ĐỖ NHƯỢC 杜 若
Pollia japonica Thunb.
Tên Việt Nam: Thài Lài Trắng.
Tên khác: Đỗ hành (Bản Kinh), Đỗ liên, Nhược chỉ, Bạch liên, Bạch cầm (Biệt Lục), Sở hành (Quảng Nhã), Trảo tử khương (Dược Tính Luận), Sơn khương, Mã đề hương, Thổ hạnh, Hoài hương, Hành vi hương (Thực Vật Học Đại Từ Điển), Đỗ nhược căn, Thỗ lỗ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Pollia japonica Thunb (Pollia japonica Hornst).
Họ khoa học: Commelinaceae.
Mô tả: Có phủ bởi lông tơ, có rễ chùm và rễ phụ. Thân cao 22-66cm, màu trắng xanh nước biển hay vàng rơm, có lông, phủ bởi bẹ lá. Phiến lá dài 3-4cm, rộng 1,5cm hình mũi mác, có lông ráp. Cụm hoa là chùy, các nhánh bên mang 2-3 hoa. Hoa tới 7mm, màu thiên thanh hay trắng. Đài 3, Tràng 3, có hình dạng cà kích thước khác nhau. Nhị 6-5, trong đó có 3 nhị lép. Vòi hình trụ, đầy nhụy 2 môi. Quả nang dài 7mm, rộng 7mm, hình cầu, mỗi ô đựng 5-8 hạt hình thang, màu nâu.
Địa lý: Cây gặp ở một vùng cả hai miền Việt Nam, sống ở nơi ẩm thấp.
Thu hái, sơ chế: Thu hái rễ vào tháng 2-8 phơi khô (Xem: Bào chế).
Phần dùng làm thuốc: Rễ.
Bào chế: Lấy dao cạo bỏ vỏ vàng đỏ ở ngoài củ xắt nhỏ, dùng 3 lớp lục mỏng bọc lại phơi âm can, khi dùng tẩm mật một đêm lọc ra dùng.
Tính vị: Vị cay, Tính ấm, không độc.
Chủ trị:
+ Trị đau thần kinh gian sườn, đau nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, trị hôi miệng.
Liều dùng: 2-12g. Sắc uống.
Kiêng kỵ: Được Tân di, Tế tân rất tốt. Ghét Sài hồ, Tiền hồ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn