyên tắc này dựa trên sự quan sát thấy rằng: đối với bộ vị mạch ở tay, các tạng phủ ở bộ vị mạch bên trái (thuộc Dương), có quan hệ với cơ quan tạng phủ ở cùng bộ vị ở bên phải (thuộc Âm), giống như quan hệ giữa nam (dương) và nữ (âm), và được gọi là ‘Nguyên tắc Phu - Thê’.

Dựa theo nguyên tắc này, ta có từng cặp tạng phủ liên hệ với nhau như sau:

 

Bộ mạch

Taytrái (Huyết – THÊ)

Tayphải (Khí – PHU)

THỐN

Tâm - Tiểu Trường

Phế - Đại Trường

QUAN

Can - Đởm

Tỳ - Vị

XÍCH

Thận Âm - Bàng Quang

Thận Dương (Mệnh môn) - Tam Tiêu

 

Trong trị liệu, giả sử khi Phế bị rối loạn (bệnh lý), có thể châm trị ở kinh Tâm để điều hòa kinh khí giữa 2 kinh, theo lý Âm – Dương, Phu – Thê.

 

e-Phối Huyệt Biểu-Lý

Biểu là chỉ kinh dương, Lý là chỉ kinh âm. Phương pháp này nhằm chọn huyệt phối hợp trên kinh Âm và dương (dựa theo sự Biểu Lý của 2 kinh làm chính). Phương pháp này có khả năng điều chỉnh kinh khí âm dương, điều chỉnh khí cơ âm dương với tạng phủ. Cách chọn huyệt Nguyên - Lạc, Chủ - Khách dựa theo phương pháp này.

Tuy nhiên, nên lưu ý về ưu tiên chọn lựa như sau:

+ Bệnh ở Phế, chọn Nguyên huyệt là Thái Uyên làm chính, lấy Lạc huyệt của Đại trường là Thiên Lịch làm phụ. Bệnh ở Đại trường thì chọn Hợp Cốc (Nguyên huyệt của Đại trường) làm chính, còn Liệt Khuyết (Lạc huyệt của Phế) làm phụ...

Việc phối hợp Biểu Lý không chỉ giới hạn trong việc dùng huyệt Nguyên và Lạc mà còn có thể phối hợp với các huyệt khác. Thiên ‘Ngũ Tà’ ghi: “Tà ở Thận thì nhức xương, Âm tý. Âm tý là chứng mà dùng tay đè vào thì không chịu được, bụng trướng, lưng đau, táo bón, vai lưng và cổ gáy đau, thường bị choáng váng. Chọn huyệt Dũng Tuyền [Th.1] và Côn Lôn [Bq.60]” (LKhu.20, 6). Ở đây, Dũng Tuyền là Tỉnh huyệt còn Côn Lôn là Kinh huyệt. Đây là phương pháp phối hợp giữa huyệt Tỉnh và huyệt Kinh của 2 kinh Âm và Dương.

 

g-Phối Hợp Theo Tý Ngọ Đối Xứng

Phương pháp này dựa trên sự khảo sát thấy rằng: Khi kinh khí của 1 đường kinh nào đó ở thời điểm suy yếu (tính theo vòng tuần hành) thì đó cũng chính là thời điểm vượng nhất của 1 kinh khác. Vì vậy, nếu châm bổ ở đường kinh đang vượng thì cũng chính là bổ cho đường kinh đang bị suy. Kinh khí ở kinh đang vượng sẽ chuyển qua cho kinh đang suy theo cách ‘đối xứng’.

 

TỲ

 

TÂM

 

TIỂU TRƯỜNG

BÀNG QUANG

VỊ

 

 

THẬN

ĐẠI TRƯỜNG

 

TÂM BÀO

PHẾ

 

CAN

ĐỞM

TAM TIÊU

 

Theo đồ hình trên ta có các cặp đối nghịch nhau theo kiểu ‘Tý Ngọ Đối Xứng’ là:

· Phế # Bàng Quang.

· Đại Trường # Tâm Bào.

· Vị # Thận.

· Tỳ # Tam Tiêu.

· Tâm # Đởm.

· Tiểu Trường # Can.

Dựa theo nguyên tắc trên ta thấy : Giả sử kinh Phế suy vào giờ Thân (15-17g) thì cùng lúc đó, giờ Thân lại là giờ vượng của kinh Bàng Quang. Nếu vì 1 lý do nào đó, không điều chỉnh (châm trị) trực tiếp trên kinh Phế, có thể chọn huyệt châm bổ ở kinh Bàng Quang, kinh khí từ kinh Bàng Quang, theo nguyên tắc ‘Tý Ngọ đối xứng’, có thể chuyển khí qua để bổ cho Phế đang suy. Các kinh khác cũng theo cách lý luận trên.

 

h-Phối Hợp Trong - Ngoài

Trong là huyệt ở mặt trong, ngoài là huyệt ở mặt ngoài. Mặt trong thuộc âm, mặt ngoài thuộc dương, vì vậy, phối huyệt theo phương pháp này nhằm điều chỉnh trong - ngoài, Âm - Dương làm chính. Khi áp dụng phương pháp này, cần lưu ý:

+ Bệnh ở kinh dương : chọn dùng huyệt ở mặt ngoài làm chính, huyệt bên trong là phụ.

+ Kinh âm bệnh: chọn dùng huyệt ở mặt trong làm chính, huyệt ở mặt ngoài là phụ.

 

Thí dụ:

* Bàn chân lệch vào trong: chọn huyệt Thân Mạch [Bq.62] (thuộc kinh Thái dương Bàng quang) là chính, thêm Chiếu Hải [Th.6](thuộc kinh Thiếu âm Thận) là phụ.

* Bàn chân lệch ra ngoài: lấy huyệt Chiếu Hải (Th.6) làm chính, lấy Thân Mạch (Bq.62) là phụ.

Ngoài ra, các cặp huyệt:

Âm Lăng Tuyền (Ty.9) - Dương Lăng Tuyền (Đ.34),

Nội Quan (Tb.6) - Ngoại Quan (Ttu.5),

Tam Âm Giao (Ty.6) - Tuyệt Cốt (Đ.39),

Gian Sử (Tb.5) - Chi Câu (Ttu.6),

Huyết Hải (Ty.10) - Lương Khâu (Vi.34),

đều có thể quy vào phương pháp lấy huyệt Trong -Ngoài.

Sau khi phối huyệt như vậy, hiệu quả điều trị rõ rệt hơn so với chỉ chọn huyệt 1 bên (Châm Cứu Xử Phương Học).

Cách phối hợp Mộ huyệt (trong) và Bối Du huyệt cũng được xếp vào cách chọn huyệt này.

 

BẢNG PHỐI HỢP HUYỆT DU VÀ MỘ

 

TẠNG PHỦ

BỐI DU

MỘ

Phế

Phế Du (Bq.13)

Trung Phuœ (p.1)

Đại trường

ĐạiTrường Du (Bq.25)

Thiên Xu (Vi.25)

Vị

Vị Du (Bq.20)

Trung Quản (Nh.12)

Tỳ

Tỳ Du (Bq.19)

Chương Môn (C.13)

Tâm

Tâm Du (Bq.15)

Cự Khuyết (Nh.14)

Tiểu trường

Tiểu Trường Du (Bq.27)

Quan Nguyên (Nh.4)

Bàng quang

Bàng Quang Du (Bq.28)

Trung Cực (Nh.3)

Thận

Thận Du (Bq.23)

Kinh Môn (Đ.25)

Tâm bào

Quyết Âm Du (Bq.14)

Chiên Trung (Nh.17)

Tam tiêu

Tam Tiêu Du (Bq.22)

Âm Giao (Nh.7)

Thạch Môn (Nh.5)

Đởm

Đởm Du (Bq.19)

Nhật Nguyệt (Đ.24), Triếp Cân (Đ.25)

Can

Can Du (Bq.18)

Kỳ Môn (C.14)

 

BẢNG CHỌN HUYỆT GẦN (CỤC BỘ) VÀ XA (VIỄN ĐIỂM)

Theo tiêu chuẩn mẫu của sách ‘Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu’).

 

Vùng Đau

Huyệt Gần

Huyệt Xa

Trán

Ấn Đường,

Dương Bạch (Đ.14)

Hợp Cốc (Đtr.4)

Mặt và Má

Địa Thương (Vi.4)

Giáp Xa (Vi.6)

Hợp Cốc (Đtr.4)

Nội Đình (Vi.44)

Mắt

 

Tinh Minh (Bq.1)

Dưỡng Lão (Ttr.6)

Quang Minh (Đ.37)

Mũi

Nghênh Hương (Đtr.20)

Ấn Đường

Hợp Cốc (Đtr.4)

Cổ, Họng

Liêm Tuyền (Nh.23)

Thiên Đột (Nh.22)

Liệt Khuyết (P.7)

Chiếu Ha?i (Th.6)

Ngực

Chiên Trung (Nh.17)

Huyệt 2 bên D1 - D7

Khổng Tối (P.6)

Phong Long (Vi.40)

Bụng trên

Trung Qua?n, Huyệt 2 bên D9 - D12

Nội Quan (Tb.6)

Túc Tam Lý (Vi.36)

Bụng dưới

Quan Nguyên (Nh.4)

Huyệt 2 bên L2 - S4

Tam Âm Giao (Ty.6)

Vùng thái dương

Thái Dương,

Suất Cốc (Đ.8)

Ngoại Quan (Ttu.5)

Túc Lâm Khấp (Đ.41)

Tai

Thính Hội (Đ.2)

Thính Cung (Ttr.16)

Ế Phong (Ttu.17)

Trung Chư? (Ttu.3)

Hiệp Khê (Đ.43)

Sườn và dưới sườn

Kỳ Môn (C.14)

Can Du (Bq.18)

Chi Câu (Ttu.6)

Dương Lăng Tuyền (Đ.34)

Chẩm và gáy

Phong Trì (Đ.20)

Thiên Trụ (Bq.10)

Hậu Khê (Ttr.3)

Thúc Cốt (Bq.65)

Lưng, thắt lưng

 

 

 

 

Hậu Môn

Đại Chùy (Đc.14)

Phế Du (D1 - 7)

Can Du (Bq.18)

Vị Du (D8 - L2 Thận Du (Bq.23)

Đại Trường Du (L2 - S4),

Trường Cường (Đc.1)

Bạch Hoàn Du (Bq.30)

Côn Lôn (Bq.60)

Ủy Trung (Bq.40)

 

 

 

Ân Môn (Bq.37)

Thừa Sơn (Bq.57)

Khớp vai

Kiên Ngung (Đtr.15)

Kiên Trinh (Ttr.9)

Khúc Trì (Đtr.11)

Khớp khu?y

Khúc Trì (Đtr.11)

Thu? Tam Lý (Vi.36)

Ngoại Quan (Ttu.6)

Khớp cổ tay

Hợp Cốc (Đtr.4)

Hậu Khê (Ttr.3)

Khớp hông

Hoàn Khiêu (Đ.30)

Huyệt 2 bên L4 - L5

Dương Lăng Tuyền (Đ.34)

Khớp đầu gối

Độc Tỵ

Dương Lăng Tuyền (Đ.34)

Khớp mắt cá

Gia?i Khê (Vi.41)

Khâu Khư (Đ.40)

Thái Khê (Th.3)

 

Trên lâm sàng, cũng còn phải tùy tình trạng sức khỏe, ở người suy yếu, bệnh mạn tính, có thể thêm một số huyệt tăng sức, tăng sự đề kháng như Đại Chùy (Đc.14), Quan Nguyên (Nh.4), Túc Tam Lý (Vi.36).

Nên dè dặt trong việc phối hợp những huyệt có thể xa?y ra những tác dụng trái ngược nhau.

Thí dụ: Không dùng huyệt trị Huyết áp cao như Nhân Nghênh, Thạch Môn... để trị huyết áp thấp.

Không dùng huyệt Bá Hội chung với huyệt Phong Long vì Bá Hội có tác dụng làm co hậu môn.

 
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán