Lạc huyệt là những huyệt có nhánh nối từ kinh đường kinh này sang đường kinh khác.
Thí dụ: Thiên ‘Kinh Mạch’ ghi: “Kinh thủ Thái âm Phế, khởi từ trung tiêu, đi xuống dưới lạc với Đại trường ...”
Như vậy, giữa 2 đường kinh này có sự liên hệ với nhau, sự liên hệ này thông qua huyệt lạc.
Tác dụng của huyệt Lạc, xin xem ở mục ‘Nguyên Tắc Xử Dụng Huyệt’ trang 78.
BẢNG NGUYÊN - LẠC HUYỆT
KINH | HUYỆT NGUYÊN | HUYỆT LẠC |
Phế | Thái Uyên (P.9) | Liệt Khuyết (P.7) |
Đại Trường | Hợp Cốc (Đtr.4) | Thiên Lịch (Đtr.6) |
Vị | Xung Dương (Vi.42) | Phong Long (Vi.40) |
Tỳ | Thái Bạch (Ty.3) | Công Tôn (Ty.4), Đại Bao (Ty.21) |
Tâm | Thần Môn (Tm.7) | Thông Lý (Tm.5) |
Tiểu Trường | Uyển Cốt (Ttr.4) | Chi Chánh (Ttr.7) |
Bàng Quang | Kinh Cốt (Bq.64) | Phi Dương (Bq.58) |
Thận | Thái Khê (Th.3) | Đại Chung (Th.4) |
Tâm Bào | Đại Lăng (Tb.7) | Nội Quan (Tb.6) |
Tam Tiêu | Dương Trì (Ttu.4) | Ngoại Quan (Ttu.5) |
Đởm | Khâu Khư (Đ.40) | Quang Minh (Đ.37) |
Can | Thái Xung (C.3) | Lãi Câu (C.5) |
Đốc |
| Trường Cường (Đc.1) |
Nhâm |
| Cưu Vĩ (Nh.15) |
Ghi Chú: Mạch Nhâm, mạch Đốc không có huyệt Nguyên nhưng có huyệt Lạc, Lạc của 2 Mạch này là Lạc Dọc chứ không phải là Lạc Ngang.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn