(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’ của Lý Văn Lượng, Trung Quốc)
Chu X, nam, 30 tuổi, công nhân xưởng. Cách đây hơn 3 năm, bụng đau ngâm ngẩm ngày đêm, tiêu chảy mỗi ngày 5 -6 lần, đã được điều trị nhiều mà không khỏi. Uống Tứ Thần Hoàn, hơn 100 thang Lý Trung, nhưng bệnh lúc thì dỡ lúc thì nặng mãi không khỏi. Cơ thể gầy còm, sợ lạnh, tay chân lạnh, không muốn ăn uống, ăn xong là tiêu lỏng, chất lưỡi non, rêu trắng dầy, mạch Trầm, Trì, Tế, Nhược. Thuộc chứng Tỳ Thận dương hư, không có sức vận hóa. Tỳ Vị hư thì không tiêu hóa thức ăn, vận hóa tinh vi được. Tỳ Thận dương hư thì âm thủy không hóa, lâu dần thành ra chứng tiêu lúc gần sáng ( canh năm - Ngũ canh tiết tả ), bệnh không dứt sẽ tiến đến hoạt thoát. Trường hợp bệnh này chứng tỏ khí của Tỳ Vị vận hóa bất thường, Vị khí cực hư. Thuộc chứng viêm ruột mạn tính.
Điều trị: Nên bổ hư, ôn trung, sáp trường, cố thoát.
Dùng bài Chân Nhân Dưỡng Tạng Thang (Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Chích thảo 3g, Đương quy 6g, Bạch thược 12g, Nhục quế 6g, Nhục đậu khấu 10g, Mộc hương 6g, Kha tử 12g, Túc xác 6g, Can khương 6g). Sắc uống ngày 1 thang, uống 5 thang, chứng đau bụng và tiêu lúc gần sáng có biến chuyển tốt nhưng ngày vẫn tiêu 1 - 3 lần. Bài thuốc đã có công hiệu. Sau đó, dùng nguyên phương, thêm Phụ phiến 6g, Bổ cốt chỉ 10g, để ôn bổ Thận dương, ích Tỳ, cố thoát. Uống liên tục 10 thang, tay chân trở nên ấm áp, hết tiêu lỏng, đại tiện bình thường, ăn uống tăng lên. Vì vậy, bỏ vị Can Khương, cho uống tiếp 10 thang nữa để củng cố hiệu quả. Hai tháng sau, thăm lại, mọi thứ ùđều tốt.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn