. Là huyệt tập trung khí huyệt nhiều nhất của mỗi đường kinh.
. Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Ngũ tạng có lục phủ, lục phủ có thập nhị nguyên” (LKhu 10, 100).
. Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Thập nhị Nguyên đều xuất ra ở tứ quan” (LKhu 1, 101).
. Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “ Thập nhị Nguyên là nơi mà ngũ tạng bẩm thụ vị khí của 365 tiết” (LKhu 1, 104).
. Nan 62 (Nan Kinh) ghi: “Các huyệt Tỉnh, Vinh của ngũ tạng có 5, chỉ có phủ là có đến 6, thế là thế nào?”.
Cũng Nan 62 giải thích: “ Phủ là Dương, kinh Tam Tiêu lưu hành ở các kinh Dương vì vậy đặt 1 du huyệt là huyệt Nguyên”.
. Dương-Huyền-Tháo khi chú giải Nan thứ 62 cho rằng các huyệt chủa phủ cũng có ngũ du để ứng với ngũ hành nhưng nhấn mạnh: “ Duy chỉ có huyệt Nguyên là huyệt duy nhất tự mình không ứng với ngũ hành (vì vậy được gọi là huyệt Nguyên)”.
. Sách ‘Nan Kinh Đồ Chú’ viết: “Các huyệt Du của 12 kinh là nơi mà Tam tiêu hành khí lưu chuyển, gọi nơi hành khí của kinh Tam tiêu là Nguyên”.
BẢNG NGUYÊN - LẠC HUYỆT
KINH | HUYỆT NGUYÊN | HUYỆT LẠC |
Phế | Thái Uyên (P.9) | Liệt Khuyết (P.7) |
Đại Trường | Hợp Cốc (Đtr.4) | Thiên Lịch (Đtr.6) |
Vị | Xung Dương (Vi.42) | Phong Long (Vi.40) |
Tỳ | Thái Bạch (Ty.3) | Công Tôn (Ty.4), Đại Bao (Ty.21) |
Tâm | Thần Môn (Tm.7) | Thông Lý (Tm.5) |
Tiểu Trường | Uyển Cốt (Ttr.4) | Chi Chánh (Ttr.7) |
Bàng Quang | Kinh Cốt (Bq.64) | Phi Dương (Bq.58) |
Thận | Thái Khê (Th.3) | Đại Chung (Th.4) |
Tâm Bào | Đại Lăng (Tb.7) | Nội Quan (Tb.6) |
Tam Tiêu | Dương Trì (Ttu.4) | Ngoại Quan (Ttu.5) |
Đởm | Khâu Khư (Đ.40) | Quang Minh (Đ.37) |
Can | Thái Xung (C.3) | Lãi Câu (C.5) |
Đốc |
| Trường Cường (Đc.1) |
Nhâm |
| Cưu Vĩ (Nh.15) |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn