20:14 ICT Thứ bảy, 05/10/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Châm cứu » Châm cứu học

Liên hệ

Tác Dụng Của Huyệt

Thứ hai - 18/07/2011 15:39

1- Tác Dụng Sinh Lý

1.a- Huyệt Là Nơi Sinh Khí Vận Hành Qua Lại

+ Thiên 'Sinh Khí Thông Thiên Luận' ghi: " Ôi từ xưa đến nay, mạng sống con người đều thông với 'thiên', gốc của mạng sống lấy gốc ở âm dương. Trong khoảng trời đất, trong khoảng lục hợp, dù là cửu châu, cửu khiếu, ngũ tạng, thập nhị tiết trong con người, tất cả khí đó đều thông với thiên khí" (TVấn 3, 1, 2). Và theo ý của thiên 'Kinh Biệt' thì cơ thể con người là 'tiểu vũ trụ' ứng với thiên khí, và thiên khí đó thông chuyển vào cơ thể qua các kinh huyệt. Đặc biệt, theo người xưa, huyệt là các lỗ hổng (khổng), để đón nhận sự biến đổi khí hoá của trời đất.

+ Dimitru (Rumani) cho biết: " Nghiên cứu điện trở các huyệt Bá Hội (Đc.20), Phong Trì (Đ.20), Thần Môn (Tm.7), Thiên Trụ (Bq.10) trong những ngày mặt trời yên tĩnh (bức xạ thấp) và nhữnh ngày có các vụ nổ của mặt trời (bức xạ cao) nhận thấy: Vào các ngày có những vụ nổ của mặt trời, điện trở của các huyệt trên cao lên và vào những ngày yên tĩnh thì điện trở của các huyệt đó xuống thấp".

+ Trung-Cốc-Nghĩa-Hùng (Nhật Bản), Niboyer (Pháp) và Học Viện Trung Y Thượng Hải (Trung Quốc) thấy lượng thông điện qua vùng da huyệt biến đổi tuỳ theo trạng thái tâm sinh lý, theo môi trường điện tử, theo các vụ nổ của mặt trời".

1.b- Huyệt Là Nơi Phản Ảnh Trạng Thái Sinh Lý Nội Tạng

+ Học viện Y Học Trung Sơn (Trung Quốc) cho biết: Quan sát điện trở của huyệt Vị Du và Túc Tam Lý trước và sau khi ăn thấy có sự biến đổi rõ rệt".

2- Tác Dụng Bệnh Lý

+ Người xưa khi đặt tên huyệt cũng đã gói ghém 1 vài ý nghĩa gì đó trong tên huyệt. Về bệnh lý cũng thế, nhiều huyệt được đặt tên dựa theo tính chất bệnh lý liên hệ với tác dụng điều trị của bệnh đó: Thí dụ: Phong Môn (cửa của gió), Phong Trì (ao gió).. vì vậy, khi bị cảm, 2 huyệt này thường trở nên đau hơn.

+ Huyệt cũng là nơi xâm nhập của tà khí, lục dâm khi sức đề kháng của cơ thể suy (chính khí suy), khí huyết không điều hoà thì tà khí, lục dâm dễ xâm nhập vào cơ thể qua các cửa ngõ này, vì thế, qua kiểm tra các huyệt, có thể biết được trạng thái bệnh lý của cơ quan tạng phủ có liên hệ (Xem thêm cách chẩn đoán huyệt Tỉnh và huyệt Nguyên).

+ Thẩm-Từ-Phương (Trung Quốc) cho biết: " Đo điện trở trên 300 người bị bệnh gan viêm truyền nhiễm thấy điện trở của kinh Can rất thấp".

3-Tác Dụng Chẩn Đoán

Dựa vào rối loạn cảm giác ở huyệt: đau, nhức, nóng, lạnh... hoặc thay đổi mầu sắc, điện trở... giúp góp thêm trong việc chẩn đoán.

+ Bệnh Viện Thượng Hải cho biết: ở bệnh gan, có 2 đường kinh bị bệnh chủ yếu là Kinh Can và kinh Tỳ.

+ Theo Sziler (Hungary): trên người bị viêm ở phần phụ: quan sát thấy dọc theo đường kinh Bàng Quang nổi lên những mụn mưng mủ.

+ Phượng-Vân-Bằng (Trung Quốc): nơi người đái dầm, ấn vào huyệt Cách Du (Bq.17) thấy nổi lên 1 đường đỏ, nóng, đi từ huyệt Cách Du đếùn huyệt Đại Trường Du (Bq.25) rộng 1, 5 - 2cm, kéo dài 4 - 5 giờ.

+ Flaudin (Pháp): nơi người bệnh ở Can, Thận, Tỳ, khi châm huyệt Tam Âm Giao (Ty.6) thấy nổi lên 3 đường trắng đi theo 3 đường kinh Can, Thận và Tỳ.

+ Trung-Cốc-Nghĩa-Hùng (Nhật Bản) cho thấy: huyệt Tỉnh ở các đường kinh bệnh có sự chênh lệch rõ rệt khi tiếp xúc với nhiệt độ cao so với bên không bệnh. Khi đường kinh đó được điều chỉnh bằng cách châm vào Bối Du Huyệt của kinh đó, độ chênh lệch về cảm ứng với nhiệt độ của huyệt Tỉnh 2 bên không còn nữa.

+ Tachino, Oshikawa (Nhật Bản) quan sát và giải thích: Khi nội tạng có bệnh, những kích thích bất thường từ nội tạng đi vào tuỷ sống rồi phản chiếu ra vùng da cùng tiết đoạn. Hiện tượng thấy rõ nhất mà các tác giả quan sát thấy là phản ứng của động mạch nhỏ ở hạ bì. Những động mạch nhỏ nếu co lại, máu chạy không đều, da ở vùng động mạch chi phối xuất hiện hiện tượng giống như thiếu máu, gây nên sự tiết dịch thành những điểm tròn rõ rệt, đường kính không quá 1, 5 - 2cm, gọi là ‘điểm phản xạ da’, thường chỉ được nhìn thấy qua kính hiển vi, nhưng đôi khi mắt thường cũng nhì thấy được qua dạng các nốt ban.

4- Tác Dụng Phòng Và Trị Bệnh

+ Người xưa, qua kinh nghiệm đã nhận thấy 1 số huyệt có công hiệu 1 cách nhất định đối với 1 số bệnh, vì thế, họ đã đúc kết và truyền đạt lại cho các thế hệ sau: Bụng đau dùng huyệt Túc Tam Lý (Vi.36), bệnh ở lưng chọn huyệt Ủy Trung (Bq.40)...

+ Khoa Sinh Lý Bệnh Viện Trùng Khánh (Trung Quốc) cho biết: gây miễn dịch cho thỏ rồi châm huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) và Quan Nguyên (Nh.4) thấy độ kháng thể trong huyết thanh tăng lên rất nhiều.

+ Đại Học Y Khoa Cát Lâm cho biết: dùg Vaccin Tam Liên Thương Hàn tiêm vào huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) thấy dùng liều tiêm giảm hơn, mỗi lần chỉ cần tiêm 0, 1ml (bằng 1/7 liều tiêm dưới da) thì hiệu quả tan khuẩn nhanh hơn lô chứng, thời gian duy trì dài hơn.

+ Viện Nghiên Cứu Trung Y Thiểm Tây (Trung Quốc) thông báo: Trên động vật, tạo những ổ viêm gây sốt kéo dài, châm huyệt Túc Tam Lý hàng ngày thấy thời kỳ đầu châm nhiệt độ hạ rõ rệt so với lô chứng. Châm liên tục đến thời kỳ cuối của quá trình sốt thì châm không còn tác dụng hạ nhiệt nữa.

+ Cứu đốt sống thắt lưng 5 và huyệt Đại Chuỳ (Đ.14) 3 ngày liền, ngày thứ 4 tiêm chí nhiệt tố để gây sốt, thấy phản ứng của lô châm cứu yếu hơn lô chứng, thời gian cũng ngắn hơn (Viện Nghiên Cứu Trung Y Thiểm Tây - Trung Quốc).

+ Châm huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) trước khi mổ ruột, thấy cơ ruột phục hồi nhanh hơn (Trường Đại Học Quân Y IV Trung Quốc).

+ Viện Châm Cứu Thượng Hải cho biết: cứu huyệt Phong Môn (Bq.12) và Đại Chuỳ (Đc.14) ngừa được cảm cúm.

+ Viện YHCT Hà Nội (Việt Nam) dùng liều nhỏ sinh tố B1 hoặc B12 tiêm vào vùng Dạ Dầy, Lách ở loa tai thấy có tác dụng giúp ăn ngon, qua đó tăng sức đề kháng của cơ thể... Hoặc tiêm Novocain vào huyệt Họng, Amydale ở loa tai để giảm số lần viêm nhiễm ở các vùng này.

 
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán