19:17 ICT Chủ nhật, 08/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Cây thuốc - Vị thuốc

Liên hệ

CỦ NHƯỢC 蒟 蒻

Thứ tư - 02/03/2011 18:55
Cây có thân củ lớn hình cầu lõm, có khi bằng quả bí đỏ nhỏ. Lá chia làm 3 nhánh, các nhánh lại phân đôi, phiến lá xẻ lông chim sâu, các thùy cuối hình quả trám thuôn

CỦ NHƯỢC   蒟 蒻

Araceae.

Tên Việt Nam: Khoai nưa, củ Nưa, Khoai na, củ Ngà.

Tên khác: Nhược đầu (Khai Bảo Bản Thảo) Qủy vu (Bản Thảo Đồ Kinh), Qủy đầu (Bản Thảo Cương Mục).

Tên khoa học: Araceae.

Mô tả: Cây có thân củ lớn hình cầu lõm, có khi bằng quả bí đỏ nhỏ. Lá chia làm 3 nhánh, các nhánh lại phân đôi, phiến lá xẻ lông chim sâu, các thùy cuối hình quả trám thuôn, nhọn đầu, cuống lá tròn, có thể dài gần 1m, nhẵn, màu lục nâu, có điểm chấm trắng. Cụm hoa có mo lớn, phần ống mo có màu lục nhạt, điểm các vết lục thẩm, ở phía mép màu hung tím, phần phiến rộng hơn, mép lượn sóng, uốn cong lại, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu đỏ thẫm như tiết. Trục hoa dài gấp đôi mo. Phần mang hoa cái hình trụ, ngắn nhất (6cm), phần hoa đực dài hơn (8cm) và phần cuối trục dài gấp 3- 4 các phần trên (20-25cm) hình nón dài, gốc to. Hoa không có bao hoa. Hoa đực có nhị rời. chỉ nhọ rất ngắn, bao phấn dài gấp đôi chỉ nhị. Hoa cái có bầu hình trứng, vòi nhụy dài bằng bầu, đầu nhụy hình đĩa. Quả mọng Hạt không nội nhũ. Hoa rất thối.

Phân biệt: Xem cây củ Nưa (Arisaemaconsanguineum Schott).

Địa lý: Mọc hoang dại các rừng thưa, thung lũng núi đá vôi, có nơi trồng để lấy củ ăn hoặc nuôi heo.

Thu hái: Thu hoặc vào tháng 9-11

Phần dùng làm thuốc: Củ.

Bào chế:

(1) Bỏ vỏ đi, cho nước tro vào đun sôi 5-7 lượt, xắt từng lát làm thức ăn hoặc muốn hết ngứa phải nấu với vôi.

(2) Cạo sạch đồ chín phơi khô, khi dùng ngâm cho mềm, xắt lát mỏng ngâm nước phèn chua và gừng sao thơm cho hết ngứa.

(3) Theo kinh nghiệm của quần chúng, vị này nấu với Thạch hôi để giảm bớt chất độc, chế thành bột củ Nưa gọi là Củ nhược phấn có thể dùng để ăn hoặc có thể gây rượu.

Tác dụng: Giải độc, tiêu sưng

Tính vị: Vị cay, tính lạnh, có độc.

Chủ trị:

+   Trị ung thư sưng (như ung thư gan), lao hạch cổ, đinh nhọt sưng độc, chảy nước.

Liều dùng: Dùng từ 15-30g

Bộ phận độc và chất độc: Toàn cây có chất gây ngứa.

Triệu chứng ngộ độc: Đau rát lưỡi, họng sưng đỏ.

Giải độc: Cho uống giấm loãng, lòng trắng trứng gà hoặc nước chè đặc. Kinh nghiệm dân gian thì dùng dấm, thêm nước ép gừng tươi để uống hoặc ngậm. Nếu trúng độc nặng khó thở thì phải chuyển đến bệnh viện.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

.Trị sưng do ung thư, lao hạch, mỗi lần dùng 30g, sắc lâu quá 2 giờ, lấy nước uống bỏ bã để tránh trúng độc (Kinh Nghiệm Dân Gian).

.Giã nát, dán nơi chỗ rắn cắn hoặc đinh nhọt nhưng thời gian dùng thuốc không thể quá dài (Kinh Nghiệm Dân Gian).

. Giã nát, bỏ vào trong miếng đậu hũ tươi (khuôn đậu) đắp bên ngoài để trị đơn độc (lưu hỏa, viêm quầng) (Kinh Nghiệm Dân Gian).

+ Bào chế để giảm chất độc, dùng củ Nhược sống 10g, Ô dầu 1 g, Phụ tử 1g, sắc 600ml nước còn 100ml, chia nhiều lần uống trong ngày, nếu không bào chế phải sắc kỹ mới dùng và cần phải theo dõi (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán