CỐC NHA 穀 芽
Fructus oryzae Germinatus.
Xuất xứ: Bản Thảo Cương Mục.
Tên Việt Nam: Mầm mạ, Mầm non của lúa.
Tên khác: Đạo nghiệt (Cương mục), Sinh cốc-nha, Trán cốc-nha, Nghiệt mễ.
Tên khoa học: Fructus oryzae Germinatus.
Họ khoa học: Poaceae.
Mô tả:Mầm mạ hay Cốc nha là quả (thường gọi nhầm là hạt) đã lên mầm của cây lúa (Oryza sativa L Var, Utolissima), ngoại quốc thường dùng lúa Mạch hay Đại mạch (Hordeum sativum Jess Var Vulgare Hack) ở Việt Nam không có nên dùng các loại thóc thuộc họ lúa đều đươc. Lúa (Oryza sativa Linn) là loại cỏ sống hàng năm, thẳng đứng, bò dài hay sống ngập được trong nước. Thân dài 0,6-1,5m, đốt nhẵn, bóng và xa cách nhau. Lá phẳng, hình dải, nhọn đầu, ráp trên cả bề mặt lẫn mép lá, dài 30-60cm, bẹ lá nhẵn, mép ráp, tai có lông mi, lưỡi bẹ dài, ráp hình mũi mác, chẻ đôi. Cụm hoa là chùy thưa, thẳng, hẹp, đầu hơi cong xuống, dài 15-30cm. Cuống chung lớn, có rãnh, ráp. Bông nhỏ hình bầu dục, thuôn, có phún ( ở loài mọc hoang) hay không (ở loài gây trồng). Mày thuôn hình mũi mác, nhọn nguyên hay chia răng ở đỉnh. Mày hoa khá dài, dai, màu hồng, vàng hay hơi tím, có lông mi cứng, phún rất dài. Bầu có vòi nhụy ngắn, 2 đầu nhụy có lông thò ra ngoài bông nhỏ. Quả thuôn, hẹp bao trong mày hoa, nhiều bột. Lúc có 2 thứ chính là lúa Tẻ và lúa Nếp (Oryza sativa Linn Var utilissima A, Camus, Oryza sativa Linn Var glutinosa Tanaka).
Địa lý: Cây được trồng khắp Việt Nam làm lương thực chính.
Phần dùng làm thuốc: Hạt có mầm.
Mô tả dược liệu: Hạt thóc sau khi trổ mầm phơi khô để dùng. Cốc nha thể hiện dạng bột màu vàng hoặc xám vàng hình bầu dục dài dẹt hai đầu nhọn. Vỏ trấu có cạnh dọc rõ ràng đầu trước giữ lại mầm cong vùng góc có rễ phụ dài ngắn bất định mặt vỡ mụn be6n trong quả dĩnh màu xám trắng chất bột. Loại hạt khô chắt cứng có mầm, mầm mọc đều còn đủ, không ẩm mốc nát là tốt.
Kiêng kỵ: Người có thai hoặc đương thời kỳ cho con bú thì không nên dùng vì sẽ mất sữa.
Bảo quản: Cốc nha rất dễ mốc, mọt. Để nơi khô mát, đựng lọ kín.
Tác dụng: Kiện tỳ khai vị, hạ khí, hòa trung, tiêu thức, hóa tích, bổ tỳ, lợi Phế.
Tính vị, : Vị ngọt, tính ấm, không độc.
Chủ trị: Trị ăn không tiêu, không muốn ăn, cam tích. Phù do thiếu sinh tố B
Liều dùng: Từ 6- 18g.
Bào chế: Muốn có thóc nảy mầm chỉ cần đãi thóc sạch đất cát, ngâm nước cho ẩm, sau đó cho vào thùng rá ủ kín, thỉnh thoảng rưới nước để giữ độ ẩm đều, sau vài ngày hạt thóc nảy mềm đều, khi một số mầm bắt đầu xanh thì lấy ra đồ chín rồi phơi khô để nguyên hoặc tán nhỏ sảy hết trấu mà dùng.
Tham khảo: Chất hơi bốc lên bởi nước nấu chưng Cốc nha đọng lại trên nắp chảy đọng xuống gọi là “Cốc nha lộ” có vị ngọt, mặn, không độc, dùng để làm mạnh tỳ, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, hòa trung, sinh tân dịch, ích nguyên khí. Ăn không ngon sau khi bệnh, tân dịch chưa khôi phục nên thay thế trà uống (Xem thêm: Đại mạch).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn