(Trích trong Hạnh Hiên Y Án của Trịnh Quang Tuyên - Trung Quốc)
Vào giữa mùa Hè, cháu bé con ông Dương Điện Thành bị chứng phát sốt, tiêu chảy và tuy đă được điều trị gần 2 tuần nhưng bệnh vẫn không bớt mà hơi thở lại ngắn, tinh thần mê mệt. Tuy thân thể nóng nhưng ban ngày thì nhẹ còn đêm lại nặng hơn, còn tiêu chảy thì ban đêm đi tiêu ít, ban ngày đi tiêu nhiều, tóc khô, xương đầu ở mỏ ác cũng như phía sau chẩm đều lõm xuống, môi và lưỡi cũng đều khô. Tôi nói: "Chứng này là âm dương đều hư. Dương Điện Thành nói rằng cháu bé đã từng được uống các vị thuốc Thạch hộc, Mạch môn (các vị thuốc có tính mát) thì ỉa lại càng nhiều mà ăn cũng không được. Nhưng uống các vị thuốc như Sâm, Bạch Truật ( ôn Tỳ ) thì lại càng nóng nẩy, trằn trọc, miệng cũng khô thêm. Tôi nói: "Dùng như vậy đều không đúng vì bệnh mà cả âm và dương đều hư như vậy thì dùng những vị thuốc phải có tính cương và nhu chung một lúc mới được. Vị Mạch môn có vị ngọt, lạnh (cam hàn) không phải là vị thuốc có thể dùng trong trường hợp dương hư do tiêu chảy lâu ngày gây ra. Vị Bạch Truật, đắng, khô ráo (khổ táo) làm sao có thể dùng vào chứng âm hư khát nước từ lâu nay”. Tôi bèn linh hoạt lập ra phương (bài ) thuốc sau: Thục địa 2g, Phụ tử 0,4g, Câu kỷ 2g, Hoài sơn 2g, Biển đậu 2g, Sơn thù 1g, Thạch chi 1g, Cam thảo 1g, Long nhãn 2g . Sắc uống. Cháu bé uống liên tiếp vài thang thì khỏi .
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn