CÙ CỐC 駒 鵒
Acridotheres cristellus Gm.
Tên Việt Nam: Sáo sậu, Cù cốc, Cù dục, Sáo.
Tên khác: Cú cốc (Châu Lễ), Bát bát (Quảng Nhã), Bát ca (Bản Thảo Cương Mục), Hàn cao (Vạn Hoa Thuật).
Tên khoa học: Acridotheres cristellus Gm.
Họ khoa học: Stumidae (Sáo).
Mô tả: Sáo là loài chim nhỏ hay trung bình, có chân khỏe, cánh nhọn, sống ở các vùng ôn đới và nhiệt đới Âu Á. Phi. Ở Việt Nam có loài sáo Mỏ ngà (Acridotheres cristatellus Brevipennis) là một trong những loài chim phổ biến nhất ở nước ta, sống khắp nơi, ở núi rừng cũng như đồng ruộng, thành phố. Mỏ màu trắng ngà. Bộ lông đen, có đốm trắng, có 2 cánh. Trán có mào lông nhỏ. Thường kiếm ăn theo các đàn Trâu bò, bắt sâu bọ, ruồi muỗi. Người ta thường cắt chót lưỡi của nó để dạy nó nói, có thể giả được các tiếng chim khác.
Phân biệt: Họ sáo còn cho các con: Sáo mỏ vàng (Acridotheres Grandis) tương tợ loài trên, nhưng mỏ vàng, chân vàng và mào trán dài hơn-Sáo nâu (Acridotheres Tristis) đầu và cổ đen. lưng ngực và hai bên sườn màu nâu, chung quanh mắt có da màu vàng. Mỏ vàng, chân vàng-Sáo đá (Sturnia Sinensis) còn gọi là Bạch đầu ông có bộ lông xám và trắng. Mỏ xám. Làm tổ ở hốc cây, hốc đá. Đi kiếm ăn từng đôi hoặc từng đàn - Sáo lụa (Sturnus Cineraceus): Di chú đông về Việt Nam. Đi kiếm ăn từng đàn đông hàng mấy trăm con khắp nơi, ngay cả thành phố. Yểng hay nhồng (Gracula Religiosa) lớn hơn các loài sáo trên, có mỏ đỏ và mào da vàng tươi ở gáy. Làm tổ trong hốc cây. Yểng là loài chim có khả năng nói giỏi nhất. Sáo sậu hay Cà cưởng (Gracupia Nigricollis) có đầu trắng cổ đen, mình xám, cánh trắng và đen. Mỏ nâu đen. Quanh mắt có da vàng tươi. Thường sống từng đôi hoặc đàn nhỏ, kiếm ăn ở mặt đất bờ ruộng, ăn giun, sâu bọ.
Chọn dùng: Vào tháng chạp.
Phần dùng làm thuốc: Thịt xương.
Tính vị: Vị ngọt, tính bình, không độc.
Chủ trị: Cầm máu, trĩ, nướng ăn hoặc tán bột uống.
Sáo còn cho mắt gọi là Cù cốt mục tình. Trị được sáng mắt, mờ mắt như thấy sương. Trộn với nước sữa tán nhỏ vào mắt.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn