(Trích trong ‘ Thiên Gia Diệu Phương’ của Lý Văn Lượng, Trung Quốc)
Tô X, 45 tuổi. Thình lình bị tiêu chảy, phân ra như nước, một ngày hơn 20 lần. Đã được cho uống rượu thuốc Opii (loại Lục 7hần Thủy), và dùng các vị thuốc như Ô mai, Ngũ bội tử, Sinh mẫu lệ để thu sáp, bên ngoài dùng Cao Khổ Sâm dán lên rốn để cầm ỉa.
Sau khi dùng thuốc, số lần đi lỏng giảm bớt, chỉ còn 6 -7 lần, nhưng vẫn thấy có một vùng lạnh băng khoảng bàn tay ở vùng rốn, bụng vẫn trướng, rốn vẫn đau. Khám thấy mạch Nhu, Hoãn, rêu lưỡi trắng bẩn, chất lưỡi nhạt. Tổng hợp tứ chẩn, thấy đây là trường hợp bệnh phát sinh vào giữa mùa hè, thử thấp làm hại đến Tỳ Vị. Tỳ bị thấp tà bao vây làm cho chức năng vận hóa của nó rối loạn. Thử thấp chạy xuống dưới gây ra bụng trướng, rốn đau, kém ăn và ngực tứ c. Tỳ chủ tứ chi vì vậy thấy chân tay mỏi mệt. Rêu lưỡi trắng bẩn, mạch Nhu Hoãn là triệu chứng thấp nặng. Lưỡi nhạt mà mạch Hư là biểu hiện của Tỳ Hư. Tất cả các chứng trạng trên đều cho thấy Tỳ hư, bị thấp tà bao vây, tương ứng chứng viêm ruột cấp tính.
Cách trị: Vận Tỳ, hóa thấp.
Dùng bài Vị Linh Thang và Tam Nhân Thang Gia Giảm ( Phục linh 15g, Trư linh 9g, Thương truật 9g, Hậu phác 9g, Trạch tả 9g, Quế chi 3g, Cam thảo 6g, Dĩ mễ 9g, Hạnh nhân 9g, Thông thảo 3g, Bạch khấu nhân 6g, Hoạt thạch 9g, Sinh khương 6g). Sắc uống ngày 1 thang. Uống 9 thang, thấy giảm hẳn đau trướng bụng, chỉ còn ỉa 1 -2 lần/ ngày, ăn uống khá hơn nhưng phân chưa thành khuôn. Khám thấy mạch Trầm, Tế không có lực, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, qua đó có thể thấy rằng thủ thấp đã bớt khá nhiều, cần trợ giúp cho Tỳ dương đang bị giam hãm bởi thấp tà ).
Cách trị: Kiện Tỳ, khư thấp, tiêu trướng.
Dùng bài thuốc trên có gia giảm như sau: Bạch sâm 9g, Tiêu truật 9g, Phục linh 9g, Cam thảo 6g, Quảng mộc hương 6g, Trần bì 9g, Dĩ mễ 15g, Quế chi 3g, Tam tiêu thán (tức Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc) 15g, Hậu phác 6g. Uống 2 thang đã thấy bệnh yên, tinh thần tỉnh táo, ăn uống tốt, chỉ còn mệt mỏi, biểu hư, mồ hôi tự ra, cho uống tiếp 3 thang nữa, bệnh khỏi hẳn.
Trường hợp viêm ruột cấp tính này chủ yếu biểu hiện ở việc tiêu lỏng như nước. Đông y cho là Thử thấp bạo tả, vừa là thực, vừa là nhiệt, nên xử lý bằng cách sơ lợi. Tiêu lỏng lâu ngày thiên về hư, hàn, thì lại phải cố sáp. Trường hợp này là bạo tả rõ ràng, dùng lầm thuốc cố sáp, càng uống, bệnh càng nặng. Cần phải thận trọng biện chứng cho đúng thì luận trị mới được.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn